ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC, ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM.
Chiến thắng của Bong Joon-ho nói riêng và điện ảnh Hàn
Quốc ngày hôm nay là cả một chặng đường dài xây dựng một trong những nền
công nghiệp điện ảnh hàng đầu.
So với nền công nghiệp âm nhạc K-pop, nền công nghiệp thời trang hay
làm đẹp, lan rộng và có sức ảnh hưởng hầu khắp thế giới, sự thành công ở
mức độ quốc tế của nền điện ảnh Hàn Quốc có phần chậm hơn. Nhưng cho
đến bây giờ thì họ đã có những đạo diễn điện ảnh được biết đến rộng rãi
trên thế giới với những giải thưởng quốc tế.
Như Lee Chang-dong, sinh năm 1954, trong đó bộ phim mới đây, “Burning “
(2018) của ông được chọn dự thi Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại
Giải thưởng Oscars lần thứ 91; mặc dù không được đề cử, nó đã trở thành
bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc lọt vào danh sách shortlists 9 phim cuối
cùng.
"Burning" cũng giành được giải thưởng của các nhà phê bình
quốc tế Fipresci tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 71, Phim nói tiếng
nước ngoài hay nhất trong Hiệp hội phê bình phim Los Angeles và Phim nói
tiếng nước ngoài hay nhất trong Hiệp hội phê bình phim Toronto.
Đạo diễn Kim Ki-duk, sinh năm 1960, với hàng loạt bộ phim nổi tiếng như "Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring" (2003), “3-Iron”-Sư tử Bạc cho giải Best Director tại Liên hoan phim Venice lần thứ 61, “Samaritan Girl” (2004)-Gấu Bạc cho Best Director tại Liên hoan phim quốc tế Berlin, “Arirang” (2011)-giải Un Sure Regard tại Liên hoan phim Cannes 2011, "Pietà" (2012)-đoạt Sư tử Vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 69 năm 2012…
Hay Park Chan-wook, sinh năm 1963 với những bộ phim 'Thirst" (2009), "The Handmaiden" (2016), "The Vengeance Trilogy', bao gồm "Sympathy for Mr. Vengeance" (2002), 'Oldboy" (2003) và "Lady Vengeance" (2005). Trong đó “Oldboy” đoạt giải Grand Prix tại Cannes 2003 hay “The Handmaiden” đoạt Best Foreign Language Film tại nhiều Liên hoan phim ở Boston, Dallas, Los Angeles, New York, San Fanscisco…
Nói tóm lại điện ảnh Hàn Quốc đang có một thế hệ đạo diễn vàng sinh
vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, chưa kể lứa đạo diễn trẻ hơn, sinh
vào những năm 70 như Na Hong-jin, Yeon Sang-ho, Lee Byung-hun, Lee
Jeong-beom…
Thành công đó không phải ngày một ngày hai mà có. Nó là kết quà của
nhiều năm xây dựng nền công nghiệp làm phim, đào tạo vun đắp tài năng
trong một môi trường làm phim thuận lợi.
Một môi trường thuận lợi là điều kiện để cho mọi tài năng phát triển
và thăng hoa. Môi trường thuận lợi đó là gì. Là tự do sáng tác, không bị
trói tay bịt mồm bởi một chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo và ngu xuẩn trong
một thể chế độc tài. Là có một nền công nghiệp điện ảnh phát triển từ
kỹ thuật, máy móc, thiết bị, phim trường. Là luật pháp rõ ràng, chặt chẽ
để bảo vệ tác phẩm, tác quyền. Là khâu đào tạo: trường lớp, giảng viên,
tài liệu, điều kiện học tập, thực hành...những người làm điện ảnh có cơ
hội học hỏi, tiếp cận với những nền điện ảnh khác nhau trên thế giới và
những tác phẩm điện ảnh tinh hoa từ xưa đến nay…
(Cũng có những ngoại lệ như điện ảnh Iran, điều kiện kiểm duyệt còn
khe khắt hơn cả Việt Nam vì là một quốc gia Hồi giáo, ví dụ không có
cảnh “nóng”, không có những cảnh khỏa thân, thậm chí không có cả một nụ
hôn đúng nghĩa, không bạo lực, chết chóc…, bên cạnh đó, nền công nghiệp
điện ảnh cũng như điều kiện học hành cũng không phải thực sự đủ tốt,
nhưng phim Iran vẫn giành được rất nhiều giải thưởng lớn trên thế giới
từ khoảng vài thập niên qua. Đó là vì những nhà làm phim Iran, rất tài
năng, đã có sự lựa chọn, giải quyết rất thông minh để né kiểm duyệt và
tạo ra một dòng phim riêng, phong cách riêng không lẫn vào với các nước
khác-lựa chọn những chủ đề nhỏ, bối cảnh đơn giản, cốt truyện không phức
tạp, không quá tốn kém…và quan trọng nhất, không "học đòi", bắt chước
ai cả)
…và Việt Nam
VN có những lợi thế là cả một kho đề tài với chất liệu phong phú, dữ
dội của một quốc gia đã và vẫn đang trải qua quá nhiều bi kịch, cả thời
chiến lẫn thời bình. Các nhà làm phim VN không cần phải tưởng tượng, hư
cấu gì, cuộc sống xã hội với quá nhiều mâu thuẫn, quá nhiều phi lý trớ
trêu, bất công xã hội hay tội ác diễn ra hàng ngày…đủ cho mọi thể loại
phim. So với những bi-hài kịch trong xã hội VN thì mâu thuẫn giàu nghèo,
giai cấp trong “Parasite” thực sự chưa là gì cả. Chưa kể kho
tàng văn hóa chưa được khai thác của một đất nước có lịch sử lâu đời, có
54 dân tộc anh em cùng chung sống, hơn 8000 lễ hội một năm và bao nhiêu
truyền thống phong tục văn hóa.
Tôi cũng tin rằng VN không thiếu tài năng. Thế giới chưa biết gì
nhiều về VN. Chỉ cần đi sâu khai thác những câu chuyện, những vấn đề của
VN, văn hóa VN, là sẽ trở nên độc và lạ đối với người xem trên thế
giới. Chỉ có điều những người làm phim VN đừng nghĩ rằng để “độc”, “lạ”,
“mới” là phải khai thác những đề tài về sex, đồng tính, bạo dâm gì đó
chẳng hạn, những cái đó thế giới người ta làm đầy, chả có gì mới cả.
Song VN dưới chế độ do đảng cộng sản lãnh đạo sẽ khó mà có được những
tên tuổi lớn và những tác phẩm lớn vì Việt Nam không có một môi trường
thuận lợi. Không chỉ đối với điện ảnh là lĩnh vực không chỉ cần có tài
năng mà phải có tiền, có kỹ thuật, phương tiện đầy đủ, mà ngay cả âm
nhạc, văn học, hội họa, hay thậm chí báo chí Việt cũng không thể cất
cánh nổi trong một chế độ độc tài, ngu dân, lãnh đạo thì hầu hết là
những kẻ ngu dốt, xôi thịt, không biết thưởng thức văn học nghệ thuật.
No comments:
Post a Comment