Bà Thatcher từng muốn Đài Loan nhận đỡ nạn kiều VN năm 1979
Vụ 'nạn kiều' hồi
cuối thập niên 1970, lên tới đỉnh điểm là Chiến tranh Biên giới đầu năm
1979, đã dẫn đến làn sóng di tản ồ ạt của người Việt gốc Hoa ra khỏi
Việt Nam.
Con số người Hoa muốn ra đi, theo số liệu mà đại diện
Việt Nam đưa ra trong một hội nghị quốc tế ở Jakarta hồi 5/1979, là
khoảng 600 ngàn người, trong lúc một số nguồn khác đưa ra con số tới gần
một triệu.Lao ra biển trên những chiếc thuyền, ghe thô sơ, thuyền nhân Việt Nam sau những ngày lênh đênh trôi nổi nếu may mắn không bỏ xác thì tới được các trại tị nạn trong vùng như ở Thái Lan, Malaysia hay Indonesia.
Hong Kong, khi đó còn là thuộc địa của Anh, là một trong các điểm tiếp đón chủ yếu, trước khi người tỵ nạn được nước thứ ba tiếp nhận hoặc trả về Việt Nam.
Báo South China Morning Post tại Hong Kong viết hồi cuối năm 2016 nói rằng từ thập niên 1970 cho tới thập niên 1990, có hơn 230 nghìn thuyền nhân đã có mặt tại các trại tỵ nạn ở vùng lãnh thổ này.
Hong Kong và kỷ niệm của một thuyền nhân
Hong Kong đánh dấu 20 năm chuyển giao
Anh trao lại Hong Kong cho Trung Quốc thế nào?
Thủ tướng Anh khi đó, bà Margaret Thatcher đã có những thay đổi để từ thái độ lưỡng lự ban đầu tới việc ra quyết định đồng ý tiếp nhận nhiều thuyền nhân Việt Nam.
Bà thủ tướng thậm chí còn viết thư cho lãnh đạo một số nước khác để vận động giúp đỡ cho những người Việt tỵ nạn.
Có ít nhất 10 ngàn người sau đó đã được Anh đón nhận và cho định cư trong thời gian ba năm.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc, BBC Tiếng Việt giới thiệu với quí vị lá thư của bà Margaret Thatcher gửi Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu về người tị nạn Đông Dương.
Thư đề ngày 29/5/1979, đóng dấu Tài Liệu Mật và đã được giải mật vào năm 2009.
Kính thưa Ngài Thủ tướng,
Tôi và các đồng nghiệp vô cùng lo lắng về gánh nặng ghê gớm mà chính phủ Việt Nam đang vứt ra thế giới bằng việc tống đi những người dân mà họ không muốn giữ, trong những điều kiện hoàn toàn thê thảm và thậm chí chết chóc. Số lượng các thuyền nhân - chủ yếu là người gốc Hoa - phải đi tìm chốn nương thân ở các nước lân cận là rất kinh khủng. Tôi đặc biệt quan ngại cho Hong Kong, nơi mà áp lực phát sinh từ dòng người mới tới đã làm nguy ngập thêm tình hình vốn đã nghiêm trọng do tình trạng nhập cư, cả hợp pháp và bất hợp pháp, từ Trung Quốc sang.
Tôi không mấy nghi ngờ gì rằng làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sẽ còn tiếp tục, bởi duy nhất lý do là chính phủ Việt Nam có vẻ quyết tâm đuổi toàn bộ người gốc Hoa đi. Nhiều người trong số này sẽ tìm cách tới Hong Kong. Thêm nữa, chúng tôi trông đợi là các tàu Anh sẽ cứu vớt thêm được những người bất hạnh này trên biển, và chúng tôi muốn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cứu giúp những sinh mạng đang lâm cảnh nguy khốn. Một số quốc gia đã tiếp nhận rất nhiều người tỵ nạn. Về phần mình, chúng tôi đã tiếp nhận 984 người. Tuy nhiên, có những nước như Đài Loan vẫn khăng khăng từ chối nhận cho dù các quốc gia này có đủ chỗ.
Tôi tin rằng Ngài sẽ đồng quan điểm với tôi, rằng Đài Loan cần phải chia sẻ gánh nặng với thế giới bằng cách mở cửa đón nhận ít nhất là một số người gốc Hoa đang bị buộc phải rời khỏi một đất nước cộng sản áp bức như Việt Nam. Có một con tàu của Anh hiện đang đậu tại một cảng Đài Loan với gần 300 người tỵ nạn trên khoang. Hầu hết trong số này là trẻ em. Như Ngài biết, chúng tôi không có quan hệ chính thức với giới chức nơi đó. Trong tình hình này, vốn đang ngày càng xấu đi với làn sóng ồ ạt rời Việt Nam, tôi vô cùng trân trọng lời cố vấn và sự giúp đỡ của ngài.
Chúng tôi đang kêu gọi công khai Đài Loan hãy thể hiện tính nhân đạo mà nhiều quốc gia Á châu khác đã làm, và hãy tiếp nhận một số lượng người tỵ nạn với tỷ lệ thỏa đáng. Nếu như Ngài có thể mở đầu cho việc nhấn mạnh vấn đề bằng một lời kêu gọi riêng để giới chức Đài Loan hồi đáp quan ngại của thế giới thì rất quí.
Tôi rất mong được biết những quan điểm cấp bách của Ngài và những nội dung mà Ngài có thể nêu ra với Đài Loan.
Kính thư,
Margaret Thatcher
No comments:
Post a Comment