Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 8 February 2020

Bệnh dịch và chính trị - hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó

  • 6 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang phải đối phó với hai mặt trận
    Hôm 3/2 lãnh đạo Trung Quốc công khai tuyên chiến "cuộc chiến nhân dân" với virus corona. Nhưng giới phân tích cho rằng ông Tập đang không chỉ phải đương đầu với bệnh dịch mà còn phải đối phó với tình hình chính trị trong nước.
    Trong bài Lãnh đạo Trung Quốc chiến đấu trên hai mặt trận - virus và Chính trị, trên Wall Street Journal, hai cây bút Jeremy Page và Lingling Wei nhận định rằng Tập Cận Bình đang đối diện với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp.
    Xiao Qiang, một học giả nghiên cứu về internet của Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, được trích lời, nói:
    "Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Ông [Tập] dường như đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ".
    Bàn tròn BBC: Virus corona - Trung Quốc rút tỉa được bài học gì?
    Virus corona: cách phòng ngừa và khuyến cáo của thầy thuốc, chuyên gia
    Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời
    Tập Cận Bình: "TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng" do virus corona
    WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
    Hai tác giả Page và Wei vạch ra rằng trước khi virus corona bùng nổ gây ra hơn 700 tử vong, và khiến hơn 34,000 người nhiễm bệnh, ông Tập Cận Bình đã bị một số thành viên chính trị và kinh doanh Trung Quốc chỉ trích về cách xử lý tình trạng suy thoái kinh tế, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong.
    ''Với những chỉ trích này, ông Tập chủ yếu đổ lỗi cho các thế lực thù địch nước ngoài, tìm cách kêu gọi sự ủng hộ của công chúng.'' Hai tác giả ghi nhận.
    Nhưng, họ lập luận, dịch virus corona là một sự kiện hoàn toàn khác, và ông Tập khó có thể đổ lỗi bệnh dịch cho một thế lực thù địch nước ngoài nào đó:
    ''Nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy an nguy của họ và gia đình bị đe dọa trực tiếp. Mối lo của họ tạo ra một cuộc khủng hoảng đánh vào tâm điểm những tuyên bố lãnh đạo mạnh mẽ của ông Tập, cũng như hệ thống độc tài toàn trị mà ông đi tuyên phong và cổ động như một mô hình cho thế giới.''
    Mối lo, và sự giận dữ của dân Trung Quốc bùng nổ lớn trước tin cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng bị chính phủ tìm cách bưng bít, sau khi đã bưng bít tin tức về virus corona khi nó mới bộc phát.
    Bản quyền hình ảnh Reuters
    Image caption Người Hong Kong tưởng niệm bác sĩ Lý Văn Lượng
    Bác sĩ Lý Văn Lượng, qua đời lúc 34 tuổi, vì bị nhiễm bệnh khi làm việc tại bệnh viện Vũ Hán, chính là bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về nguy cơ virus corona, và do đó bị triệu tập đến Văn phòng Công an rồi bị buộc tội "đưa ra những bình luận sai lệch" làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội ".
    Cái chết của người bác sĩ Trung Quốc tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona mà không thành, đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.
    Đi cùng với đau buồn và giận dữ là sự mất niềm tin vào chính quyền, hạt mầm của những bất đồng chính kiến. Cơ quan kiểm duyệt chính phủ Trung Quốc hiện đang làm việc để chống lại những ý kiến phản đối.
    Phân tích tình trạng trước giờ ít có tiếng nói bất đồng tại Trung Quốc, hai tác giả viết:
    ''Từ lâu, nhiều người dân Trung Quốc đã chấp nhận phong cách lãnh đạo trên bảo dưới phải nghe của ông Tập Cận Bình, rằng Trung Quốc cần một chính phủ tập quyền, mạnh mẽ để chống tham nhũng và thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.''
    ''Thế nhưng, nhiều người khác, nhất là giờ đây, cho rằng cái chết thương tâm của bác sĩ Lý Văn Lượng phản ánh sự ngột ngạt của những ý kiến bất đồng dưới thời ông Tập, và thắng thế của lòng trung thành và ý thức hệ trước sáng kiến và tranh luận mở là điều cần được xét lại.''
    Họ nhận định:
    ''Kết thúc nhanh chóng cơn bệnh dịch này sẽ hạn chế sự sụp đổ chính trị. Nhưng sự lây lan liên tục của virus corona đang đe dọa kế hoạch cai trị vô thời hạn của ông Tập và có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự mất mát nghiêm trọng của sự ủng hộ của công chúng.''
    Nhưng không phải ai cũng đồng ý với hai tác giả là kết thục nhanh chóng cơn bệnh dịch có lẽ sẽ giúp Trung Quốc xoa dịu được khủng hoảng chính trị trước mặt.
    Xu Zhiyong, cựu giảng viên của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, đăng một xã bài luận trực tuyến với nội dung: "Y học sẽ không cứu Trung Quốc: Dân chủ sẽ cứu Trung Quốc". Ông là một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng ông hiếm khi nói chuyện cởi mở như vậy.
    Ông Xu không trả lời yêu cầu bình luận của Wall Street Journal.
    Mặc dù nhiều lý thuyết được đưa ra, cho đến giờ chưa ai biết chính xác khi nào virus corona sẽ không còn là mối đe dọa lớn.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Nhiều người tỏ ra đau buồn khi tỏ lòng kính trọng với bác sĩ Lý Văn Lượng bên ngoài bệnh viện nơi ông qua đời
    Nhưng một điều có thể đoán được là đối phó với dịch bệnh đòi hỏi nhiều hơn là khả năng xây được bệnh viện trong vòng vài ngày. Nó đòi hỏi sự tin tưởng của quần chúng vào giới lãnh đạo.
    Và ngay từ đầu, phản ứng của chính quyền Trung Quốc với tin tức về virus corona đã đặt ra cho người dân nước họ và thế giới nhiều câu hỏi.

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    Những loài vật bị thói mê tín đe dọa

    Nghệ thuật bắt tay để thành công

    '24 năm lấy chồng Đài Loan, tôi như đánh cược cuộc đời'

    Về người Anh giúp Hồ Chí Minh ở Việt Bắc

    Đồng Tâm: Chúng tôi đến thăm và nghe nhìn thấy gì?

    Để đảng cộng sản được dân tin yêu

    An ninh công an VN: "Thanh bảo kiếm liệu có bị mẻ cùn"?

    Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?

    No comments:

    Post a Comment