Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 19 April 2019

Hiệp hội nạn nhân dioxin Việt Nam gửi thư đến tòa án Mỹ yêu cầu công lý cho các nạn nhân

Khu vực thực hiện Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Khu vực thực hiện Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Courtesy vava.org.vn
Hiệp hội nạn nhân chất da cam / Dioxin Việt Nam (VAVA) tuần này đã gửi thư đến tòa án Hoa Kỳ yêu cầu công lý cho các nạn nhân chất da cam Việt Nam.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 18/4/2019.
Tập đoàn hóa chất Hoa Kỳ Monsanto là một trong những nhà cung cấp chính của hơn 80 triệu lít thuốc diệt cỏ có chứa chất da cam mà Mỹ đã rải khắp miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến 1971 để khai quang những khu rừng rậm nhiệt đới bị cho là nơi ẩn náu của quân đội Bắc Việt Nam.
Trong thư gởi Tòa án Mỹ, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Phó chủ tịch VAVA và Chủ tịch Hiệp hội nạn nhân chất da cam / Dioxin thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam yêu cầu các nhà cung cấp thuốc diệt cỏ cho Hoa Kỳ trong chiến tranh phải chịu trách nhiệm bằng cách hỗ trợ cho người dân Việt Nam và xử lý môi trường,
Năm 2004, các nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam đã đệ đơn kiện 37 công ty hóa chất Mỹ, trong đó nổi bật là Monsanto và Dow Chemical, yêu cầu các công ty cung cấp thuốc diệt cỏ cho quân đội Mỹ trong chiến tranh phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ khắc phục hậu quả của chất da cam với con người và môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, đơn kiện này bị tòa liên bang Mỹ bác bỏ ba lần với lý do không đủ căn cứ.
Vào tháng 3 năm nay, một bồi thẩm đoàn liên bang ở San Francisco đã trình chứng cứ cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto có tác hại trực tiếp lên cơ thể con người, là yếu tố quan trọng gây ra bệnh ung thư của cư dân California Edwin Hardeman, 70 tuổi và yêu cầu Monsanto bồi thường cho Hardeman gần 81 triệu USD
Tòa án San Francisco tháng 8/2018 đã ra phán quyết buộc Monsanto phải bồi thường 288 triệu USD cho công dân Dewayne Johnson sau khi ông này bị ung thư vì tiếp xúc trong thời gian dài với thuốc diệt cỏ Roundup và Ranger Pro do công ty hóa chất này sản xuất.
Bằng cách nhấn mạnh những trường hợp này, VAVA hy vọng tòa án Hoa Kỳ sẽ xem xét vụ kiện kể từ năm 2004 để công lý được mang đến cho hơn 4,8 triệu nạn nhân chất da cam ở Việt Nam.

No comments:

Post a Comment