Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 2 April 2019

Mạng xã hội nói về vụ Tuổi Trẻ Online

  • 17 tháng 7 2018
  • Bản quyền hình ảnh Other
    Image caption Từ hôm 17/7, báo Tuổi Trẻ cập nhật tin trên trang fanpage thay cho phiên bản online
    Mạng xã hội bàn luận sôi nổi quanh chuyện phiên bản online của tờ báo hàng đầu của Việt Nam bị tạm ngưng ba tháng.
    Từ hôm 17/7, những người truy cập website Tuoitre.vn chỉ còn thấy thông báo: "Thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Báo chí, Bộ Thông tin và truyền thông, báo Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) tạm dừng hoạt động đến ngày 16-10-2018."
    "Tuổi Trẻ Online gửi lời xin lỗi chân thành đến toàn thể bạn đọc vì không thể phục vụ bạn đọc trong thời gian này."
    "Tuổi Trẻ vẫn tiếp tục cập nhật tin tức, phóng sự điều tra, bình luận... trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối tuần, Tuổi Trẻ Cười.."
    Tuy vậy, fanpage của tờ báo này vẫn cập nhật đều đặn.
    Một ngày trước, Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí điện tử của tờ Tuổi Trẻ Online, và phạt báo Tuổi Trẻ 220 triệu đồng.
    Quyết định xử phạt do Cục trưởng Cục báo chí Lưu Đình Phúc ký, giải thích báo Tuổi Trẻ có hai hành vi "vi phạm hành chính".
    Một trong hai hành vi được kết luận là "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng" trong bài báo "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" đăng trên Tuoitre.vn ngày 19/6/2018.
    Bài báo này ban đầu viết Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông "đồng tình với kiến nghị của cử tri" cần có Luật biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về việc này.
    Cục Báo chí nói khi tiếp xúc cử tri ngày 19/6 ở TPHCM, ông Quang không phát biểu như vậy.
    Vì bài này, báo Tuổi Trẻ phải đóng phạt 50 triệu đồng, phải cải chính, xin lỗi.
    Ông Nguyễn Trung Dân nói về báo chí Việt Nam

    'Tăng cường kiểm duyệt'

