Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday, 19 February 2020

Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo Wall Street Journal vì bài họ không viết

  • 1 giờ trước
  • Bản quyền hình ảnh Getty Images
    Image caption Hai nhà báo Mỹ và một công dân Úc làm việc cho Wall Street Journal bị buộc phải rời Trung Quốc trong vòng 5 ngày
    Hai nhà báo Mỹ và một công dân Úc làm việc cho Wall Street Journal bị buộc phải rời Trung Quốc vì bài ý kiến không do họ viết bị ông Cảnh Sảng gọi là 'phân biệt chủng tộc'.
    Trong diễn biến mới nhất liên quan đến virus corona, hay đúng hơn là đánh giá của truyền thông về nỗ lực phòng chống bệnh dịch ở Trung Quốc, Bắc Kinh trục xuất cả ba nhà báo nước ngoài.
    Hai trong số họ là công dân Mỹ - Josh Chin, phó chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Bắc Kinh, Chao Deng - và người thứ ba là công dân Úc, Philip Wen.
    Đây là lần đầu tiên từ trên 20 năm qua, nhà báo nước ngoài có giấy phép hoạt động tại Trung Quốc bị yêu cầu rời nước này.
    Vụ việc xảy đến sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, ông Cảnh Sảng, gọi một bài xã luận trên Wall Street Journal về công tác phòng chống virus corona của chính quyền Trung Quốc là "mang tính hạ thấp Trung Quốc, và phân biệt chủng tộc".
    Bài viết đó đáng giá rằng cách chính quyền Trung Quốc phản ứng trước bệnh dịch ở Vũ Hán những ngày đầu là "mang tính bưng bít, chỉ vì lợi ích của nhà nước".
    Theo nội dung bài đó thì niềm tin trên toàn cầu đối với Trung Quốc "đã bị lung lay".
    Ông Cảnh Sảng cho rằng bài báo "phân biệt chủng tộc" này đã "hạ thấp nỗ lực của chính quyền Trung Quốc phòng chống dịch virus corona mà đến nay đã giết chết hơn 2000 người ở nước này.
    Ba nhà báo có 5 ngày để ra khỏi Trung Quốc.
    Câu chuyện từ Pháp: Dịch cúm do virus corona và 'nạn kỳ thị'
    Virus corona: Vì sao hai phóng viên ở Vũ Hán mất tích?
    'Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi'
    Bệnh viện có kỳ thị khi từ chối nhận sản phụ người Vĩnh Phúc?

    Các chính phủ bị phê phán

    Quyết định của Trung Quốc về báo Wall Street Journal được công bố ngay sau khi chính quyền Hoa Kỳ cho biết hôm 18/2 rằng họ sẽ bắt đầu coi năm cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc đang hoạt động tại Hoa Kỳ như sứ quán nước ngoài.
    Theo đó, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các cơ quan này phải đăng ký nhân viên và tài sản với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
    Bản quyền hình ảnh Youtube
    Image caption Hai nhà báo TQ 'mất tích' sau khi đăng video trên mạng về tình hình bên trong Vũ Hán
    Quyết định này sẽ áp dụng với Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CCTV, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc, Trung Quốc Nhật báo và Cơ quan phát triển Hai Tian Hoa Kỳ.
    China Daily là báo tiếng Anh của chính quyền Trung Quốc, còn Hai Tian Hoa Kỳ là công ty phân phối tờ Nhân dân Nhật báo (People's Daily), cơ quan báo chí chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Cũng liên quan đến truyền thông và virus corona, hai nhà báo là công dân Trung Quốc vẫn bị mất tích từ tuần trước.
    Hai ông Phương Bân (Fang Bin) và Trần Thu Thực (Chen Qiushi) đã đăng tải video, hình ảnh và những câu chuyện kịch tính bên trong thành phố Vũ Hán hoàn toàn bị cách ly vì bệnh dịch.
    Còn tại Nhật Bản, việc xử lý khủng hoảng liên quan đến du thuyền Diamond Princess có một số hành khác nhiễm virus cũng bị phê phán.
    Hoa Kỳ lên tiếng nói công tác ngăn ngừa virus lây lan trên tàu là "không đủ", và chính phủ Nhật cũng bị một số hành khách trả lời báo chí hoặt viết trên mạng xã hội chỉ trích.
    Sau 14 ngày cách ly trên tàu Diamond Princess, vào hôm thứ Tư 18/02 Bộ Y tế Nhật nói khách có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 cũng như không có triệu chứng nào được lên bờ.
    Con tàu này đã qua Việt Nam cuối tháng 1 năm nay.
    Cách Campuchia xử lý vụ tàu Westerdam cũng bị phê phán.
    Bản quyền hình ảnh EPA
    Image caption Ông Hun Sen tỏ ra không hề sợ virus khi đích thân đến đón hành khách tàu MS Westerdam xuống cảng Sihanoukville
    Theo BBC News, bác sĩ Asok Karup từ phòng khám 'Infectious Diseases Care' ở Singapore nói đáng ra, tất cả cách hành khách trên chiếu tàu này phải được kiểm tra sức khỏe đúng tiêu chuẩn y tế và bị cách ly.
    Ông cho rằng giải pháp để hành khách "tự xác nhận" họ không còn triệu chứng gì là hoàn toàn không đúng đắn.
    Theo bác sĩ Karup, việc sống trên chiếc tàu hai tuần "không thể coi là biện pháp cách ly đúng đắn".
    Thủ tướng Hun Sen của Campuchia đã làm động tác thu hút dư luận khi tới cảng Sihanoukville đón các khách từ du thuyền Westerdam sau khi con tàu bị Thái Lan và một số nước khác không cho vào cảng.
    Nay các hành khách từ Westerdam đã được hãng chủ tàu Holland America "kiểm tra sức khoẻ" và công ty này hôm thứ Ba nói mọi hàng khách và thủy thủ đoàn có kết quả xét nghiệm virus corona "âm tính".
    Nhưng sau đó, một người từng là hành khách tàu Westerdam từ Campuchia về Malaysai đã thử virus Covid-19 dương tính.
    Điều này dẫn tới lo ngại có các hành khách khác mà nay đã rời khỏi tàu cũng dính virus.
    Quyết định của Campuchia cho tàu này vào cảng thứ Năm tuần trước vốn được WHO ca ngợi, nay bị đặt câu hỏi.
    Các nước này sau đó đang phải tiến hành công tác tìm lại các hành khách đã rời tàu.
    Bản quyền hình ảnh Takashi Aoyama
    Image caption Một hành khách mang nón kỷ niệm từ Việt Nam xuống tàu Diamond Princess ở Yokohama hôm 18/02

    Chủ đề liên quan

    Tin liên quan

    No comments:

    Post a Comment