Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 11 February 2020

Việt Nam: Đổi mới và thách thức nhân quyền nếu EVFTA có hiệu lực?

  • 24 tháng 1 2020
  • Bản quyền hình ảnh NHAC NGUYEN
    Image caption Sản xuất ở Việt Nam
    Kỳ vọng Việt Nam xuất xe hơi điện và sản phẩm công nghệ 5G sang Mỹ cần được xem xét và chú ý về khía cạnh xuất sứ, một chuyên gia về kinh tế từ New York nói vói BBC News Tiếng Việt hôm 23/01/2020.
    Đang có trông đợi Nghị viện châu Âu sẽ chính thức thông qua Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) với Việt Nam trong tháng Hai.
    Một ý kiến khác nói EVFTA có thể giúp cho Việt Nam đa dạng hóa thêm thị trường.
    Đặc biệt, trên khía cạnh nhân quyền, các bình luận nói với BBC trong dịp này cho rằng Liên minh châu Âu sẽ vẫn hợp tác làm ăn với Việt Nam, phục vụ các lợi ích thương mại, kinh tế mà hai nước hy vọng cùng hưởng lợi khi hợp tác song phương, nhưng EU sẽ đề cao các giá trị về nhân quyền và dân chủ, trong lúc hợp tác với các đối tác.
    VN: Không để 'lươn chạch' chui vào bộ máy
    Bàn Tròn BBC: EVFTA sẽ thông qua trong lúc dư âm vụ Đồng Tâm còn nóng?
    EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?
    EVFTA: Nghị viện EU 'tiến gần đến việc thông qua'
    Trước hết, về thông tin nói có doanh nghiệp và bộ ngành ở Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ xe hơi điện và sản phẩm liên quan công nghệ thông tin 5G, Tiến sỹ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Thống kê của Liên Hiệp quốc tại New York, Hoa Kỳ, đưa ra bình luận với Bàn Tròn Thứ Năm:
    Bản quyền hình ảnh Bàn Tròn Thứ Năm
    Image caption Tiến sỹ Vũ Quang Việt từ New York cho rằng cần kiểm tra các công nghệ chế tạo xe hơi chạy bằng điện và các sản phẩm 5G định xuất sang Mỹ của Việt Nam có phải là công nghệ của bản thân Việt Nam hay là nước khác mượn tên Việt Nam
    "Tôi nghĩ phải xem xét kỹ có phải đó là kỹ thuật của Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, hay chỉ là sản phẩm của một nước khác dùng tên Việt Nam.
    "Mà sắp tới này, với hiệp định đối với lại EU này, chẳng hạn như hiện tại bây giờ, nhập khẩu xe hơi là cao khoảng 78%, khi mà hiệp định được thông qua, thì nó sẽ xuống zero.
    "Xuống zero như vậy, có nghĩa rằng một số sản phẩm về xe hơi của Việt Nam sẽ lại gặp vấn đề cạnh tranh. Bây giờ là được bảo hộ bằng thuế, nhưng sắp tới, nhiều công ty sẽ phải đóng cửa.
    "Tôi nghĩ cái đó là tốt thôi, bởi vì bản thânViệt Nam, cho tới bây giờ không có một kỹ thuật gì để xây dựng một ngành công nghiệp về ô tô mà chủ yếu là lao động cơ bắp để mà phục vụ sản xuất nước ngoài."

    'Liên thông mới phát triển'

    PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, nhà nghiên cứu đang giảng dạy tại một Đại học ở Hà Nội, nêu quan điểm tại cuộc hội luận:
    "Rõ ràng rằng bất kỳ một ngành nào của Việt Nam mà có liên thông được với nước ngoài thì mới phát triển được.
    "Còn như một ngành nào của Việt Nam mà chúng ta chỉ trông cậy vào nội lực, hoặc mấy nước loanh quanh láng giềng, thì đều không phát triển được.
    "Với kinh nghiệm của một người làm giáo dục lâu năm, tôi đưa ra một ví dụ là nếu Việt Nam công nhận theo công ước của WTO (Tổ chức thương mại thế giới) là giáo dục cũng là một ngành thương mại và cho phép đầu tư vào không có hạn chế như những ngành khác, thì tôi tin rằng là tình trạng giáo dục của Việt Nam sẽ khá hơn rất nhiều.
    "Và chúng ta không đến nỗi là phải kêu la thảm thiết như bây giờ, ví dụ như đơn giản nhất là chúng ta không đến nỗi là phải cãi nhau nhiều thế, mỗi một lần về sách giáo khoa, hay về giáo trình gì đó v.v...
    Bản quyền hình ảnh Bàn Tròn Thứ Năm
    Image caption PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng Việt Nam 'vừa làm, vừa học' không tồi khi mở cửa hợp tác với quốc tế hai thập niên qua
    "Nhưng chúng ta thấy rằng những ngành mà có độ mở cao, ví dụ như là IT (công nghệ thông tin), hay là điện tử v.v..., thì sự phát triển của nó bắt đầu ở Việt Nam từ con số không, ví dụ như là công nghiệp, thì chúng ta đều phát triển không kém gì các nước khác. Cho nên tôi cũng rất mong là có một hiệp định như vậy."
    Về độ sẵn sàng hội nhập và hợp tác lần này của Việt Nam với EU, trong hai hiệp định mới nếu được thông qua, chuyên gia về thương mại quốc tế bình luận:
    "Chúng ta mới hội nhập mới được hơn 20 năm, cách làm của người Việt Nam từ trước tới giờ là nước đến chân mới nhảy và chúng ta vừa làm, vừa học.
    "Việt Nam vừa làm, vừa học cũng không phải là đến nỗi tệ.
    "Mặc dù ký một hiệp định giống như là mua vé lên một con tàu và chúng ta sẽ phải thấy một vấn đề là trong cùng một sân chơi, thì ai mà có kinh nghiệm hơn, người ta sẽ được lợi nhiều hơn. Giống như là một sự phân tích (từ trước) của chuyên gia Phạm Chi Lan, thì thấy rằng trong hiệp định thương mại Việt Nam với Hàn Quốc, thì bên Hàn Quốc có lợi 70% và bên Việt Nam chỉ có lợi được 30%.
    "Nhưng có thể thấy mặc dù có lợi ít hơn, qua tất cả những hiệp định ấy thì doanh nghiệp Việt Nam, cũng như là bên chính phủ và các cơ quan quản lý của nhà nước cũng có tiến bộ, mặc dù tôi đánh giá là sự tiến bộ của doanh nghiệp lớn hơn, so với sự tiến bộ của các nhà quản lý."
    EVFTA giúp VN thoát rơi vào 'vòng xoáy' Trung Quốc?

    'Một cái nhìn xa'

    Hôm 22/01, từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định nói với BBC:
    "Rõ ràng là nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều sự lệ thuộc vào nền kinh tế của Trung Quốc, và việc nếu không thông qua hai hiệp định này, thì Việt Nam sẽ mất một cơ hội phát triển thương mại với châu Âu và do đó họ sẽ dễ dàng đi đến một vòng xoáy mà Trung Quốc đặt ra và muốn kéo Việt Nam vào một hiệp định thương mại mà Trung Quốc khởi xướng.
    "Mà do đó, sẽ cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc hơn. Châu Âu đã có một cái nhìn rất xa là cân nhắc những yếu tố khác nhau, trong đó kể cả vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, để xem xét và họ quyết định rằng vẫn thúc đẩy thương mại phát triển.
    "Và tôi cho là có thương mại phát triển, thì đó mới là một đòn bẩy tốt để mà Việt Nam tuân thủ cam kết của mình, trong đó có cam kết rất quan trọng trong việc cho phép lập hội và công nhận những công đoàn độc lập."
    "Và đây sẽ là bước thử thách lớn với nhà cầm quyền Việt Nam và theo tôi hiểu, Việt Nam vừa rồi cũng phải sửa đổi bộ luật lao động để chấp nhận một hình thức là công đoàn độc lập.
    "Đó là một dấu hiệu mà tôi cho là rất tích cực mà Việt Nam không thể từ bỏ cam kết một khi hai bản hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư này được phê chuẩn."
    Bản quyền hình ảnh Bàn Tròn Thứ Năm
    Image caption Luật sư Nguyễn Văn Đài (phải) từ CHLB Đức cho rằng cải thiện tình trạng nhân quyền là 'câu chuyện riêng' của người Việt Nam tự giải quyết,, quốc tế chỉ có vai trò 'hỗ trợ bên ngoài'.
    Tham gia Bàn Tròn Thứ Năm ngay tại Studio của chương trình ở London, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đến từ CHLB Đức, nói với BBC:
    "Quan điểm của tôi cũng đánh giá giống như quan điểm của Luật sư Lê Công Định, bởi vì chúng tôi là những người học luật, chúng tôi biết là phải tận dụng tối đa lợi thế, mà nội dung của Hiệp định EVFTA có chứa định nội dung về nhân quyền để mình sử dụng cái đó để làm công cụ hướng dẫn cho người dân trong nước đấu tranh như thế nào để cải thiện tình trạng nhân quyền trong nước.
    "Bởi vì muốn cải thiện tình trạng nhân quyền, nó phải là câu chuyện của người Việt Nam, do người Việt Nam giải quyết với nhau, còn EU hay là Mỹ, hay là các quốc gia khác, họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ từ bên ngoài. Còn nỗ lực chính là phải là dân.
    "Trong nội dung hiệp định, có cho phép thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở, rồi đến năm 2023, thì Việt Nam sẽ ký công ước cuối cùng của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), là Công ước 87, cho phép thành lập công đoàn từ cấp cơ sở đến cấp toàn quốc. Hiện tại theo Luật Lao động Việt Nam là chỉ đến cấp cơ sở thôi.
    "Thế nhưng mà chỉ với như vậy, cũng đã tốt cho người dân Việt Nam.
    "Với vai trò là những người hoạt động nhân quyền, trách nhiệm của chúng tôi là phải giải thích cho tầng lớp công nhân và nhân dân lao động ở trong nước hiểu quyền của họ là gì, làm sao để có thể bảo vệ được quyền của mình."

