Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 29 April 2019

New York Times ca ngợi kỳ quan Sơn Đoòng





Tác giả David W.Lloyd mô tả, những ngày khám phá Sơn Đoòng là chuỗi thời gian phiêu lưu thú vị nhất trong cuộc đời ông.
Men theo suối Rào Thương mát lạnh vào một buổi chiều tháng 6 oi ải, chúng tôi tiến tới phía lối vào bao la của hang Én, Quảng Bình. Trong hang, bóng tối bao phủ, chúng tôi phải dùng loại mũ của những người thợ mỏ để bước vào khám phá. Sau khi đi một đoạn khá dài, chúng tôi gặp một vách núi. Phía trên đó là động chính.
Sau khi trải qua một chặng đường cheo leo và vất vả, chúng tôi đã nhận được một món quà xứng đáng. Cảnh tượng nơi đây thật khiến người ta phải kinh ngạc. Những chùm sáng buông xuống từ vòm cao trên đỉnh, chiếu sáng bãi cát vàng dưới chân chúng tôi. Xa xa, một hồ nước màu xanh ngọc nằm đó và lặng yên như tờ.  Không gian trong động đủ lớn để chứa đủ một chiếc Boeing 747.

New York Times ca ngoi ky quan Son Doong hinh anh 1 David W.Lloyd mô tả trong hang Én có cả một bãi biển (Ảnh: David W.Lloyd).
David W.Lloyd mô tả trong hang Én có cả một bãi biển.
Nhóm mang đồ đi trước chúng tôi đã ở đó. Một số người đang hạ trại, một số khác thì đang chuẩn bị bữa tối. Những ngọn gió đùa vui với ánh lửa chập chờn mang theo một mùi hương dễ chịu, mùi của nước.
Chuyện là...
Cách đây hai hôm, tôi đã ngồi ăn tối với Howard Limbert, một chuyên gia về hang động. Người đàn ông 57 tuổi này đã bỏ công việc ổn định tại Anh và cống hiến cuộc đời mình để khám phá các hang động tại Việt Nam. Limbert đã hào hứng kể về những cuộc thám hiểm nghiên cứu của ông vào những năm 1990 để lập bản đồ và đo hang Én cùng các hang động khác trong khu vực. Ông cam đoan với tôi rằng, bằng cách đi bộ đến hang Én, tôi sẽ được tận hưởng một trong những cuộc phiêu lưu thú vị nhất trong đời. Khi đứng tại đây, ngắm nhìn cảnh vật trước mặt và chiêm nghiệm lại chặng đường vất vả đã trải qua, tôi ông nhận ra rằng ông đã nói đúng.
Limbert cùng vợ và các cộng sự tại Hiệp hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện ra hang Én. Động lớn nhất tại đây là động Sơn Đoòng, là một trong những hang động lớn nhất thế giới. Năm ngoái, Sơn Đoòng bắt đầu đón nhận một lượng khách du lịch rất hạn chế tới khám phá, tham quan.
Trong Sơn Đoòng, hệ thống thực vật phát triển mạnh. Những cây cao hàng trăm mét vươn dài để đón ánh sáng. Cảnh tượng càng thêm đặc sắc với sự hiện diện của những khối nhũ đá khổng lồ cùng những loài vật hoang dã như khỉ, chim mỏ sừng và cáo bay. Tuy nhiên, một chuyến khám phá Sơn Đoòng trong 6 ngày trị giá 3.000 USD và số vé này đã được đặt hết cho đến năm 2015.

New York Times ca ngoi ky quan Son Doong hinh anh 2 Đoàn của David W.Lloyd bắt đầu tiến vào Sơn Đoòng.
Đoàn của David W.Lloyd bắt đầu tiến vào Sơn Đoòng.

Dù vậy, ngoài Sơn Đoòng, các hang động khác ở gần đó cũng rất thú vị và giá cả phải chăng. Hang Ken với thác nước bạc và những nhũ đá lung linh được tạo ra qua hàng ngàn năm. Tôi đã quyết định tới hang Én theo lời khuyên của Limbert bởi ở đây, tôi sẽ được tận hưởng một cuộc hành trình cực kỳ mạo hiểm và có cơ hội cắm trại bên trong động chính khổng lồ.
Tour du lịch hang Én là một chuyến đi dài ngày và vất vả
Để đến được động Thiên Đường cũng như các hang động khác, chúng tôi phải trải qua 12h trên xe lửa từ Hà Nội.
Chuyến thám hiểm của tôi bắt đầu tại thị trấn Phong Nha, một điểm dừng chân cho các du khách trước khi tới khám phá Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Trước khi động Thiên Đường được đưa vào khai thác vào năm 2011, đây là một khu vực nghèo khó. Thu nhập chủ yếu của người dân đến từ công việc nuôi trồng, đánh bắt cá và săn bắn.
Limbert và tôi đã dùng bữa tại nhà hàng Phong Nha, một nhà hàng nằm trên một con đường chính của thị trấn. Ông gọi một loạt các món ăn. Nào là sườn nướng, nào là rau xào tỏi, nào là thịt bò xào dứa,… Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện. Limbert kể về hành trình của ông vào đầu những năm 1990.
Limbert nhớ như in hình ảnh của vợ ông Deb, đứng trên tảng đá, bồng súng máy rỉ sét trong tay. "Đó là vào năm 1990," ông nói. "Bạn gần như không thể đặt chân xuống mà không giẫm chân trên tàn tích của chiến tranh. Có súng, vỏ đạn và vỏ bom ở khắp mọi nơi. "

Sau bữa tối, chúng tôi đạp xe về nhà khách dọc theo con đường tối đen như mực. Nơi đây không có đèn đường. Tiếng trò chuyện phát ra từ những ngôi nhà nhỏ. Những ngôi nhà ở đây chỉ là những ngôi nhà cấp 4 hoặc những ngôi nhà tạm. Ngoài ra, nơi đây chỉ có những tiếng côn trùng. Bỗng nhiên, một cậu bé nhỏ xuất hiện và bám lấy xe của tôi. Limbert mỉn cười và nói: “Ở đây, đó là chuyện thường”.
Chúng tôi tới nghỉ tại nhà của ông Hồ Khánh, một trong những người đã phát hiện ra lối vào động Sơn Đoòng vào năm 1990. Sau đó, ông đã dẫn Limbert và những thành viên khác của nhóm nghiên cứu tới Sơn Đoòng. Trước khi chia tay, Limbert nói rằng chuyến đi tới hang Én là một trong những điều tuyệt vời nhất tại Việt Nam.
New York Times ca ngoi ky quan Son Doong hinh anh 3 Đoàn khách cắm trại trong hang (Ảnh: David W.Lloyd).
Đoàn khách cắm trại trong hang.

Sáng hôm sau, tôi đến văn phòng của công ty lữ hành Oxalis và gặp một số bạn trẻ người Australia. Sau khi được trang bị những đồ dùng cần thiết, chúng tôi lên xe tiến tới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Trước khi tiến vào bên trong, chúng tôi phải đi qua một trạm kiểm tra. Tại đây, du khách hoàn toàn có thể tiến vào bên trong mà không cần nhờ tới hướng dẫn viên nhưng sẽ không được phép leo núi. Chiếc xe băng qua những lùm cây cối rậm rạp, đường rất dốc và xóc. Hướng dẫn viên của chúng tôi là một chàng trai trẻ tên là Hoàng Thái Bình, anh đã giúp chúng tôi rất nhiều trên chặng đường khó khăn đó.
Khi xuống đến chân thung lũng, chúng tôi dừng lại bên một dòng suối và hưởng thụ bóng mát dưới một tán cây cao vút. Chúng ngồi trên một tảng đá trong khi nhóm khuân vác dỡ đồ xuống. Từng giọt mồ hôi nhỏ xuống. Chúng tôi dập tắt cơn khát của mình bằng những ngụm nước mát lạnh. Bình tiến lại gần và nói: “Tất cả mới chỉ là bắt đầu. Hãy chờ đến khi các bạn cố gắng leo lên”.
Khi sức lực đã trở lại, chúng tôi bắt đầu men theo suối Rào Thương, tiến tới hang Én. Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp những đàn bướm đang tung tăng bay lượn trên mặt nước. Nơi đây, hệ thống động thực vật vô cùng phong phú. Hướng dẫn viên của chúng tôi nói rằng người ta dễ dàng bắt gặp những con hổ đi lang thang trong rừng sâu; những đàn quạ, đàn dơi nối đuôi nhau phía chân trời, khi hoàng hôn buông xuống; loài voọc Hà Tĩnh hiếm gặp cũng xuất hiện tại đây.
Sau một giờ đi bộ, chúng tôi tới Bản Đoòng, một ngôi làng nhỏ của người Vân Kiều nằm giữa bốn bề núi non heo hút và gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Trưởng làng đã đi vắng vài ngày nhưng vợ của ông vẫn ở nhà. Bà nồng nhiệt tiếp đón chúng tôi trong khi một vài đứa trẻ đang quấn lấy chân bà.
Thông qua những lời phiên dịch của Bình, chúng tôi biết được trong số hàng chục các dân tộc ở Việt Nam, người Vân Kiều ở đây là những người nghèo nhất. Sau khi nghe những câu chuyện, chúng tôi đã khuyên bà nên rời khỏi nơi đây, tới một nơi khác để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, sau khi nghe, nụ cười trên môi bà biến mất. “Ở đây, chúng tôi có đất. Chúng tôi không thể trồng lúa nhưng có thể trồng ngô, trồng cây ăn quả, câu cá và đi săn. Nếu chúng tôi rời đi, thì chúng tôi có thể đi đâu?”, vợ của trưởng làng nói.
Sau khi vào sâu trong hang động, đi theo suối Rào Thương và leo lên đến điểm dừng chân, chúng tôi cắm trại kiểu “bãi biển”.
Trên độ cao 122 m, cảnh tượng thật ngoạn mục. Không gian ở đây lớn đến mức có thể chứa vừa cả bức tượng Nữ thần Tự do. Nhìn xuống dưới, những đứa trẻ đang lấy tổ yến.

