Các thượng nghị sĩ Mỹ muốn mạnh tay xử lý ‘hành vi xấu’ của Nga
Các thượng nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ Hoa Kỳ hôm 3/4 giới thiệu một
dự luật nhằm ngăn chặn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ bằng cách đe
dọa áp đặt các chế tài gắt gao đối với các ngành ngân hàng, năng lượng
và quốc phòng cũng như nợ công của nước này.
“Đạo luật Ngăn chặn” là nỗ lực mới nhất của các nhà lập pháp Mỹ nhằm gia tăng áp lực lên Moscow liên quan tới điều mà họ coi là một loạt các hành vi xấu, từ gây hấn ở Ukraine và can dự vào cuộc nội chiến ở Syria cho đến những nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ.
Biện pháp này được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio. Họ đã đệ trình một dự luật tương tự vào năm ngoái và giành được sự ủng hộ lưỡng đảng, nhưng không bao giờ được đưa ra biểu quyết bởi các lãnh đạo của phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện, những người vốn có quan hệ mật thiết với Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump đã thuận theo một số nỗ lực trước đây của Quốc hội để gia tăng các chế tài đối với Nga, dù đôi khi miễn cưỡng.
Những người ủng hộ hành động mạnh hơn chống lại Nga tin rằng các biện pháp như vậy sẽ có triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2019 vì quyền kiểm soát Hạ viện nằm trong tay phe Dân chủ, những người sẵn lòng kháng cự Nhà Trắng hơn phe Cộng hòa.
Đạo luật sẽ quy định Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (DNI) xác định, trong vòng 30 ngày kể từ bất kì cuộc bầu cử liên bang nào, liệu Nga hay các chính phủ nước ngoài khác hoặc bất cứ ai làm đại diện của chính phủ đó, có tham gia can thiệp bầu cử hay không.
Nếu DNI kết luận có sự can thiệp như vậy xảy ra, các chế tài bắt buộc sẽ được áp đặt trong vòng 10 ngày, kèm những biện pháp khác, nhắm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga.
Đạo luật sẽ cho phép các chế tài được áp đặt lên hai hoặc nhiều ngân hàng Nga sau đây: Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Vnesheconombank và Rosselkhozbank.
Nó cũng sẽ ra lệnh cấm tất cả các giao dịch thuộc thẩm quyền tài phán của Mỹ trong nợ công của Nga, trái phiếu chính phủ Nga và nợ của bất kì thực thể nào thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ Nga.
Các chế tài sẽ bao gồm chặn - phong tỏa mà không thu giữ - bất kì tài sản nào ở Mỹ của những đối tượng bị nhắm mục tiêu chế tài, bao gồm các nhân vật chính trị cao cấp của Nga và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Nga phủ nhận cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhưng các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Mỹ kết luận rằng Moscow đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để tăng cơ hội cho ông Trump vào được Nhà Trắng.
Một cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller không xác định các thành viên của ban vận động Trump âm mưu với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, theo một bản tóm tắt được công bố bởi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vào tháng trước.
Đạo luật Ngăn chặn nhắm vào Nga nhưng lưu ý rằng tình báo Mỹ đã xác định Trung Quốc, Iran và Triều Tiên là các mối đe dọa lớn trên mạng từ các chính phủ nước ngoài. Nó cũng yêu cầu chính quyền Trump trình cho Quốc hội một chiến lược ngăn chặn sự can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ cho mỗi quốc gia đó và các quốc gia khác thuộc diện quan tâm đáng kể.
“Đạo luật Ngăn chặn” là nỗ lực mới nhất của các nhà lập pháp Mỹ nhằm gia tăng áp lực lên Moscow liên quan tới điều mà họ coi là một loạt các hành vi xấu, từ gây hấn ở Ukraine và can dự vào cuộc nội chiến ở Syria cho đến những nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ.
Biện pháp này được giới thiệu bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio. Họ đã đệ trình một dự luật tương tự vào năm ngoái và giành được sự ủng hộ lưỡng đảng, nhưng không bao giờ được đưa ra biểu quyết bởi các lãnh đạo của phe Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện, những người vốn có quan hệ mật thiết với Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump đã thuận theo một số nỗ lực trước đây của Quốc hội để gia tăng các chế tài đối với Nga, dù đôi khi miễn cưỡng.
Những người ủng hộ hành động mạnh hơn chống lại Nga tin rằng các biện pháp như vậy sẽ có triển vọng sáng sủa hơn trong năm 2019 vì quyền kiểm soát Hạ viện nằm trong tay phe Dân chủ, những người sẵn lòng kháng cự Nhà Trắng hơn phe Cộng hòa.
Đạo luật sẽ quy định Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (DNI) xác định, trong vòng 30 ngày kể từ bất kì cuộc bầu cử liên bang nào, liệu Nga hay các chính phủ nước ngoài khác hoặc bất cứ ai làm đại diện của chính phủ đó, có tham gia can thiệp bầu cử hay không.
Nếu DNI kết luận có sự can thiệp như vậy xảy ra, các chế tài bắt buộc sẽ được áp đặt trong vòng 10 ngày, kèm những biện pháp khác, nhắm vào các ngân hàng và công ty năng lượng của Nga.
Đạo luật sẽ cho phép các chế tài được áp đặt lên hai hoặc nhiều ngân hàng Nga sau đây: Sberbank, VTB Bank, Gazprombank, Vnesheconombank và Rosselkhozbank.
Nó cũng sẽ ra lệnh cấm tất cả các giao dịch thuộc thẩm quyền tài phán của Mỹ trong nợ công của Nga, trái phiếu chính phủ Nga và nợ của bất kì thực thể nào thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ Nga.
Các chế tài sẽ bao gồm chặn - phong tỏa mà không thu giữ - bất kì tài sản nào ở Mỹ của những đối tượng bị nhắm mục tiêu chế tài, bao gồm các nhân vật chính trị cao cấp của Nga và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga.
Nga phủ nhận cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử ở Mỹ. Nhưng các cơ quan tình báo và thực thi pháp luật của Mỹ kết luận rằng Moscow đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để tăng cơ hội cho ông Trump vào được Nhà Trắng.
Một cuộc điều tra của Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller không xác định các thành viên của ban vận động Trump âm mưu với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, theo một bản tóm tắt được công bố bởi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr vào tháng trước.
Đạo luật Ngăn chặn nhắm vào Nga nhưng lưu ý rằng tình báo Mỹ đã xác định Trung Quốc, Iran và Triều Tiên là các mối đe dọa lớn trên mạng từ các chính phủ nước ngoài. Nó cũng yêu cầu chính quyền Trump trình cho Quốc hội một chiến lược ngăn chặn sự can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Mỹ cho mỗi quốc gia đó và các quốc gia khác thuộc diện quan tâm đáng kể.
No comments:
Post a Comment