KINH MẠT PHÁP NHẤT TỰ ĐÀ LA NI
(MẬT GIÁO)
Dịch giả Sa môn Thich Viên Đức
LỜI TỰA
của soạn giả
của soạn giả
Xưa đức Như
Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển
dương pháp Đại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy
nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên
mãn, cho nên chỗ trở về chỉ là Nhứt thừa (Phật thừa). Song, Hiển giáo Mật tông
đều gồm thâu cả tánh tướng. Nghĩa lỳ Hiển giáo chia làm năm thời tóm lại gọi là
Tô Đại Lãm (Kinh). Mật bộ bao gồm ba tạng, riêng gọi là Đà Ra Ni (Thần chú).
Người đọc Hiển giáo cho rằng: Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch nhau, mà
không xét tận đến viên lý, cứu cánh. Còn người học Mật bộ, lấy Đàn, Ấn, Chữ,
Tiếng làm phép tắc, nhưng chưa biết chỗ thần thông bí áo. Vội cho Hiển giáo Mật
tông mâu thuẫn nhau, Tánh tông, Tướng tông lỗ tròn cán vuôn khó ăn khớp nhau.
Vì thế sanh tâm chống trái, chê bai, hủy báng. Tóm lại chỉ thiên chấp một khía
cạnh nào đó, mờ mịt tánh viên thông. Nếu không phải là bậc Chí Trí, làm sao
dung hội được các đầu mối sai khác, sự nghiệp có thành tựu, người mới hoằng
dương được đạo. Nay vì Hiển Mật Viên Thông pháp sư, trong thời bấy giờ, người
đời suy tôn Ngài là bậc anh ngộ, thiên tính của Ngài quá thông minh. Khi còn
nhỏ tuổi, Ngài lễ lạy các bậc danh sư cầu học. Trải qua 15 năm học hỏi rất tịnh
tường, nào là tham thiền hỏi đạo, học rộng nghe nhiều, về mặc nội điển Ngài
tinh thông các tông Ngũ giáo. Ngoại điển, Ngài thấu suốt các vấn đề bí áo của
trăm họ. Ái ố không giao xem, lợi danh chẳng màng đến. Đã thế mà Ngài lại nhàm
chán chốn đô thành, lành mình nơi hang núi.
Trải qua năm, tháng khổ
hạnh, tận tụy đem hết chí lực nghiên cùng chỗ thâm huyền của đại tạng thâu nắm
những yếu lý tinh ba thuộc lòng nơi tâm ý. Giải phẫu tất cả nghĩa lý rất rõ
ràng như các chỉ trên bàn tay. Ngài xem khắp giáo lý Đại, Tiểu Thừa, không ra
ngoài hai đường: Hiển Mật, cũng cùng một mục đích là chứng Thánh vị, nhập vào
được Diệu đạo Chơn như.
Xét nơi văn thể thời có
khác, nhưng đó cũng chỉ là sự vuông tròn hơn kém của mâm bát, còn chỗ trở về
nơi chánh lý thời đồng nhau. Như cái đồ để trong nhà đều gồm thâu cả không,
hữu. Thế mà người học lại vọng sanh dị nghị, mời mịt không biết chỗ thông dung.
Nhơn đó thâu góp biên thành tập sách tâm yếu này, văn thành một quyển, lý tận vạn
đường. Hội Tứ giáo tổng quy về viên thông, thâu Ngũ mật bộ gồm thành một bộ.
Hoà nhũ tô thành đề hồ. Thâu góp tinh ba, mây ráng làm thành cam lồ vị. Thật lạ
chỗ hội yếu của chư Phật. Đáng là kim chỉ nam cho người đời sau. Khiến ai xem
vào đây như gặp được ngọc minh châu như ý, chỗ sở cầu đều toại nguyện. Mong mỏi
các người nương theo đây mà thực hành như ăn trái thiện khiến, không có gì
không lành.
