Đại sứ quán Qatar ‘giải cứu’ dưa hấu Việt bị kẹt ở biên giới vì dịch nCoV
Đại sứ quán Qatar tại Hà Nội vừa tổ chức chương trình “giải cứu dưa
hấu” cho nông dân Việt Nam vào ngày 11/4 bằng cách giúp tiêu thụ 4 tấn
dưa hấu đang bị kẹt lại do tình trạng đóng cửa biên mậu tại biên giới
Việt – Trung vì dịch virus corona.
Trước đó, trong thông báo đăng trên trang mạng xã hội vào ngày 10/2, Đại sứ quán Qatar tại Hà Nội nói rằng: “Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới Corona (nCoV) gây ra khiến nông sản xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, rớt giá. Người nông dân gặp vô vàn những khó khăn”. Vì vậy, “để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, Đại sứ quán nhà nước Qatar tại Hà Nội sẽ giải cứu dưa hấu cho bà con và được phát miễn phí cho người dân Hà Nội tại trước tòa nhà văn phòng Đại sứ quán”.
Hình ảnh trên trang mạng của Đại sứ quán Qatar cho thấy một hàng dài cả trăm người dân Hà Nội đã đến xếp hàng để được nhận dưa hấu miễn phí.
Ngoài Đại sứ quán Qatar, Đại sứ quán Hàn Quốc hôm 7/2 cũng đã có buổi làm việc với Bộ Công thương Việt Nam và đồng ý hỗ trợ trong việc giúp tiêu thụ nông thuỷ sản của Việt Nam giữa cơn lốc thiệt hại do dịch virus corona gây ra.
Ngay sau cuộc họp này, phía Hàn Quốc đã liên lạc với tập đoàn Samsung và cho biết Samsung đã đồng ý giúp mua rau quả, trái cây, thuỷ sản cho suất ăn của hơn 160.000 công nhân của tập đoàn.
Tin cho hay một số siêu thị, công ty và người dân cũng tự nguyện tham gia vào việc “giải cứu” cho nông sản Việt Nam trước những khó khăn vì dịch bệnh.
Tình trạng đóng cửa biên mậu tại biên giới Việt Trung vì dịch virus corona gần đây đang gây ảnh hưởng lớn đến xuấu khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tức hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Dẫn số liệu từ báo cáo nhanh vào ngày 9/2, Bộ Công thương Việt Nam cho biết số lượng thanh long và dưa hấu đưa lên biên giới để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch hiện “chậm lại đáng kể”. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn chỉ có 173 xe thanh long và Lào Cai chỉ có 152 xe.
Trước diễn biến phức tạp của dịch virus corona tại Trung Quốc, Bộ Công thương cho biết vừa nhận được thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (TQ) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên và tiếp tục dừng hoạt động trao đổi hàng hoá cư dân biên giới cho tới cuối tháng 2. Nhiều khả năng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.
Với tình trạng tạm đóng cửa biên mậu giữa hai nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận định nông nghiệp hiện đang là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh.
Thống kê của Bộ này cho hay trong tháng 1 vừa qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD, chỉ bằng 84,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, nhập khẩu ước tính đạt 2,7 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh những lo ngại về tác động tiêu cực của dịch virus corona lên nền kinh tế Việt Nam, một số ý kiến cho rằng đây cũng là một “cơ hội” để Việt Nam tái cơ cấu kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc để từ đó “thoát trung” hiệu quả.
Trước đó, trong thông báo đăng trên trang mạng xã hội vào ngày 10/2, Đại sứ quán Qatar tại Hà Nội nói rằng: “Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus chủng mới Corona (nCoV) gây ra khiến nông sản xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, rớt giá. Người nông dân gặp vô vàn những khó khăn”. Vì vậy, “để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này, Đại sứ quán nhà nước Qatar tại Hà Nội sẽ giải cứu dưa hấu cho bà con và được phát miễn phí cho người dân Hà Nội tại trước tòa nhà văn phòng Đại sứ quán”.
Hình ảnh trên trang mạng của Đại sứ quán Qatar cho thấy một hàng dài cả trăm người dân Hà Nội đã đến xếp hàng để được nhận dưa hấu miễn phí.
Ngoài Đại sứ quán Qatar, Đại sứ quán Hàn Quốc hôm 7/2 cũng đã có buổi làm việc với Bộ Công thương Việt Nam và đồng ý hỗ trợ trong việc giúp tiêu thụ nông thuỷ sản của Việt Nam giữa cơn lốc thiệt hại do dịch virus corona gây ra.
Ngay sau cuộc họp này, phía Hàn Quốc đã liên lạc với tập đoàn Samsung và cho biết Samsung đã đồng ý giúp mua rau quả, trái cây, thuỷ sản cho suất ăn của hơn 160.000 công nhân của tập đoàn.
Tin cho hay một số siêu thị, công ty và người dân cũng tự nguyện tham gia vào việc “giải cứu” cho nông sản Việt Nam trước những khó khăn vì dịch bệnh.
Tình trạng đóng cửa biên mậu tại biên giới Việt Trung vì dịch virus corona gần đây đang gây ảnh hưởng lớn đến xuấu khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, tức hình thức trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Dẫn số liệu từ báo cáo nhanh vào ngày 9/2, Bộ Công thương Việt Nam cho biết số lượng thanh long và dưa hấu đưa lên biên giới để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch hiện “chậm lại đáng kể”. Trong đó, tỉnh Lạng Sơn chỉ có 173 xe thanh long và Lào Cai chỉ có 152 xe.
Trước diễn biến phức tạp của dịch virus corona tại Trung Quốc, Bộ Công thương cho biết vừa nhận được thông tin từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Tây (TQ) cho biết chính quyền tỉnh Quảng Tây đã quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên và tiếp tục dừng hoạt động trao đổi hàng hoá cư dân biên giới cho tới cuối tháng 2. Nhiều khả năng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cũng sẽ đưa ra quyết định tương tự.
Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.
Với tình trạng tạm đóng cửa biên mậu giữa hai nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhận định nông nghiệp hiện đang là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh.
Thống kê của Bộ này cho hay trong tháng 1 vừa qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam ước tính đạt 3 tỷ USD, chỉ bằng 84,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, nhập khẩu ước tính đạt 2,7 tỷ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh những lo ngại về tác động tiêu cực của dịch virus corona lên nền kinh tế Việt Nam, một số ý kiến cho rằng đây cũng là một “cơ hội” để Việt Nam tái cơ cấu kinh tế, giảm dần sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc để từ đó “thoát trung” hiệu quả.
No comments:
Post a Comment