Lois Weber, nữ đạo diễn làm thế giới choáng váng
Cảnh khỏa thân. Nạo phá thai, tránh thai, gái điếm!
Trong
kỷ nguyên phim câm, những phim của Lois Weber đã đi trước thời đại một
cách choáng váng - và cũng hết sức được khán giả ưa chuộng.
Bà
viết, đạo diễn, sản xuất và đôi khi còn xuất hiện trong phim. Vào năm
1916, bà trở thành giám đốc phim trường được trả lương cao nhất ở Mỹ,
tính gộp cả các giám đốc là nam giới lẫn phụ nữ.
Bà
tiên phong những kỹ thuật như chia màn ảnh và hình ảnh chồng sáng. Có
một thời gian bà còn điều hành phim trường của riêng bà, và cùng với
Alice Guy-Blaché, bà là một trong hai người phụ nữ có đóng góp nhiều
nhất cho điện ảnh trong giai đoạn đầu.
Nhưng bà qua đời trong đơn độc, túng thiếu và gần như bị quên lãng vào năm 1939.
Điều gì đã xảy ra?
Bị nam giới cho ra rìa?
Câu trả lời có sức lan tỏa ngay cả bây giờ. "Phụ nữ
đã khai sáng ngành điện ảnh kể từ kỷ nguyên phim câm," bà Brie Larson
bình luận mới đây, gạt sang một bên một vấn đề dai dẳng là liệu một bộ
phim do phụ nữ chỉ đạo có thể gây sốt ở phòng vé hay không (Phim
'Captain Marvel' của bà chắc chắn đã làm được).
"Mọi người chỉ đẩy chúng tôi ra một khi điện ảnh có được thời cơ và hành xử như thể chúng tôi chưa từng hiện diện," bà nói.
Lời
phát biểu mạnh mẽ nhưng chính xác về lịch sử đó một cách nào đó đúng
với sự nổi lên và đi xuống của Lois Weber. Một thời từng là thế lực áp
đảo ngành điện ảnh, bà và những người phụ nữ khác bị gạt sang một bên
khi nam giới nắm quyền kiểm soát Hollywood.
Weber hồi tưởng khi
nhìn lại sự nghiệp: "Tôi lớn lên trong một ngành khi mà mọi người quá
bận rộn học hỏi công việc đặc thù của họ trong ngành đến nỗi không ai có
thời gian để ý tới việc liệu một người phụ nữ có đang giành được chỗ
đứng hay không."
Là một phụ nữ trẻ ở bang Pennsylvania, bà tham
gia vào dàn đồng ca của nhà thờ trong những sứ mạng rao giảng đạo trên
đường phố, và sau đó xem phim ảnh là một cách để giảng dạy những thông
điệp có ý nghĩa về xã hội.
Tuy nhiên, bà lúc nào cũng là một kẻ
nổi loạn. Bà diễn xuất trên sân khấu trong khi vào thời bà đó là một
việc nhơ nhuốc, và rời bỏ sân khấu khi kết hôn với một diễn viên, ông
Phillips Smalley.
Họ đã cùng nhau bắt đầu làm phim, nhưng chẳng lâu sau ai cũng biết rõ là bà chính là động lực sáng tạo.
Kiệt tác phim hồi hộp
Một trong những phim ban đầu của bà, Suspense (1913), là một kiệt tác nhỏ vốn vẫn có sức sống hết sức mãnh liệt ngày nay.
Có độ dài 11 phút, nó đứng ngang hàng với những tác phẩm hay nhất của đạo diễn Alfred Hitchcock.
Weber
đóng vai 'Người vợ' một mình với con nhỏ trong một căn nhà hẻo lánh khi
một người đàn ông có tên gọi là 'Kẻ lang thang' tìm cách đột nhập.
Thấy
kẻ đột nhập ở trước cửa, người vợ gọi điện cho chồng đang làm việc ở
văn phòng, và Weber chia màn hình ra ba khoảng tam giác để khán giả có
thể thấy cả ba nhân vật cùng một lúc.
