Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 29 April 2019


USCIRF: ‘vi phạm tự do tôn giáo ở VN tiếp tục có khynh hướng tiêu cực’


USCIRF ra phúc trình thường về tự do tôn giáo quốc tế 2019 hôm 29/4/2019 ở thủ đô Washington.
Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) hôm 29/4 ra phúc trình thường niên năm 2019 nhấn mạnh rằng tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục “có khynh hướng tiêu cực” và “tình trạng chung của các nhóm tôn giáo xấu đi trong năm 2018.”
Ông Tenzin Dorjee, Chủ tịch Uỷ ban USCIRF, nói với VOA hôm 29/4 tại buổi họp báo ở thủ đô Washington.
Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan ngại về tự do tôn giáo.
Ông Tenzin Dorjee.
“Chúng tôi tiếp tục yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan ngại về tự do tôn giáo.”
Dựa vào các vấn đề “vi phạm tự do tôn giáo một cách có hệ thống, tiếp diễn và trầm trọng,” USCIRF môt lần nữa cho là Việt Nam trong năm 2019 đáng được đưa trở lại vào danh sách “các quốc gia đáng quan ngại,” hay còn gọi là CPC, như Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) đã đề nghị điều này hàng năm kể từ năm 2002.
“Các cộng đồng ở các vùng nông thôn của một số tỉnh thành, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, đối mặt với nhiều vi phạm tự do tôn giáo nặng nề,” phúc trình tự do tôn giáo năm 2019 của USCIRF viết.
“Trong năm 2018, chính quyền tiếp tục đàn áp trên diện rộng các lãnh đạo tôn giáo, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động ôn hòa, và những người chỉ trích khác trên toàn quốc, đặc biệt là để đáp trả lại những cuộc phản đối diện rộng chống lại Luật An Ninh mạng mới hà khắc và dự luật về đặc khu kinh tế,” theo phúc trình của USCIRF.
Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch USCIRF, hôm 29/4, nhận định với VOA về các vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam.
“Chúng tôi rất quan ngại về Luật về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo có hiệu lực vào ngày 1/1/2018 của Việt Nam. Luật này cũng khép lại các cơ hội, dù không rõ ràng, đối với nhóm tôn giáo độc lập trước đây đã hoạt động, bằng cách đặt ra ngoài vòng pháp luật những nhóm tôn giáo không đăng ký, và vì vậy hiển nhiên khiến cho việc hành đạo và hoạt động tôn giáo ôn hòa trở nên bất hợp pháp.”
Phúc trình 2019 của USCIRF về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Phúc trình 2019 của USCIRF về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Phúc trình của USCIRF cũng đơn cử trường hợp chính quyền tỉnh Lâm Đồng sách nhiễu Chánh sự trị Cao Đài Hứa Phi.
“Vào tháng 6, sau khi nhà chức trách địa phương xử phạt Hứa Phi—chánh trị sự Cao Đài độc lập—vì các hoạt động tôn giáo của ông, những người mặc thường phục đột nhập vào nhà ông, tấn công, và cắt râu ông.”’
Từ Lâm Đồng, Chánh trị sự Hứa Phi nói với VOA:
“Chúng tôi thường xuyên bị công an Cộng sản Việt Nam đưa giấy mời và ghép tôi vào tội chống đối nhà nước.”
Chúng tôi thường xuyên bị công an Cộng sản Việt Nam đưa giấy mời và ghép tôi vào tội chống đối nhà nước.
Chánh trị sự Hứa Phi.
Báo cáo viết về các hoạt động tôn giáo của Phật giáo Hòa Hảo không được công nhận: “Nhà chức trách địa phương ở tỉnh An Giang ngăn chặn các tín đồ của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, không cho họ tổ chức các ngày lễ quan trọng, gồm tổ chức Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ, bằng cách dựng lên các rào cản và các chốt kiểm soát tạm thời.”
Báo cáo nêu trường hợp “nhóm quân nhân Cờ Đỏ” được chính quyền hậu thuẫn ở Nghệ An: “Không giống như những tên côn đồ mặc thường phục, nhóm Cờ Đỏ được tổ chức, không giả danh là một nhóm phá phách ngẫu nhiên; nhóm này liên quan chặt chẽ với—và đôi lúc làm theo chỉ thị của nhà chức trách địa phương.”
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia đáng quan ngại CPC từ năm 2004 đến 2006.
Mặc dù Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách CPC vào năm 2006, UCIRF nhận định rằng chính phủ Việt Nam vẫn “tiếp tục đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo—cho dù có một ít cải thiện khiêm tốn —và tình hình tự do tôn giáo nói chung vẫn bị bóp nghẹt kể từ lúc đạt được một số tiến bộ ngắn hạn khi nằm trong danh sách CPC.

Diễn đàn Facebook

 https://www.voatiengviet.com/a/uscirf-vi-pham-tu-do-ton-giao-o-vn-tiep-tuc-co-khuynh-huong-tieu-cuc/4896004.html

 

No comments:

Post a Comment