    Giới truyền thông chia sẻ nhiều góc nhìn về lệnh đình bản Tuổi Trẻ Online của Cục Báo chí trên Facebook hôm 17/7. BBC ghi nhận một vài ý kiến trong số đó:
    Nhà báo Khôi Nguyên, báo Người Việt (California, Mỹ) viết trên Facebook: "Bạn có tin là phóng viên, biên tập viên mảng 'chính trị xã hội' của một tờ báo lớn như Tuổi Trẻ dám 'dựng đứng' lời phát biểu của ông Chủ tịch nước hay không? Tôi thì tôi không tin! Tôi nói điều này kể cả sau khi đã đọc lời 'cải chính' của báo Tuổi Trẻ."
    Nhà báo Hoàng Tư Giang, báo Tuần Việt Nam/VietNamNet: "Rất buồn nhưng đúng/sai thì nhận. Đó mới là cách đứng dậy văn minh, mạnh mẽ hơn! See you in 3 months (Hẹn gặp lại ba tháng tới), Tuổi Trẻ."
    Blogger Dương Tú từ Hoa Kỳ chia sẻ: "Về bài "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình", ông Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri TP.HCM với vai trò đại biểu Quốc hội chứ không phải Chủ tịch nước. Do đó, nếu Tuổi Trẻ đưa tin không đúng về phát biểu của một đại biểu Quốc hội, đại biểu đó có quyền yêu cầu báo chí cải chính, xin lỗi, hoặc kiện ra tòa. Tuổi Trẻ và cử tri có quyền chất vấn đại biểu Quang về phát biểu này cũng như quan điểm của ông Quang về luật biểu tình."
    "Về thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây?", với tiền lệ này, nếu muốn phạt hay đình bản bất kỳ tờ báo nào, chỉ cần cử một nhóm chuyên đi bình luận "gây mất đoàn kết dân tộc" dưới các bài báo. Chờ các báo không xóa kịp bình luận là chụp ngay màn hình để xử lý."
    "Nói cách khác, quyết định xử phạt Tuổi Trẻ là thông điệp về tiếp tục tăng cường kiểm duyệt, siết chặt tự do ngôn luận đối với cả báo chí lẫn bạn đọc."
    Bản quyền hình ảnh Fb Tran Phi Tuan
    Image caption Trang nhất bản báo giấy Tuổi Trẻ ngày 17/7
    Ông Đặng Tâm Chánh, cựu tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị: "Trước đây là dẹp tiệm báo Sài Gòn Tiếp Thị, bây giờ là đình bản Tuổi Trẻ online ba tháng. Đó là những tờ báo duy trì mạng sống bằng tiền của người đọc, không phải bằng tiền của ngân sách, càng không phải bằng tiền của Đảng."
    "Đình bản hay đóng cửa thì cùng lắm Đảng chỉ bố trí được công việc cho lãnh đạo báo là cán bộ thuộc cấp ủy quản lý. Hàng trăm người lao động khác cùng gia đình họ mất việc, mất ăn, mất học không có trong lo lắng của các vị. Các vị được nuôi bằng tiền của dân mà dân có đuổi được các vị ra đường đâu."
    "Các vị không nuôi chúng tôi ngày nào, người nuôi chúng tôi cũng đang nuôi chúng tôi tử tế, các vị không cho họ nuôi nữa bằng cách tước của họ quyền tiếp cận sản phẩm. Các vị nói tự do báo chí không mắc cỡ miệng khi quyền tự do ấy chỉ là quyền tự do đình bản, dẹp tiệm báo chí."
    "Các vị có quyền, nhưng dữ lắm là tới cán bộ của các vị. Có xử lý ngang ngược kiểu nào thì cũng là chuyện trong tổ chức của các vị. Tờ báo là của người đọc. Cũng như đất nước này là của nhân dân."
    Kinh nghiệm '50 năm làm báo hai lề'
    Blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018
    Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988
    VN: Làm báo kiểu làm... tiền!
    Nhà báo Huy Đức, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ: "Tôi không đủ các dữ liệu để đánh giá thiệt hại về vật chất và thương hiệu cho Tuổi Trẻ khi bản online bị đóng cửa. Trong thời đại ngày nay, bản online, cho dù doanh thu trực tiếp có thể ít hơn, nhưng nó là một "chân" của tờ báo, nó giúp tờ báo in lan tỏa, giúp gia tăng giá trị (thương hiệu) và thu nhập. Tổn thất này của Tuổi Trẻ là vô cùng to lớn."
    "Trong hệ thống thứ bậc chính trị, Tuổi Trẻ, tuy chỉ là một tờ báo cấp phòng nhưng sức lan tỏa của nó lớn hơn rất nhiều những tờ cấp bộ và cấp vụ khác."
    "Tuổi Trẻ là một trong những tờ báo báo chí nhất và chuyên nghiệp nhất. Nhưng, ở góc độ công cụ tuyên truyền cho chế độ, Tuổi Trẻ cũng là đắc lực nhất. Trong không gian thông tin ngày nay, đình bản bản online những tờ báo chính thống như Tuổi Trẻ tuy có gây thiệt thòi cho người đọc nhưng xét kỹ, chính hệ thống tuyên truyền của Đảng mới thiệt hại rất nhiều."
    Ông Trung Bảo, cựu phóng viên báo Thanh Niên: "Cho đến giờ vẫn chưa có gì thay đổi quyết tâm "lãnh đạo toàn diện" đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng mọi thứ đều đã được luật hóa. Tôi tự hỏi tại sao với báo chí, đảng cầm quyền lại không để nó vận hành như một doanh nghiệp."
    "Chịu sự chi phối và điều phối bởi các bộ luật như mọi chủ thể khác đang hoạt động trên đất nước này. Có thể nhiều người ủng hộ quyền lực của đảng sẽ nạt nộ: "Thế thì loạn à?", nhưng hãy nhớ lại chỉ 20 năm trước đây thôi thị trường chứng khoán vẫn còn bị coi là "công cụ bóc lột của giới chủ tư bản" trong nhiều văn kiện đảng, lùi xa hơn là 30 năm trước, doanh nghiệp tư nhân vẫn là một hình thức "người bóc lột người".
    "Báo chí cũng vậy, cũng chỉ là một "diện" của đời sống mà đảng Cộng sản muốn quản lý. Có muốn hay không thì báo chí cũng sẽ tìm cho được cách hoạt động tự do, bởi những nhu cầu bắt buộc của xã hội. Vậy hãy quản lý bằng cách rút dần bàn tay điều hành trực tiếp ra khỏi lĩnh vực này mà để thị trường điều tiết và chi phối bằng luật pháp."
    "Đồng thời, xin tha cho người làm báo cái vai trò "chiến sĩ thông tin" để rồi ra ân, ra uy bằng cái thẻ nhà báo. Hãy để họ được làm báo bằng các quy tắc nghề nghiệp đã có từ hàng trăm năm nay, đừng bắt những nhà báo có lương tâm phải đau khổ khi đứng trước những sự thật không được chuyển lên mặt báo, phải tủi nhục khi ai ai cũng có thể khinh khi rẻ rúng một nghề nghiệp đầy cao quý như nghề báo."

    Tin liên quan

    Lois Weber, nữ đạo diễn làm thế giới choáng váng

    'Nước tương giả' đang bán đầy Nhật Bản

    Việt Nam là nước lớn hay nhỏ?

    Brexit và băn khoăn của sinh viên châu Á

    Tham nhũng cấp cao ở Nhật Bản diễn ra thế nào?

    Vụ tước quốc tịch của Phạm Quang Minh Amin

    Brexit: Nghị sỹ Anh phủ quyết các nội dung gì?

    Vụ chùa Ba Vàng 'có trách nhiệm của chính quyền'?

    No comments:

    Post a Comment