NGUYỄN THIÊN THỤ
( Đề tài trình bày trong khóa hội thảo Tiến sĩ của Đại Học Văn Khoa Saigòn)
Từ năm 1932 , một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam đã gây nhiều biến động.
Mở đầu, Phan Khôi đã đứng lên phất cờ, gióng trống để lập một lối thi ca mới mẻ, khác với lối thơ đã có từ trước. Sau Phan Khôi, các thi sĩ trẻ tuổi đã hăng say làm một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam.
Họ gọi những thi ca do họ sáng tác là THƠ MỚI, và gọi các thi ca trước đó là thơ cũ. Từ đây cuộc chiến giữa thơ cũ đã xảy ra kịch liệt. Phái thơ cũ công kích thơ mới nặng nề bao nhiêu thì phái thơ mới cũng tấn công thơ cũ hăng hái bấy nhiêu. Cuộc tranh luận đã tốn không bíết bao nhiêu giấy mực, và kéo dài hơn mấy năm trời. Kết cuộc phái thơ mới đã thắng.
Ngày nay, chúng ta đã cách xa quảng thời gian sôi động trên khá xa. Chúng ta có thể bình tĩnh và giữ thái độ khách quan mà nghiên cứu lại. vấn đề. Bởi đó, chúng tôi xin mạo muội trình bày thực trạng thơ cũ từ 1917 đến 1932.
Chúng tôi muốn bàn đến thực trạng thơ cũ để xem thử thi ca thời bấy giờ có những ưu, khuyết điểm nào, và xét thử những lời chỉ trích của các văn nhân, thi sĩ thời bấy giờ đối với thơ cũ có đúng không. Từ đó chúng tôi tìm nguyên do thơ cũ bị đào thải.
Chúng tôi chỉ nói đến thơ cũ từ 1917 đến 1932 vì năm 1917 là năm là năm Nam Phong tạp chí ra đời, nghĩa là năm báo hiệu sự tàn tạ của thơ cũ.
Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm những tác phẳm đã in thành sách hay đã đăng trên báo chí từ 1917 đến 1932.
Về phần báo chí, chúng tôi giới hạn những thơ đã đăng trên Nam Phong tạp chí và Phụ Nữ Tân Văn cùng An Nam Tạp Chí. Đấy là những tạp chí đã chú trọng nhiều đến thi ca và d0ã được tín nhiệm khắp ba miền Bắc Trung Nam.
Trong khuôn khổ cuộc hội thảo này, chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề đại lược mà thôi. Chúng tôi kính xin quý vị giáo sư và quý bạn vui lòng chỉ giáo để chúng tôi có thể sửa chữa cho hoàn hảo hơn.
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Từ năm 1884 đến 1917, ba miền Trung Nam Bắc bị Pháp xâm lược hơn 20 năm trời. Chừng đó cũng đủ cho Pháp thay đổi toàn bộ xã hội Việt Nam.
Lúc này, người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của Tây phương rất sâu xa. Đường quốc lộ, thiết lộ xuyên Việt đã thành lập xong. Những đô thị ánh sáng với bao tiện nghi của cuộc sống văn minh đã mọc lên như nấm. Người Việt Nam đã nói tiếng Pháp, ở nhả lầu, đi xe hơi, mặc Âu phục Chỉ còn lại những ông đồ, ông lý, ông xã.. ở thôn quê là còn sống cuộc đời cũ..!
Năm 1915 là năm thi Hương cuối cùng của xứ Bấc. Năm 1918 là khoa thi Hương cuối cùng của miền Trung. Thế là từ nay, bút nghiên, lều chõng đả rời xa các anh khóa, ông đồ... Thế là từ đây Nho học đã nhường bươc cho Tây học và rút lui vào bóng tối của lịch sử. Trong khi đó các trường Trung Học Pháp Việt, các trường Trung học Pháp được thiết lập khắp nơi. Các trường Nữ Trung Học đã mở ra tại Hà Nội, Huế, Saigon. Từ đây các thanh niên nam nữ được học các môn học mới như Cách Trí, Toán pháp, Vệ sinh và các văn thi sĩ Pháp. Những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Đào Tiềm, Vương Xương Linh được thay thế bằng những Chataubriand, Victor Hugo, Lamartine.. Thế là từ đây, ở học đường học trò không cần học luật thơ Đường thơ cổ thề, làm phú, câu đối Học sinh ưa thich những gì mới lạ Họ ưa thich tư tưởng, văn chương Tây phương, nhất là văn chương, tư tưởng Pháp. Về phương diện văn hóa, người Pháp tich cực phổ biến văn hóa Âu Mỹ cho dân bản xứ. Năm 1913, Đông Dương Tạp chí ra đời, năm 1917, Nam Phong tạp chí ra đời. Hai tạp chí này đều do hai nguời Pháp chủ trương, và xuất tiền bạc yểm trợ. Phạm Quỳnh, Nguyẽn Văn Vĩnh hoạt động bên ngoài, còn bên trong do người Pháp chủ trương.Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí đều có chủ trương bảo tồn văn hóa Đông Phương và phổ biến văn hóa Tây nhưng phần chính là tuyên truyền cho văn hóa mẫu quốc. Phương.Hai tạp chí này thu hút nhiều văn gia,thi sĩ danh tiếng, Ảnh hưởng rất lớn đến các thanh niên trí thức.
No comments:
Post a Comment