Có một cảnh quay cận cảnh
báo hiệu điều tồi tệ cho thấy con mắt của kẻ lang thang đang nhìn chằm
chằm qua lỗ khóa của cánh cửa. Weber sử dụng những cách làm mà giờ đây
chúng ta xem là hiển nhiên trong những phim hồi hộp, chẳng hạn như cảnh
quay đường dây điện thoại bị cắt bằng một con dao.
Việc sử dụng
những kỹ thuật trên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu như phim không được biên tập
lại để tạo ra cảm giác căng thẳng nghẹt thở.
Nếu như 'Suspense' có là tác phẩm duy nhất của Weber đi nữa thì bà vẫn là một nhân vật quan trọng trong lịch sử điện ảnh.
Vạch trần xã hội
Không
phải tất cả phim của bà đều hay đối với khán giả, trong đó có
'Hypocrites' sản xuất năm 1915. Trong phim, bà đã sử dụng mạnh tay những
phúng dụ để lột trần tính đạo đức giả của xã hội.
Một mục sư
thuyết giảng trước các tín đồ và phim quay ngược thời gian vào lúc ông
ta mơ rằng ông là một tu sỹ Trung cổ đang tạc bức tượng 'Sự thật trần
trụi'.
Diễn viên đóng vai tu sỹ diễn xuất còn hơn cả đóng
phim; cũng như nhiều diễn viên khác cùng thời, ông vẽ mày còn nhiều hơn
bất cứ nữ diễn viên nào trong phim.
Nhưng 'Hypocrites' được nhớ
đến vì có cảnh bức tượng sống dậy trở thành một người phụ nữ khỏa thân
với hình ảnh mờ đục với hiệu ứng chồng sáng khi bà vui đùa trên màn ảnh.
Các
sử gia vẫn còn tranh cãi về liệu nữ diễn viên có mặc quần áo bó sát hay
không, nhưng cảnh khỏa thân trông thuyết phục đến nỗi nó gây phẫn nộ
cho một số hội đồng kiểm duyệt ở Mỹ.
Weber bác bỏ rằng cảnh khỏa
thân là hiệu ứng quảng bá với dẫn chứng là sự tinh tế của hình ảnh thể
hiện. "Tôi hy vọng rằng hình ảnh đó sẽ trở thành một sức mạnh đạo đức,"
bà nói.
Trong một cảnh quay đương đại lấy bối cảnh một cuộc tập
hợp chính trị, người phụ nữ lõa lồ cầm một chiếc gương tay và màn hình
hiện lên dòng chữ: "Sự thật giơ chiếc gương của mình lên trước chính
trị." Bằng cách khôn ngoan, Weber đã đạt được hai mục tiêu: vừa thuyết
giảng cho khán giả vừa làm cho họ thấy buồn cười.
'Đôi giày' nhức nhối
Năm sau đó, Weber vươn đến đỉnh cao danh vọng khi cho ra đời ba trong số những tác phẩm quan trọng nhất của bà.
'Đôi giày' (1916) nằm trong số những tác phẩm có sức thuyết phục và có khả năng thu hút khán giả hiện đại nhất của bà.
Trong câu chuyện về cô gái bán hàng có tên là Eva,
người cấp dưỡng cho cha mẹ và chị em nghèo khổ của cô, diễn xuất trở nên
như thật. Đôi giày cô mang có đầy những lỗ thủng và bị bung ra mà cô
không thể mua đôi giày mới với đồng lương bèo bọt.
Cô đã trở nên tuyệt vọng đến nỗi cô quyết định ngủ với một gã ca sỹ phóng đãng của một câu lạc bộ đêm.
Vào
vai Eva, nữ diễn viên Mary Maclaren vẫn khiến tim chúng ta thắt nghẹn
lại khi cô đưa ra quyết định của mình, ăn vận để đến buổi hẹn với gã ca
sỹ, nhìn vào mình trong chiếc gương nứt với ánh mắt buồn bã. Cảnh phim
chuyển thành màu đen sau cuộc gặp gỡ ở câu lạc bộ, nhưng qua ngày hôm
sau cô đã mang đôi giày mới.