New York Times ca ngoi ky quan Son Doong hinh anh 4 Hang Én.
Hang Én.
“Họ đang lấy những thứ đó về nhà để làm thức ăn. Đó là những chú chim mới nở và không thể bay. Chúng rất dễ rơi từ tổ xuống. Thời điểm này trong năm, những chú chim tương đối dễ kiếm. Nhưng khi chúng không rơi xuống, những đứa trẻ sẽ trèo lên, dùng những mánh khóe để lấy chúng trực tiếp từ trong tổ. Khi chúng tôi xuống tới phía dưới, những đứa trẻ tự hào khoe những con yến mà chúng bắt được trên những vạt áo thun.
Sau khi trải qua một cuộc thám hiểm thú vị, chúng tôi cảm thấy đói cồn cào và trở lại trại. Hoàng hôn đã buông xuống. Chúng tôi trút bỏ bộ đồ và ngâm mình trong làn nước màu xanh ngọc trong khi những người khác chuẩn bị bữa tối.
Chúng tôi đã có một bữa tối tuyệt vời với những món đặc sản của địa phương. Trước khi bắt đầu, chúng tôi cùng nhau nâng cốc chúc mừng một ngày thành công. Limbert đã cảnh báo rằng rượu địa phương là mối nguy hiểm lớn nhất đối với những người khám phá hang động. Tuy nhiên, những người khuân vác cố nài chúng tôi dùng thử một chút. “Chỉ một ly, không hơn”, họ nói.
Sau khi đã no say, chúng tôi trở về lều. Tôi vén cửa sổ của túp lều lên với hy vọng có thể nhìn thấy một con cáo bay lượn qua.
Sáng hôm sau, chúng tôi tỉnh dậy và dùng bữa sáng với bánh mỳ Việt Nam. Sau đó, chúng tôi ra khỏi hang và quay lại Bản Đoòng như cái cách mà chúng tôi đã rời đi. Trưởng bản đã trở về. Chúng tôi mua một ít mật ong rừng tại nhà của ông. Khi trả giá, vợ trưởng bản cười và nói rằng họ sẽ rất vui chúng tôi nên trả thêm 3 bảng Anh (khoảng 100.000 VNĐ) so với cái giá mà chúng tôi đưa ra. Và chúng tôi đồng ý. Bình nói rằng số tiền mà chúng tôi đã chi thêm rất lớn đối với những người Vân Kiều này.
Tối muộn hôm đó, khi trở về Phong Nha, tôi và những người bạn đồng hành trong chuyến du lịch đã ghé vào một quán ăn bên đường. Trong bữa tối đó, chúng tôi nhớ lại những gì vừa trải qua. Trải nghiệm này tuyệt vời hơn cả những trải nghiệm tại Sapa hay Vịnh Hạ Long.

New York Times ca ngoi ky quan Son Doong hinh anh 5 Những người dân bản địa giặt quần áo ngay trên sông (Ảnh: David W.Lloyd).
Những người dân bản địa giặt quần áo ngay trên sông.

Qua trải nghiệm này, tôi nghĩ, du lịch ở đây có lẽ sẽ phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần phải bảo vệ nơi này. Vợ chồng Limbert cũng nghĩ vậy.
Đó là lý do tại sao, họ cùng công ty Oxalis lại phát triển lĩnh vực thám hiểm tại hang động khác và hạn chế số người tới Sơn Đoòng để đảm bảo rằng sự quá tải sẽ không tàn phá nơi đây. Hang Én và Sơn Đoòng đều nằm trong quần thể tự nhiên thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một trong những khu vực được UNESCO công nhận. Nơi đây thực sự cần được con người bảo vệ để tránh khỏi các tác nhân tới từ bên ngoài. (Dự án cáp treo tới Sơn Đoòng).
Limbert vừa thận trọng, vừa lạc quan nói: "Điều đó không phải dễ dàng và sẽ có nhiều thách thức...”
http://vov.vn/van-hoa/du-lich/new-york-times-viet-ve-ky-quan-son-doong-362065.vov
VOV VN



No comments:

Post a Comment