Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 15 February 2020

Mê tín dị đoan gây hại cho động vật và hệ sinh thái thế giới

  • 8 tháng 2 2020
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Sự mê tín, niềm tin về việc có cơ hội phát tài nếu biết trước hoặc thay đổi được một số điều... tồn tại khắp nơi trên thế giới.
    Nếu như việc chui qua gầm cầu thang hoặc đánh vỡ gương có những ý nghĩa hiển nhiên đối với sức khỏe và an toàn của chúng ta, thì sự mê tín liên quan đến động vật lại có thể tác động đến toàn bộ hệ sinh thái.
    Chuyện về đười ươi, 'bà con' của con người
    Cá hồi, 'vua các loài cá' ở châu Âu
    Những 'quả bóng' trong thế giới động vật
    Nhiều nền văn hóa khác nhau cùng có chung niềm tin rằng cú kêu là dấu hiệu báo có người sắp chết, hay nhìn thấy rắn bò trên cỏ là sắp gặp hoạ.
    Ở phương Tây phổ biến nỗi kiêng kỵ mèo mun, còn trên khắp Nam Mỹ, nỗi bất hạnh xui xẻo cũng thường được gắn với loài vật bốn chân này.
    Ví dụ, tại Chile mèo đốm kodkod, còn được gọi là guiña (Leopardus guigna) bị coi là kẻ trộm, và nếu chúng xông vào chuồng gà thì gia đình sẽ có người chết.
    Đây là loài mèo hoang nhỏ nhất trên lục địa Nam Mỹ, chỉ sống trong các khu rừng rậm rạp ở biên giới Chile và Argentina, nơi chúng đang mất đi môi trường sống do nạn đốn rừng và các hoạt động khác của con người.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Tại Brazil, loài cáo ăn cua bị coi là đem lại những chuyện xui xẻo ở Brazil
    Cáo là tâm điểm trong nhiều tín ngưỡng dân gian từ thời Đế chế Inca.
    Bí quyết sống lâu nhất, lên cao nhất
    Mekong và những dòng sông giữ nhịp khí hậu Trái Đất
    Cuộc du hành đến Hòn đảo Thất vọng
    Trong các câu chuyện dân gian của người Inca, cáo được coi là kẻ lừa dối và kín đáo.
    Trong thời hiện đại, tại Brazil, cáo ăn cua (Cerdocyon thous) bị coi là loài vật nham hiểm, đem đến toàn điều xui xẻo.
    Như cái tên gọi của nó cho thấy, loài động vật thuộc họ nhà chó này vào mùa mưa ăn cua trên vùng đồng bằng ngập nước, nhưng vì là loài thú ăn tạp cho nên việc chúng đi kiếm mồi tạo ra xung đột với con người.
    Thật dễ dàng để thấy lý do tại sao con người ta không tin tưởng các loài vật đe dọa đến gia súc gia cầm của mình và coi chúng là đối thủ cạnh tranh trong cuộc săn mồi.
    Nhưng đối với một số loài vật đặc biệt, "hàng độc" và dễ bị tổn thương nhất ở Nam Mỹ, thì sự kém may mắn của chúng lại phát sinh từ sự hiểu lầm căn bản.
    Hãy nghĩ tới một con thú khổng lồ, lông xù với móng vuốt dữ tợn, mõm cực dài và cái lưỡi dài tới 2 bộ (60cm). Nó săn mồi vào ban đêm và có màu đáng sợ.
    Bây giờ, hãy mường tượng về một con thú lớn màu xám với sọc đen trên mình và bộ đuôi lông xù, thứ mà nó dùng để vun bắt kiến, mối. Nó nằm nghỉ vào thời điểm nóng nhất trong ngày và sẽ vội vã bỏ chạy mỗi khi cảm thấy có hiểm nguy, thay vì là đứng lại đối đầu.
    Cả hai phần mô tả trên đều nói về một loài thú ăn kiến ​​khổng lồ (Myrmecophaga tridactyla), thành viên lớn nhất trong gia đình thú ăn kiến ​bản địa ở Trung và Nam Mỹ.
    Việc nhìn nhận cùng một con vật nhưng từ những quan điểm khác nhau như vậy là một kỹ năng thiết yếu đối với nhà sinh vật học bảo tồn Mariana Catapani, người đã thực hiện đề tài nghiên cứu tiến sỹ tại Đại học Sao Paulo, Brazil, về cách đánh giá đối với những con thú ăn kiến kiến ​​khổng lồ ở vùng Pantanal của Brazil.
    Pantanal là vùng đất ngập nước nhiệt đới lớn nhất thế giới, một khu rừng rộng lớn với rừng cây và đồng cỏ thấp ở vùng trũng, bị ngập nước trong mùa mưa.
    Những con thú ăn kiến ​​khổng lồ săn lùng côn trùng trên các vùng có địa hình giống như đồng cỏ savanna, và nghỉ ngơi trong các khu rừng kế bên, nhưng môi trường sống này đang bị con người xâm lấn.
    Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), loài thú ăn kiến ​​khổng lồ dễ bị tổn thương trong tự nhiên, với số lượng sụt giảm do môi trường sống của chúng bị con người lấn chiếm để xây nhà ở, đường xá và làm nông nghiệp.
    Ở Mato Grosso do Sul, nằm ở giữa khu vực tây Brazil, tình trạng muông thú bị chết do xe cộ đi lại trên đường được cho là mối đe dọa cao thứ hai đối với những con thú ăn kiến ​​khổng lồ.
    Đáng buồn thay, nghiên cứu cho thấy các vụ tai nạn đó không phải lúc nào cũng là do vô tình, mà là do chủ ý của con người.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Thú ăn kiến khổng lồ săn tìm côn trùng ở các vùng bằng phẳng giống như đồng cỏ savanna và nghỉ ngơi tại các khu rừng nằm kế bên
    Con người từ lâu đã bị mê hoặc bởi những con vật bí ẩn này.
    Trong truyền thuyết của người dân bản địa, những con thú ăn kiến khổng lồ là lũ lừa đảo.
    Khi các con thú ăn kiến khổng lồ đầu tiên được đưa tới châu Âu, những quan niệm sai lầm về cách thức giao phối của chúng đã làm thổi bùng lên những thuyết kỳ quặc - theo đó nói tất cả các cá thể thuộc loài này đều là con cái, và chúng giao phối với nhau bằng mũi - và những quan niệm sai lầm này đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, trong đó có hoạ sỹ siêu thực người Tây Ban Nha Salvador Dali.
    Sự nhầm lẫn và những bí ẩn xung quanh các loài vẫn tồn tại cho đến ngày nay, bên cạnh một niềm tin mê tín rằng bạn sẽ gặp xui xẻo nếu bị một con thú ăn kiến khổng lồ chạy ngang qua.
    Không khuyến khích thái độ và hành vi tiêu cực đối với các loài dễ bị tổn thương là điều cần thiết để bảo tồn động vật, nhưng đối phó với tâm lý mê tín dị đoan lại là lĩnh vực đạo đức khá tế nhị đối với các nhà bảo tồn.
    Nếu chỉ nói một cách đơn giản với mọi người là hãy từ bỏ niềm tin của họ đi thì điều đó có thể làm hỏng cả một hệ thống niềm tin phức tạp kết nối mọi người với thiên nhiên.
    Việc đánh giá rằng kiến thức khoa học là "có lý" so với những niềm tin "phi lý" của dân địa phương cũng dễ dẫn tới nguy cơ chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa.
    Trong một nghiên cứu năm 2017 có tên "Quái thú tuyệt vời và tại sao phải bảo tồn chúng: động vật, ma thuật và bảo tồn đa dạng sinh học", Tiến sĩ George Holmes và các đồng nghiệp tại Đại học Leeds, Anh Quốc, bàn về các "động vật ma thuật" - gồm cả những con vật thần thoại không được khoa học công nhận và các loài có tồn tại trên thực tế và được cho là có khả năng ma thuật.
    Nhóm nghiên cứu kết luận rằng "công tác bảo tồn cần phải điều tra sự tương tác của các động vật ma thuật, các động vật còn tồn tại và mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học".
    Để đạt được điều này, họ khuyến nghị các phương pháp như "dân tộc học đa chủng" theo đó kết hợp các nghiên cứu về hành vi của động vật với các nghiên cứu về hành vi, giá trị, văn hóa và tín ngưỡng của con người.
    Để hiểu rõ hơn về sự mê tín xung quanh những con thú ăn kiến khổng lồ, nhà sinh thái học Mariana đã áp dụng các phương pháp khoa học xã hội trong nghiên cứu của mình và nay nói rằng bà theo dõi chặt chẽ hành vi của con người cùng lúc với việc nghiên cứu hành vi của động vật.
    Trong ba năm, Mariana đã phỏng vấn 269 người dân nông thôn sống gần môi trường sống của loài thú ăn kiến khổng lồ. Bà hiện đang cẩn thận phân tích dữ liệu và đưa ra bốn yếu tố chính dẫn đến tâm lý mê tín dị đoan.
    Trước tiên là một người sẽ nhiều khả năng chia sẻ niềm tin của mình nếu như có đông người trong cùng nhóm xã hội của họ tin vào những điều mê tín dị đoan, không bị tấn công trên đường thì cũng bị bắt trói, đánh, mà cái mõm của nó là chỗ bị người ta nhắm vào nhiều nhất.
    Nghiên cứu thực địa này nói rằng việc giáo dục người dân địa phương về tính chất sinh học của loài thú này, việc giải thích cho họ hiểu vì sao chúng lại có hình thức kỳ quặc khác thường, là cách hiệu quả nhất để khuyến khích mọi người có thái độ tích cực đối với loài thú này.