Bộ phim tuyệt vời ở chỗ thái độ không
phán xử đối với Eva. Một băng rôn quảng cáo phim ghi là: "Ba tuần lễ
đầy biến động trong cuộc đời của một cô gái bán hàng sống kiếp sống nửa
nô lệ, bị đẩy vào con đường tội lỗi mặc dù bản thân cô không có lỗi."
Bà Weber đã công kích sự bất bình đẳng xã hội và những tư tưởng lạc hậu chứ không phải những người là nạn nhân của chúng.
Đụng tới đề tài cấm
Tác
phẩm gây tranh cãi hơn của bà trong cùng năm, 'Các Con Tôi đâu?', nói
về việc tránh thai và phá thai vào lúc mà cả hai việc này đều là bất hợp
pháp.
Câu chuyện bắt đầu với một công tố viên địa hạt truy tố
một người đàn ông bị cáo buộc quảng bá 'văn chương nhớp nhúa' - một tờ
truyền đơn với thông tin về các biện pháp tránh thai.
Dòng chữ
giới thiệu trong phim viết: "Tất cả những người thông minh đều biết rằng
tránh thai là chủ đề nhận được sự quan tâm nghiêm túc của công chúng."
Chưa
hết. Bang Pennsylvania quê nhà của bà đã cấm phim này với lý do 'không
phù hợp cho những người đàng hoàng xem'. Các tiểu bang khác thì khoan
dung hơn và phim này đã trở thành phim thành công nhất của hãng
Universal Pictures trong năm đó.
Tư tưởng của bà Weber tiến bộ đến nỗi trong một số phương diện thì 'Các Con Tôi Đâu?' ngày nay vẫn hết sức xa rời công chúng.
Cốt
truyện tập trung vào người vợ của công tố viên dẫn những người bạn
thuộc hội phù phiếm của bà ta đến gặp một bác sỹ phá thai có tên là
Malfit và bản thân bà cũng phá thai.
Dòng chữ xuất hiện trên màn
hình thuyết giảng về sự ích kỷ của bà khi không muốn có con cái vốn được
xem là nghĩa vụ của người phụ nữ trung lưu (Đứa con duy nhất của Weber
và Smalley đã chết khi còn rất nhỏ, hồi năm năm trước).
Những đứa
trẻ sinh ra bị bệnh tật là nguyên nhân của tội ác, các nhân vật trong
phim tin như thế - một quan điểm mà bà Weber dường như cũng ủng hộ. Tuy
nhiên, bà là người mở đường chỉ đơn thuần đưa cuộc bàn luận về tránh
thai ra ánh sáng.
Phim hành động hoành tráng
Bà cũng có lẽ là người phụ nữ đầu tiên đạo diễn những cảnh hành động lớn trong phim 'Cô gái Ngốc ở thành Portici' vào năm 1916.
Nữ vũ công ba-lê vĩ đại người Nga Anna Pavlova thủ
vai chính trong bộ phim tham vọng, với bối cảnh nước Ý vào thế kỷ thứ
17, khi nằm dưới sự cai quản của các Phó vương Tây Ban Nha.
Pavlova
vào vai một nữ ngư dân câm bị một gã quý tộc quyến rũ. Lạ lùng là bà
múa rất ít trong phim mặc dù nhân vật của bà cũng không đi nhiều.
Vốn
là một trong những bộ phim tốn kém nhất vào thời đó, 'Cô gái Ngốc ở
thành Portici' có những cảnh đám đông cuồng nhiệt xuyên suốt và tất cả
đều được dàn dựng hoàn hảo.
Những hàng lính cưỡi ngựa chạy vào
trung tâm thị trấn. Một cuộc biểu tình lớn diễn ra bên ngoài dinh Phó
vương. Bạo loạn bùng nổ khi binh lính tấn công nông dân.
Vào thời đó, Weber thường được nhắc đến bên cạnh DW Griffith như là những đạo diễn quan trọng nhất.
