Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Thursday, 4 April 2019

Mỹ tăng cường hiện diện tại các đảo quốc Thái Bình Dương



Palau là một quần đảo gồm hơn 250 hòn đảo ở Thái Bình Dương


Hoa Kỳ đang mở rộng sự hiện diện quân sự ở những hòn đảo nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược ở Thái Bình Dương như là một phần trong chiến dịch ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và xây dựng các mối quan hệ dọc theo một dải rộng lớn ở Thái Bình Dương vốn lâu nay ít được để ý.
Phần lớn trọng tâm mới tập trung vào Micronesia, một nhóm đảo chỉ có trên 100.000 dân nằm gần điểm giữa trong vùng biển rộng 5.000 hải lý giữa Hawaii và Philippines.
Quân đội Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán với Micronesia về việc mở các cơ sở hải quân mới và mở rộng một đường băng, theo các quan chức chính quyền Micronesia và một biên bản chính thức của cuộc gặp quan chức quốc phòng hai nước hồi tháng 12 năm 2018.
Quân đội Mỹ cũng đang bàn thảo việc tổ chức tập trận chung ở Micronesia, cũng theo biên bản này và theo các quan chức Bộ Quốc phòng.
Việc mở rộng quan hệ diễn ra khi các nhà hoạch định quân sự Mỹ đang tái tập trung trở lại vào những hòn đảo chiến lược ngoài rìa và gần như bị quên lãng ở Thái Bình Dương.
Hồi tháng 1, Hải quân Mỹ dự tính mở cửa trở lại ở Adak thuộc quần đảo Aleutia một căn cứ đã đóng cửa trên đảo Alaska và sẽ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải – một phần là để ngăn chặn sự bành trướng của Nga và Trung Quốc ở Bắc Băng Dương.
Theo đó, Washington muốn lôi kéo thêm nhiều đối tác mới trong khi củng cố các quan hệ cũ ở Thái Bình Dương thông qua các khoản đầu tư và viện trợ và nhấn mạnh vào liên minh với Washington chứ không phải với Bắc Kinh.
“Chúng tôi đang khởi động lại sự can dự của chúng tôi vào các đảo quốc Thái Bình Dương để duy trì khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở và tự do, duy trì sự tiếp cận và thúc đẩy vị thế của chúng tôi như là một đối tác an ninh được chọn mặt gửi vàng,” Trung tá Dave Eastburn, phát ngôn nhân Lầu Năm Góc, cho biết.
Micronesia không phải là quốc gia duy nhất mà quân đội Mỹ muốn củng cố quan hệ. “Chúng tôi đang xem xét những cách thức để tăng cường sự can dự vào những tiểu vùng khác nữa, nơi mà New Zealand và Australia lâu nay vẫn giữ vai trò lãnh đạo và đang đóng vai trò quan trọng,” ông Eastburn nói thêm.
Liên bang Micronesia, cùng với Cộng hòa Marshall và Palau, đều có quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ. Mặc dù là những quốc gia độc lập, họ đã ký những hiệp ước được gọi là thỏa thuận liên kết tự do với Mỹ vốn cho họ những khoản viện trợ, trợ giúp và các lợi ích khác trong khi Mỹ có được mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ ở những khu vực chiến lược này.
Những quốc gia này cũng tập trung xung quanh các lãnh thổ Mỹ, chẳng hạn Guam, với các cơ sở quân sự lớn. Điều này khiến chúng càng có tầm quan trọng chiến lược.
Sự can dự của Mỹ vào các quốc đảo Thái Bình Dương đã có từ hơn một thế kỷ. Nó đóng vai trò quan trọng để phục vụ các mục tiêu của Mỹ trong Đệ nhị Thế chiến và nằm trong ‘chiến dịch nhảy đảo’ từ lãnh thổ Mỹ đến đảo chính của Nhật Bản.
“Hoa Kỳ từ lâu đã là một quốc gia Thái Bình Dương,” ông Doug Domenech, quan chức phụ trách các vấn đề đảo và quốc tế tại Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, vốn quản lý các thỏa thuận này, nói. “Và đúng vậy, có thể chúng tôi đã tập trung vào các khu vực khác, nhưng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã bắt đầu tập trung trở lại vào khu vực này.”
Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mặc dù Mỹ có sự hiện diện liên tục ở đây kể từ Đệ nhị Thế chiến, khu vực này vẫn đáng được lưu tâm nhiều hơn.
“Thái Bình Dương là một khu vực có cạnh tranh trong vòng từ 5 đến 10 năm qua,” một quan chức Bộ Ngoại giao giấu tên nói. “Do đó, có những biện pháp mà chúng tôi thực hiện để tăng cường nỗ lực này.”
Mặc dù các đảo quốc này trong nhiều năm qua vẫn được xem là nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, Bắc Kinh đã tìm cách tiến vào mặc dù bằng những cách ít được để ý hơn so với việc họ bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Ảnh hưởng của Trung Quốc thường đến với dạng sự hào phóng về kinh tế, điều mà khu vực dựa chủ yếu vào viện trợ này luôn hoan nghênh.
“Chúng tôi đẩy mạnh cuộc chơi bởi vì có quan ngại ngày càng tăng về chính sách ngoại giao nợ của Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới,” quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ này cho biết. Mỹ sẽ triển khai thêm các nhà ngoại giao đến khu vực để phát triển mối quan hệ, cũng theo quan chức này.
Bắc Kinh lâu nay vẫn nói rằng các khoản viện trợ và đầu tư của họ không làm các nước này bị kẹt trong bẫy nợ.
Bắc Kinh đã cung cấp cho Micronesia một khoản viện trợ không được tiết lộ, theo lời của đại sứ đảo quốc này ở Washington, Akillino Harris Susaia. Các khoản viện trợ này được trang trải cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vốn yêu cầu phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn tài trợ ấy được Micronesia hoan nghênh, ông Susaia nói.
Đồng thời, ông cũng hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn cũng như sự quan tâm trở lại của Mỹ ở các hòn đảo này.
Tổng thống các nước Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall dự định sẽ có một chuyến thăm lịch sử đến Mỹ để gặp Tổng thống Donald Trump – lần đầu tiên nguyên thủ của ba nước này gặp một Tổng thống Mỹ.
Đại sứ Mỹ ở Micronesia Robert Riley nói nước ông ‘cung cấp cho Micronesia mức độ phòng vệ và an ninh như là chính Micronesia tự bảo vệ mình vậy và không còn cam kết nào cao hơn nữa.”
Một đại diện Không quân Mỹ tại cuộc gặp tháng 12 nhắc tới mối quan tâm của Mỹ trong việc mở rộng một đường băng tại một sân bay ở Micronesia gần với lãnh thổ Guam của Mỹ.
Một quan chức quốc phòng khác của Mỹ cũng có mặt ở cuộc gặp nói rằng Mỹ muốn mời Micronesia tham dự các cuộc tập trận Pacific Pathways lần đầu tiên vào năm 2020.


No comments:

Post a Comment