    Vì mục đích này, nhóm đã phối hợp với Unite for Literacy, Reid Park Zoo, Arizona, US and Greenville Zoo, South Carolina, US trong việc cho ra một cuốn sách dành cho thiếu nhi, "Loài thú ăn kiến khổng lồ lạ thường" (The Incredible Giant Anteater).
    Cuốn sách được phân phối tới các trường học địa phương ở Brazil, với nội dung giải thích cặn kẽ từ lưỡi cho tới đuôi của loài thú này, và cả vai trò quan trọng của chúng trong việc kiểm soát các loài côn trùng gây hại qua việc mỗi con thú ăn kiến xơi tới 30 ngàn con côn trùng một ngày, và về cách thức các con cái chăm sóc con non của chúng, cõng con non trên lưng.
    Một điều còn thiếu vắng trong cuốn sách là bản thân vấn đề mê tín dị đoan, nhằm tránh gây thiên kiến - con người ta thường có xu hướng cố tình lựa chọn và diễn giải thông tin một cách có chọn lọc nhằm khẳng định, củng cố những niềm tin có sẵn của mình. Và do vậy, tốt hơn cả là nên ít nói về chuyện loài thú này khét tiếng là gây xui xẻo.
    Mê tín là điều khó ta có thể làm lay chuyển.
    Sống trong khu rừng tre rậm rạp nhất Chile thuộc vùng rừng trên dãy núi Andes ở miền nam lục địa Nam Mỹ là một loài vật sống về đêm khá gây tò mò, loài khỉ bụi rậm nhỏ, mà trong tiếng Tây Ban Nha nó được gọi là monito del monte (Dromiciops gliroides) - một loài khỉ núi bé nhỏ.
    Nó thật ra không thuộc họ linh trưởng, trông giống như chuột sóc, nhưng thực ra lại là một loài thú có túi.
    Nó ăn hoa quả và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát tán hạt cây khắp rừng Valdivia, nơi có sự đa dạng sinh học độc đáo và là cái nôi của sự tiến hoá của động thực vật thời cổ.
    Loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách "Sắp bị đe doạ" do bị mất môi trường sống, nhưng giới khoa học đánh giá rằng tâm lý mê tín ở địa phương cũng đang đẩy loài này vào tình trạng rủi ro.
    Một nội dung đề cập tới chuyện này từ thời ban đầu là trong cuốn "Động vật Có vú trên Thế giới" (Mammals of the World), xuất bản vào năm 1968; có một đoạn kể về việc người dân địa phương đốt trụi những căn nhà khi phát hiện ra là có khỉ bụi rậm nhỏ ở bên trong.
    Điều này rõ ràng là chuyện xui xẻo cho cả loài động vật này lẫn cho chủ nhà, và cảnh này đã xảy ra lặp đi lặp lại qua năm tháng.
    Tuy nhiên, đó là điều gây hiểu lầm, theo Tiến sỹ Francisci E. Fonturbel từ Đại học Công giáo Valparaíso, Chile.
    Một cựu học sinh của ông, khi tìm kiếm các khía cạnh kinh tế - xã hội của tình trạng khai thác gỗ và tác động của nó đối với các giống loài, đã phát hiện ra rằng cách hiểu về loài khỉ núi bé nhỏ này ở mọi người là khác nhau - ở một số nơi nó thể hiện sự xui xẻo, nhưng ở một số nơi khác nó lại được cho là đem đến sự may mắn phát đạt.
    Việc ngay cả giới khoa học cũng ngại đụng chạm tới vấn đề mê tín cho thấy văn hoá dân gian có thể gây ảnh hưởng tới mức nào.
    Thế nhưng tính sôi sục của sự mê tín cũng đem lại ít nhiều hy vọng.
    Trong các nghiên cứu của mình, Mariana thấy rằng những người trẻ trả lời phỏng vấn tỏ ra ít tin tưởng vào các niềm tin mê tín liên quan tới sự xui xẻo mà loài thú ăn kiến khổng lồ mang lại.
    Tương tự, trong một nghiên cứu hồi 2013 về mối quan hệ giữa người dân địa phương với loài mèo đốm kodkod, các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em tự sáng tạo ra các câu chuyện riêng về việc loài mèo này bị con người đe doạ như thế nào.
    Với một chút may mắn và sự giáo dục đủ mức, sự mê tín dị đoan tiêu cực sẽ trở thành chuyện quá khứ, và chúng ta sẽ có thể hướng tới một tương lai tốt đẹp cho sự đa dạng sinh học trên thế giới.
    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

    Chủ đề liên quan

    No comments:

    Post a Comment