Trần Giác này nghĩ hổ
thẹn sự học hỏi còn sơ sài, lời văn không hoa lệ. Nhân gặp một ngày, tôi được
đến thăm thầy tôi, may mắn được nghe lời dạy dỗ như qua thủ phất trần, thoạt
tiên tôi mở mang được kiến thức hẹp hòi. Thầy dặn dò tôi: Nên đem truyền lại
cho người đời. Tôi vội soạn ra quyển văn này, vẫn hổ thẹn với khả năng diễn đạt
lý mầu, nhưng cũng lấy làm lời nói đầu.Tỳ Khưu Thích Viên Đức dịch
KINH MẠT PHÁP NHẤT TỰ
ĐÀ LA NI
1. Kinh Đại Đà La Ni mạt pháp trung nhất tự tâm chú
2. Kinh Đại Phương Quảng Bồ Tát tạng kinh trung
3. Văn Thù Sư Lợi căn bổn Nhất Tự Đà La Ni kinh
4. Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát chú tạng trung nhất tự chú vương kinh
5. Uế tích Kim Cang thuyết thần thông đại mãn Đà La Ni pháp thuật linh yếu môn
6. Uế tích Kim Cang cấm bách biến pháp kinh
7. Thần biến diên mạt pháp
8. Phật nói Bắc Đẩu Thất Tinh diên mạng
9. Phật nói thất tinh chơn ngôn thần chú
10.Kinh nhất thiết công đức Trang nghiêm vương
11.Phật nói kinh Trang Nghiêm Vương Đà La Ni chú
12.Phật nói kinh Trì cú Thần Chú
13.Kinh Tăng Huệ Đà La Ni
14.Quán Thế Âm khuyết trừ nhất thiết nhãn thống Đà La Ni
15.Quán Thế Âm linh chi căn cụ túc Đà La Ni
16.Hoạch chư thiền tam muội nhất thiết Phật pháp môn Đà La Ni
11/09/2010(Xem: 101457)
PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH TỌA
THIÊN I
PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH TỌA
THIÊN I
LỜI TỰA
CỦA ÔNG TƯỞNG DUY KIỀU
Nói về đời tuổi trẻ của
tôi mà tôi đã từng kinh nghiệm (theo lời thuật của ông Tưởng Duy Kiều)
Tôi thuở nhỏ thân thể ốm
yếu, nhiều bệnh hoạn, như chứng: Mộng tinh, di tinh, chóng mặt, đau lưng, mắt
lòa, tai ù, mỗi đêm ngủ đổ mồ hôi trộm .v.v…Nhiều chứng không phải một.
Sức tôi quá yếu không
thể dở bước đi được năm trăm thước. Đến năm mười sáu tuổicác bệnh trạng lại
càng thêm; như chứng hồi hộp sợ sệt và hàn nhiệt vãng lai (nóng rồi lạnh).
Năm tôi mười bảy tuổi,
vào tiết xuân, mỗi ngày từ một giờ phát nóng cho đến sáng mai mới hết. Liên
miên như vậy đến năm mười tám tuổi tôi trị thuốc luôn nhưng không thấy thuyên
giảm.
Thuở ấy trong nhà tôi có
bộ sách thuốc tên là : “Y phương tập giải”. Tôi lấy quyển chót hết ra xem, thấy
trong ấy có chép: “Những bệnh (như bệnh tôi) không thể trị thuốc lành, cần phải
tự mình tu tịnh tọa mới có thể lành bệnh”. Trong sách ấy cũng có dẫn giải về
phương pháp tu tịnh dưỡng theo đạo gia Tiểu Chu Thiên.
Tôi liền y theo đó học
tập tịnh tọa, quả nhiên có công hiệu, bệnh tôi được lành. Khi bệnh tôi lành từ
năm mười chín tuổi, tôi bỏ qua sự tu tịnh tọa công phu. Đến năm hai mươi hai
tuổi tôi cưới vợ, tự cho là thân thể tráng kiện (nên bỏ hẳn công phu tịnh tọa).
Lại không tiết dục nên bệnh cũ phát sanh, chứng bụng to và ống thực quản sưng,
các bệnh kéo dài mãi.
Đến năm tôi hai mươi bảy
tuổi, anh lớn tôi bị bệnh phổi chết, tôi cũng vì yếu nên bị truyền nhiễm. Năm
hai mươi chín tuổi tôi bị bệnh ho chẳng bao lâu bị thổ huyết, trải qua ba
tháng, bệnh tôi lại càng nguy kịch hơn.
Thuở ấy, tôi quyết tâm
dứt trừ vợ con và không uống các thứ thuốc, ở riêng một tịnh thất, dứt hẳn các
công việc đời để tiếp tục tu hành tịnh tọa công phu. Tôi quy định ngày giờ tịnh
tọa. Giờ tý, giờ ngọ, giờ mẹo, giờ dậu, mỗi ngày bốn thời như thế. Mỗi khi vô
ngồi đủ hai giờ đồng hồ mới ra.
Như thế gần ba tháng, khi
tôi ngồi xong dưới bụng tôi lần lần phát nóng, sức nóng mỗi ngày tăng gia
nhiều. Nơi bụng tôi rung động nóng trào tợ hồ như nước sôi, mãi đến tháng năm
đêm 29, dưới bụng tôi đột nhiên chấn động đến lưng và xương sống nóng xuống
xương hông, dọc lên xương sống giao cảm với thần kinh (thoe sách thuốc gọi là thúc
mạch) thông lên mé sau bộ não. Trong đêm ấy nó chấn động liên tiếp sáu lượt,
lần lần mới hết.
Kể ra, tôi bắt đầu ngồi
vào ngày mùng 5 tháng 3 năm hai mươi tám tuổi, tiếp tục tịnh tọa cho đến 29 tháng
5, chỉ có tám mươi lăm ngày thôi. Từ ngày ấy trở về sau mỗi khi tôi vào ngồi
thì sức nóng ấy y như trước, đi thẳng đường lên đỉnh đầu. Nhưng trải qua thời
kỳ nóng và sức chấn động như thế thì thân thể tôi trở thành người mạnh khỏe và
hoàn toàn lành hết các bệnh tật Giờ đây tôi cất bước đi mạnh dạn, mỗi khi đi
chân, hơn mười cây số mà chẳng thấy mệt nhọc.
Từ đây về sau tôi công
phu tịnh tọa không gián đoạn.
Đến năm tôi hai mươi
chín tuổi, vì vấn đề sinh kế nên nhận lời mời làm giáo sư dạy học, vì thế mà sự
ngồi tịnh tọa mỗi ngày chỉ còn sớm và tối.
Cũng trong năm ấy (năm
29 tuổi), tháng 3 ngày 28 vào buổi sáng mai, dưới bụng tôi sức nóng lại chấn
động, đi dọc theo xương sống đi lên rung động lên mé sau não, luôn như vậy ba
ngày đêm, xương mé sau não tôi thoạt nhiên thấy nở rộng ra, rồi nhiệt lực từ
bắp vế tôi nó xoay vần lên đầu. Từ đây trở về sau, mỗi khi vào ngồi đều chuyển
động như vậy. Kế một thời gian nữa hết chuyển động.
Cho đến ngày mùng 5
tháng 10 cũng năm ấy (năm 29 tuổi), vào lúc nửa đêm, dưới bụng tôi lại chấn
động rồi chuyển dần lên đầu tôi, những nhiệt lực như trước kia. Nhưng lần này
nó tương phản phương hướng. Sức nóng ấy đi từ bụng lên đầu, rồi đi thẳng xuống
mặt rồi xuống miệng và lỗ mũi xuống yết hầu, lại hiệp một đường, chạy dọc theo
thần kinh đi dọc theo ngực rồi xuống bụng dưới (theo y học gọi là nhâm mạch).
Từ đây về sau mỗi khi
vào ngồi thì sức nóng ấy bắt đầu từ dưới xương mông theo xương sống đi lên tới
đỉnh đầu tôi rồi lại từ mặt đi xuống đến bụng.
Từ đó trọn năm chẳng
thấy còn bệnh gì có thể phát sanh nữa. Nên biết phương pháp tu tịnh tọa này:
1) Làm cho tâm thần an tịnh sáng suốt phát huệ nhớ dai hơn mọi người.
2) Làm cho thân thể tráng kiện và trừ hết tất cả các chứng bệnh. Mà chính tôi đã
thực hành, kết quả tốt đẹp, không phương thuốc nào bằng.
Tôi cũng từng chỉ dạy
nhiều người được kết quả mỹ mãn như tôi, nếu ai chưa tin xin thực hành rồi sẽ
thấy hiệu quả chẳng sai. Trong sách có dạy rằng: “Tâm an, mâu ốc ổn, tính định
thể căn hương”. Nghĩa là: Chúng ta luyện tập tâm tánh mình được an tịnh rồi, dù
ở hoàn cảnh nào cũng thấy an vui. Và tính ta có nhiều định lực (hay là định hướng của đời ta chắc chắn rồi, dù là ăn rễ rau cũng cảm thấy ngon hơn cao lương mỹ vị.
No comments:
Post a Comment