Với
những bối cảnh tinh tế, giai đoạn lịch sử và quy mô của nó, 'Cô gái
Ngốc ở thành Portici' là tác phẩm gần với phong cách Griffith nhất của
bà.
Đó cũng là tác phẩm ít đặc trưng nhất của bà nhưng nó đánh
dấu một bước ngoặt khác. Các nữ đạo diễn phim hành động mà giờ đây đang
mới bắt đầu có được xung lực trong ngành điện ảnh thậm chí có lẽ còn
không biết Weber đã làm được trước họ.
Khi đàn ông lấn sân
Cho đến những năm 1920, thế giới xung quanh bà đã thay đổi. Khán giả đã không còn hứng thú với những phim mang tính xã hội nữa.
Phim
nói ra đời. Và quan trọng nhất, như các nhà sử học điện ảnh trong đó có
Cari Beachamp đã chỉ ra, nam giới giờ đây đã nhận ra rằng thứ mới mẻ lạ
lùng vốn được gọi là điện ảnh này có thể hái ra tiền thật sự.
Khi điện ảnh trở thành ngành kinh doanh lớn, như Beauchamp đã nói, 'đàn ông muốn công việc đó' - và họ đã có được nó.
Nhưng Weber vẫn tiếp tục làm phim, trong đó có một phim nói - phim cuối cùng của bà - vào năm 1934.
Bà ly dị Smalley và sau đó kết hôn với một người đàn ông, kẻ đã phung phí hết tiền bạc của bà rồi bỏ bà.
Gần đây bà mới được người ta nhớ đến trở lại. Những phim của bà đã được chiếu trở lại tại các lễ hội và các buổi trình chiếu đặc biệt trên khắp thế giới.
Thật đáng buồn là phải mất đến một thế kỷ Weber mới trở lại, nhưng bản thân bà có lẽ không lấy làm ngạc nhiên.
Vào năm 1928, khi chứng kiến Hollywood thay đổi, bà đã viết một bài báo vận động cho các nhà làm phim nữ có được cơ hội tốt hơn.
"Phụ nữ bước chân vào lĩnh vực này giờ đây đã thấy nó trên thực tế đã đóng cửa," bà viết.
"Nếu như là nam giới thì khởi đầu sẽ không gặp bất lợi như vậy."
Khi nói lên điều đó, bà đã đi trước thời đại rất xa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Bà ly dị Smalley và sau đó kết hôn với một người đàn ông, kẻ đã phung phí hết tiền bạc của bà rồi bỏ bà.
Gần đây bà mới được người ta nhớ đến trở lại. Những phim của bà đã được chiếu trở lại tại các lễ hội và các buổi trình chiếu đặc biệt trên khắp thế giới.
Thật đáng buồn là phải mất đến một thế kỷ Weber mới trở lại, nhưng bản thân bà có lẽ không lấy làm ngạc nhiên.
Vào năm 1928, khi chứng kiến Hollywood thay đổi, bà đã viết một bài báo vận động cho các nhà làm phim nữ có được cơ hội tốt hơn.
"Phụ nữ bước chân vào lĩnh vực này giờ đây đã thấy nó trên thực tế đã đóng cửa," bà viết.
"Nếu như là nam giới thì khởi đầu sẽ không gặp bất lợi như vậy."
Khi nói lên điều đó, bà đã đi trước thời đại rất xa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Tin liên quan
- Nét gợi tình trong tranh khỏa thân thời Phục hưng
- Mr Jones, người tố cáo Stalin gây nạn đói 1932-33
- Carmen, cô nàng di-gan phóng túng xưa và nay
- Vương Gia Vệ với 'tâm trạng khi yêu' Hong Kong
- Bảy Samurai, bộ phim nước ngoài hay nhất mọi thời đại
- 100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại
- Hình tượng người điên trong phim ảnh
- Tại sao dòng phim kinh dị thường bị coi thường
- Cảnh điêu tàn trong thế giới Ả-rập xưa và nay
No comments:
Post a Comment