    'Vẫn có điểm chung'

    EVFTA: 'Cần phân biệt giữa thương mại và chính trị'
    Hôm 23/01, ngay trước Bàn Tròn Thứ Năm, cựu Trung tá Quân đội Việt Nam, bà Nguyễn Nguyên Bình đưa ra nhận định của mình với BBC:
    "Việc dựa vào ý kiến của các nước, rồi dựa vào các hiệp định và các hoạt động thương mại để gây áp lực về nhân quyền ở Việt Nam, thì tôi nghĩ là không phải mình phải dựa hoàn toàn vào đấy.
    "Và khi thấy hiện tượng ấy, thì cho là thất vọng, theo tôi không nghĩ thế, hơn nữa, tôi nghĩ là việc thương mại, quan hệ thương mại giữa các nước không phải chỉ là chính phủ của chính quyền Việt Nam nếu họ ký được hiệp định ấy mà họ được lợi từ hiệp định ấy, thì có phải chỉ có những người ấy có lợi đâu.
    "Vì Việt Nam bây giờ tuy rằng chưa phải hoàn toàn là kinh tế thị trường, nhưng nó vẫn là kinh tế thị trường, cho nên là nếu có quan hệ kinh tế thương mại tốt với khối châu Âu, thì nó cũng không chỉ có lợi cho những người cầm quyền, mà nó có lợi cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
    "Thế cho nên nếu chỉ dựa vào việc gây sức ép của châu Âu để mà đạt đến nhân quyền, thì tôi nghĩ là cũng không thể được.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Các hiệp định đã ký hôm 30/06/2029 giữa EU và Việt Nam cần được Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn
    "Và chính quyền Việt Nam bây giờ có những mâu thuẫn với nhân dân, nhưng cũng có những quyền lợi vẫn còn là chung giữa chính quyền và nhân dân.
    "Thế nếu để cho Việt Nam đơn độc, bị sức ép đến nỗi mà không còn quan hệ được với ai thì chả nhẽ họ lại càng dựa vào Trung Quốc, cai đó tôi không mong muốn một chút nào cả," nhà nghiên cứu về Trung Quốc nói.
    Nghị quyết khuyến nghị Nghị viện châu Âu phê chuẩn hai hiệp định về thương mại tự do và bảo hộ đầu tư đã ký với Việt Nam được một Ủy ban về Thương mại Quốc tế thuộc EU tiến hành thủ tục bỏ phiếu và được thông qua với các kết quả lần lượt là 29/6 cùng với năm phiếu vắng mặt và 27/6 cùng với sáu phiếu vắng mặt hôm 21 tháng Giêng tại châu Âu.
    Bình luận về kết quả của động thái này, từ Hà Nội hôm 23/01, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC:
    "Đối với tôi, không hề ngạc nhiên về việc bỏ phiếu quyết định của INTA, tức là ủy ban đối ngoại của Liên minh châu Âu về việc khuyến nghị Quốc hội châu Âu thông qua hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và các hiệp định đầu tư giữa Việt Nam và EU,
    "Hiệp định thương mại, họ khuyến nghị là sẽ được thông qua hoặc là không thông qua vào khoảng giữa 10-13/02 tới đây, tức là trong vòng hai tuần nữa, còn hiệp định đầu tư, thì Quốc hội từng nước sẽ phải thông qua...
    "Đây là một hiệp định thương mại và đầu tư, và đã là thương mại và đầu tư, thì nó liên quan chủ yếu đến vấn đề kinh tế, nó phục vụ cho lợi ích của các doanh nghiệp, của người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh, và nếu mà nó được thông qua, thì nó sẽ thúc đẩy việc phát triển thương mại giữa EU và Việt Nam.
    "Thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp EU tại Việt Nam, cũng như là các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn với EU. Và nếu mà được thông qua, thì nó sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và EU. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh là cả hai bên đều mong ước có hiệp định này, chứ không phải là Việt Nam là một bên 'đi xin', còn EU là bên 'thí' cho, như một số người có thể hiểu lầm.
    'EVFTA không phải là xin - cho giữa VN và EU'
    "Và tôi nhắc lại đây là một hiệp định thương mại. Tất nhiên, nó có các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhưng mà nhân quyền, dân chủ, chắc chắn không phải là đề tài chính của hai hiệp định này giữa Việt Nam và EU," ông Quang A nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội.

    Những mốc thời gian chính của EVFTA

    Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
    Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
    Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
    Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Nữ công nhân trong một xưởng đóng gói hoa tươi ở Đà Lạt
    Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:
    - Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.
    - Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.
    Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
    Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
    Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
    Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
    Quý vị bấm vào đường link này để theo dõi Bàn Tròn Thứ Năm bàn về chủ đề chuyển động của các hiệp định giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh dư âm vụ Đồng Tâm vẫn còn nóng.

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment