Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 29 April 2019

Nỗ lực cải tổ quân đội của Tập Cận Bình để thay thế Mỹ tại Châu Á

  • 26 tháng 4 2019
  • Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị Châu Á của Mỹ
    "Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cải tổ lại Quân đội Nhân dân Trung Hoa thành một lực lượng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với quân đội Hoa Kỳ - thậm chí vượt mặt ở một số lĩnh vực.
    Chiến thắng của Hoa Kỳ trước Trung Quốc trong một cuộc chiến khu vực không còn được đảm bảo."
    Đó là nhận định theo bài phân tích mới nhất David Lague và Benjamin Kang Lim của Reuters, đánh giá lại những nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc thâu tóm và phát triển Quân đội Nhân dân Trung Hoa để tìm cách thay thế Mỹ thành gã khổng lồ về quân sự tại Châu Á.
    Bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đang thay thế Mỹ thành gã khổng lồ quân sự tại châu Á như thế nào?" đặt vấn đề, nhưng chưa trả lời được phần "như thế nào". Dầu vậy, cũng đưa ra được nhiều thông tin, chi tiết đáng chú ý.
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Lực lượng diễu binh chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Quân đội Giải phóng Nhân dân Hồng Kông (PLA) cho một trong những sự kiện kỷ niệm 20 năm thành phố được gửi trả từ Anh về Trung Quốc hôm 30/6/2017

    Tập Cận Bình muốn chấm dứt sự thống trị Châu Á của Mỹ

    "Hoa Kỳ có thể thua," cựu Đô đốc Hoa Kỳ Gary Roughead, người từng nắm vị trí hàng đầu trong Hải quân Hoa Kỳ và giờ là đồng chủ tịch ban đánh giá lưỡng đảng về chiến lược quốc phòng của chính phủ của ông Trump, nói.
    Rõ ràng là Tập Cận Bình muốn chấm dứt kỷ nguyên thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á.
    "Trong phân tích kết luận cuối cùng, người châu Á sẽ quyết định các vấn đề của châu Á, giải quyết các vấn đề của châu Á và bảo vệ an ninh của châu Á," ông Roughead nói trong một bài phát biểu năm 2014 với các nhà lãnh đạo nước ngoài về an ninh khu vực.
    VN: Thủ tướng Phúc sẽ dự Diễn đàn 'Vành đai, Con đường' ở TQ
    Lãnh đạo VN và Diễn đàn BRF ở Bắc Kinh
    TQ mỉa mai chính sách tự do tuần tra hàng hải của Mỹ
    Chủ tịch Trung Quốc không chỉ đang cách mạng hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Ông Tập đang thực hiện một loạt các động thái đang làm thay đổi Trung Quốc và cả trật tự toàn cầu. Ông Tập đã từ bỏ cái cách của Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc nên che giấu sức mạnh của mình và chờ đợi thời cơ. Nhưng giờ với ông Tập, thời gian chờ đợi đã kết thúc.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Một tàu ngầm Vạn lý Trường thành 236 của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), được truyền thông nhà nước Trung Quốc tung hô là một loại tàu ngầm thông thường mới, tham gia một cuộc diễu hành hải quân để kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân PLA của Trung Quốc. ở vùng biển gần Thanh Đảo, phía đông tỉnh Sơn Đông hôm 23/4
    Các bài phát biểu của ông Tập luôn đề cập nhiều đến "Giấc mơ Trung Quốc" của ông, nơi mà một quốc gia cổ đại phục hồi từ sự sỉ nhục bởi cuộc xâm lăng của ngoại bang và lấy lại vị trí xứng đáng của mình như một quyền lực thống trị ở châu Á.
    Nỗ lực này được thể hiện qua những ví dụ tiêu biểu của quyền lực mềm: Chương trình Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ đô la để xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu với Trung Quốc, và kế hoạch "Made in China 2025" để biến đất nước này thành một gã khổng lồ về sản xuất công nghệ cao.
    Nhưng bước đi táo bạo nhất vẫn là việc ông ta mở rộng sức mạnh cứng của Trung Quốc, thông qua việc tái cơ cấu lại PLA, lực lượng chiến đấu lớn nhất thế giới.

    Cải tổ lại Quân đội Giải phóng Nhân dân

    Năm 1938, trong lúc diễn ra một chiến dịch để đưa Trung Quốc vào tay cai trị của Đảng Cộng sản, nhà lãnh đạo cách mạng Mao Trạch Đông đã viết: "Kẻ nào có quân đội, kẻ đó có quyền lực".
    Tập Cận Bình, người kế vị mới nhất của Mao, đã biến câu nói đó thành hiện thực.
    Chính ông Tập đã mặc lên mình bộ quân phục rằn ri, tự tuyên làm tổng tư lệnh và nắm quyền kiểm soát lực lượng quân đội hai triệu quân hùng mạnh của Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).
    Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân
    Tập Cận Bình đã chuyển PLA từ một lượng bộ binh truyền thống sang một lực lượng hùng mạnh trên biển.
    Đây là cuộc đại tu lớn nhất của PLA kể từ khi Mao dẫn dắt đến chiến thắng trong cuộc nội chiến và thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào 1949.
    Ông đã phá vỡ bộ máy quân sự quan liêu dưới thời Mao. Một loạt chỉ huy mới báo cáo trực tiếp đến ông Tập, người nắm giữ vị trí chủ tịch của Quân ủy trung ương, cơ quan ra quyết định quân sự hàng đầu Trung Quốc.
    Cốt lõi của tầm nhìn đổi mới quốc gia này là một quân đội trung thành, không tham nhũng mà ông Tập yêu cầu phải sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng.
    Từ đầu, chiến dịch thanh trừng tham nhũng và thăng chức cho các quan chức trung thành cho thấy rõ ông Tập có kế hoạch trong việc cải tổ PLA.
    Từ giữa 2015, ông ta đã cắt 300.000 nhân viên hành chính và không phải chiến đấu trước khi tiến hành một cuộc đại tu toàn diện về cấu trúc quân sự.
    Ông xóa bỏ bốn "tổng cục" quân đội thành lập dưới thời Mao, vốn đã trở nên quá quyền lực, tự trị và vô cùng tham nhũng, theo như Li Nan, chuyên gia về quân đội Trung Quốc nói từ Đại học Quốc gia Singapore.
    Ông Tập đã thay thế nó bằng 15 cơ quan, báo cáo trực tiếp cho Hội đồng Quân ủy Trung ương do ông Tập làm chủ tịch.
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Những người lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) giương cao quốc kỳ Trung Quốc trong cuộc diễu hành quân sự để kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội tại căn cứ huấn luyện quân sự Zhurihe ở Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, ngày 30 tháng 7 năm 2017
    Ông cũng loại bỏ bảy khu vực quân sự dựa trên địa lý và thay thế chúng bằng Ngũ đại chiến khu mới.
    Các đại chiến khu này, có thể cho là tương đương với các bộ chỉ huy lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự và tập trung mạnh mẽ vào việc kết hợp các khả năng không quân, trên bộ, hải quân và các khả năng khác của lực lượng vũ trang Trung Quốc để phù hợp với chiến tranh hiện đại.

    Biển Đông - Vạn lý Trường thành trên biển

    Chính Tập Cận Bình là người đã các hoạt động nạo vét và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông vào 2013, theo như một bài xã luận tháng 7/2017 trên tờ Thời báo Nghiên cứu, cơ quan ngôn luận chính thức của Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng.
    Bài xã luận coi những hoạt động này tương đương với việc "xây dựng một Vạn lý Trường thành trên biển".
    Phóng viên Mỹ gốc Việt nói gì về chuyến đi Trường Sa?
    Việc củng cố các tiền đồn ở Biển Đông, gồm các đơn vị tên lửa có nghĩa là Trung Quốc gần như đã thôn tính một vùng rộng lớn của vùng biển này.
    Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson trước đó đã nói với một ủy ban của Quốc hội rằng Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông về mọi viễn cảnh "xung đột ngầm" (Short of war) - bằng sách sử dụng lực lượng quân sự một cách chọn lọc và kiềm chế để ép buộc sự tuân thủ theo ý định của cơ quan kiểm soát vũ lực.
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuần tra tại Đảo Phú Lâm, thuộc Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến ở Trung Quốc là Quần đảo Xisha, ngày 29 tháng 1 năm 2016. Dòng chữ trên đá đọc, "Xisha Old Dragon ". Old Dragon là tên địa phương của một bãi đá gần Đảo Phú Lâm
    Ông Tập cũng đang đẩy mạnh áp lực quân sự đối với Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ - các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực.
    Bên cạnh một kho tên lửa khổng lồ có khả năng tấn công Đài Loan, lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đang thực hiện các cuộc tập trận ngày càng phức tạp, thường xuyên bao vây hòn đảo tự trị này
    Dù vậy, bài phân tích lại cho rằng bản thân bên trong PLA vẫn có những câu hỏi về khả năng cạnh tranh với lực lượng của Hoa Kỳ và các cường quốc quân sự tiên tiến khác.
    Trong nhiều bài bình luận được công bố, các sĩ quan và chiến lược gia Trung Quốc chỉ ra rằng PLA thiếu kinh nghiệm trong xung đột, thiếu sót về công nghệ và thất bại trong việc tìm cách chỉ huy và kiểm soát hiệu quả.
    Dù vậy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ đổi mới lực lượng Quân đội Nhân dân Trung Quốc, mà còn đang thay đổi vị thế của Trung Quốc trên thế giới - trở thành một thách thức về mọi phương diện đối với Hoa Kỳ.

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment