Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 30 April 2019

THE GLOBE & THE WORLD * WIKIPEDIA

Trái Đất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Trái Đất Ký hiệu thiên văn học của Trái Đất
Hình ảnh Trái Đất nhìn từ tàu Apollo 17 ngày 7 tháng 12 năm 1972.
Bức ảnh Viên Bi Xanh nổi tiếng, chụp từ Apollo 17
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000[note 1])
Bán trục lớn 149 597 887 km hay 1,00000011 AU.
Chu vi 940 × 106 km hay 6,283 AU.
Độ lệch tâm 0,01671022
Cận điểm 147 098 074 km hay 0,9832899 AU.
Viễn điểm 152 097 701 km hay 1,0167103 AU.
Chu kỳ 365,25696 ngày hay 1,0000191 [[năm]].
Chu kỳ biểu kiến không áp dụng.
Vận tốc quỹ đạo:
 - trung bình 29,783 km/s.
 - tối đa 30,287 km/s.
 - tối thiểu 29,291 km/s.
Độ nghiêng 0,00005° đối với mặt phẳng hoàng đạo hay 7,25° đối với xích đạo Mặt Trời.
Kinh độ điểm mọc 348,73936°.
Góc cận điểm 114,20783°.
Tổng số vệ tinh 1 – (mặt trăng)
 
Đặc điểm của hành tinh
Đường kính:
 - tại xích đạo 12756,28 km.[1]
 - tại cực 12713,56 km.[2]
 - trung bình 12742,02 km.[3]
Độ dẹp 0,0033528[1]
Chu vi vòng kính:
 - tại quỹ đạo 40075 km.
 - qua hai cực 40008 km.
Diện tích
toàn bộ bề mặt 510 072 000 km².[4][5][6]
đất 148 940 000 km²(29,2%)
nước 312 369 000 km²(70,8%)
Thể tích 1083,2073 × 109 km³.
Khối lượng 5973,6 × 1021 kg.
Tỉ trọng 5,5153 g/cm³.
Gia tốc trọng trường tại xích đạo 9,780327 m/ hay 0,99732 Gee.[7]
Vận tốc vũ trụ cấp 2 11,186 km/s.
Chu kỳ tự quay 0,99726968 ngày hay 23,934 giờ.[8]
Vận tốc tự quay tại xích đạo 1674,38 km/h.
Độ nghiêng trục quay 23,439281°.
Xích kinh độ cực bắc 0° (0 h 0 m 0 s)
Thiên độ cực bắc 90°
Hệ số phản xạ 0,367[9]
Nhiệt độ bề mặt: - tối thiểu - trung bình - tối đa 185 K 287 K 331 K
Áp suất khí quyểntại bề mặt 101,3 kPa
 
Cấu tạo của khí quyển
Đạm khí (N2) 78,08%
Dưỡng khí (O2) 20,95%
Argon (Ar) 0,93%
Thán khí (CO2) 0,038%
Hơi nước (H2O) 1% (thay đổi theo điều kiện thời tiết)[9]
Trái Đấthành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượngmật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh"[note 2] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[13] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[14][15][16][17] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[18] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[19]
Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác ngoại trừ sao Hỏa là có nước bị đóng băng ở hai cực.[note 3][note 4] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[20] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.[23]
Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[note 5] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[24] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.
Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng.






















No comments:

Post a Comment