Mỹ nương nhẹ Bình Nhưỡng để rảnh tay với Bắc Kinh ở Biển Đông
Tập
trận Mỹ-Philippines Balikatan tháng 4/2019. Trong ảnh, xe lội nước trên
nền hình tàu tấn công đổ bộ USS-Wasp, chở phi cơ F-35.REUTERS/Eloisa Lopez
Tháng
3 và đầu tháng 4/2019, giới quan sát chứng kiến hai chuyển đổi về quân
sự đáng chú ý tại Đông Á. Một mặt, Mỹ ngừng tập trận lớn thường niên với
Hàn Quốc, mặt khác tập trận với Philippines tại Biển Đông được tăng
cường. Nhiều người đặt câu hỏi : Phải chăng Washington hòa hoãn với Kim
Jong Un để rảnh tay đối phó với nguy cơ bành trướng của Trung Quốc ? Xin
giới thiệu phần tổng hợp nhận định của một số nhà quan sát.
Hai thay đổi đáng chú ý về quân sự nói trên cụ thể ra sao ?
Ngày 2/3/2019, ít ngày sau thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un tại Hà Nội, được đánh giá là một thất bại, lãnh đạo quốc phòng Mỹ-Hàn thông báo chấm dứt hai cuộc tập trận chung thường niên quy mô lớn : Key Resolve (Giải pháp then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng non), vốn được duy trì từ hàng chục năm nay, với sự tham gia của một lực lượng hùng hậu hàng trăm nghìn binh sĩ hai bên, với nhiều phương tiện tối tân. Mục tiêu chính thức được đưa ra là nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên, tìm một thỏa thuận trong hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Các cuộc tập trận quy mô lớn, kéo dài nhiều tuần, rất tốn kém nói trên được thay thế bằng các tập trận ở cấp tiểu đoàn, với thời gian 9 ngày, chủ yếu tập trung vào các bài tập trên máy tính.
Trong khi đó về tình hình tại Biển Đông, chuyên gia về an ninh Đông Á Steven Stashwick, trong một bài phân tích trên The Diplomat (1), đặc biệt chú ý đến các bài tập tấn công chiếm đảo, trong cuộc tập trận song phương Mỹ-Philippines Balikatan (Vai kề vai), diễn ra từ ngày 1 đến ngày 12/04/2019. Tập trận đổ bộ Balikatan huy động 7.000 binh sĩ Philippines và Hoa Kỳ. Trước đó ít hôm, thủy quân lục chiến Mỹ cũng có một cuộc tập trận tương tự với đồng minh Nhật Bản với một đảo nhỏ thuộc chuỗi đảo Ryukyu, ở biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát.
Tập trận Balikatan là một hoạt động chủ yếu trong hợp tác quân sự giữa Philippines với Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất của nước này. Tuy nhiên, trong các đợt tập trận hai năm trước, không có kịch bản chiếm đảo. Năm 2018, mục tiêu chính của tập trận là đối phó với khủng bố, và địa điểm diễn tập nằm xa các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Còn với năm 2017, là để đối phó với động đất và bão lớn.
Năm nay, ngày 10/04, trong khuôn khổ tập trận, Hải quân Mỹ đưa chiến hạm tấn công đổ bộ USS-Wasp vào vùng bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống của Philippines, nơi Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát từ nhiều năm nay. Đây là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Mỹ đưa tàu đổ bộ tấn công có trang bị chiến đấu cơ F-35B lên thẳng tham gia tập trận tái chiếm đảo với Philippines. Một cử chỉ mà nhiều người coi là một cảnh báo hiếm thấy đối với Bắc Kinh.
Hôm 16/04, trong một cuộc trả lời CNN Philippines, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định Philippines có thể nhờ đến sự hỗ trợ « của đồng minh quân sự duy nhất », « nếu có một hành động gây hấn rõ ràng ». Câu trả lời của lãnh đạo ngoại giao Philippines dường như là phản ứng cứng rắn nhất từ trước đến nay của chính quyền Duterte đối với Trung Quốc.
Trong chuyến công du Philippines hồi tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Philippines tại Biển Đông trong khuôn khổ Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Washington-Manila, ký kết năm 1951. Đây cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng Pompeo khẳng định một cách rõ ràng cam kết này. Thái độ của Washington khiến Manila vững tâm.
Còn có gì đáng chú ý khác trong xu thế chuyển dịch mục tiêu quân sự của Mỹ tại vùng Đông Á ?
Tướng Robert Brown, tư lệnh lực lượng Lục quân của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, hồi tháng trước có một cuộc trả lời phỏng vấn, xác nhận xu thế chuyển dịch chiến lược nói trên đang diễn ra. Trả lời trang mạng quốc phòng Defense News (2), tướng Robert Brown cho biết hoạt động tập trận chính của Quân đội Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm tới 2020 tập trung vào Biển Đông.
Theo viên tư lệnh Mỹ, Biển Đông hoặc biển Hoa Đông chứ không phải bán đảo Triều Tiên mới là địa bàn ưu tiên, do thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này. Sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông không phải là vấn đề của riêng năm 2020, mà là một chiến lược dài hạn. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc tập trận thường niên với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, ví dụ như trong khuôn khổ chương trình Pacific Pathways.
Tuy nhiên, theo tướng Robert Brown, trong cuộc tập trận năm tới mang tên « Defender Pacific », Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ chuẩn bị tập trận theo một số kịch bản mới tại Biển Đông, với quy mô lớn chưa từng có, ở cấp sư đoàn. Thời gian sẽ kéo dài từ 30 đến 45 ngày. Quân đội Mỹ cũng tăng thời gian tham gia các cuộc diễn tập trên bộ, được tiến hành quanh năm, với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, trong khuôn khổ chương trình Pacific Pathways, như Philippines, Thái Lan, cũng như Malaysia, Indonesia và Brunei. Mục tiêu là nhằm tăng cường khả năng tác chiến tại các địa hình đa dạng ở khu vực này.
Theo chuyên gia về an ninh Đông Á Steven Stashwick, tuy tướng Brown không nói chi tiết về những cái đích chính của tập trận, nhưng nhìn vào địa điểm và thành phần các đối tác tham gia vào hoạt động quân sự đa quốc gia sắp tới, có thể hình dung là tập trận Defender Pacific có mục tiêu vô hiệu hóa các hạm đội Trung Quốc, cũng như các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại một số đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong thời gian gần đây, trong các cuộc tấn công chiếm đảo nhỏ trên Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến các vũ khí cùng một lúc dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Cuộc tập trận RIMPAC, mùa hè năm ngoái, lần đầu tiên sử dụng hỏa tiễn đặt trên đất liền và hỏa tiễn chống hạm trên tàu để tấn công vào tàu chiến. Trong thời gian tới, bộ Quốc Phòng Mỹ có kế hoạch triển khai trọng pháo và hỏa tiễn có tầm bắn tới 1.000 km, để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông.
Riêng về hợp tác quân sự Mỹ - Philippines tại Biển Đông, dường như còn nhiều trở ngại ?
Theo báo South China Morning Post (3), đầu tháng 4 này, Washington và Philippines đàm phán về một hợp đồng giàn phóng hỏa tiễn di động HIMARS M142, được coi là một trong các vũ khí tấn công tầm gần đáng sợ. HIMARS, có tầm bắn khoảng 300 km, hiện mới chỉ được bán cho một số đồng minh. Tên lửa HIMARS – đặt trên lãnh thổ quốc gia đồng minh ven bờ Biển Đông- có khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, một số chuyên gia về an ninh khu vực cho biết, hiện tại do giá cao, Philippines không thể mua vũ khí này.
Ghi chú
1. « Major US Army Exercise to Focus on South China Sea », The Diplomat, ngày 16/04/2019.
2. « US Army’s ‘Defender Pacific’ drill to focus on South China Sea scenario », Defense News, 27/03/2019.
3. « US and Philippines said to be in talks on rocket system to deter Beijing’s ‘militarisation’ in South China Sea », SCMP, ngày 02/04/2019.
Ngày 2/3/2019, ít ngày sau thượng đỉnh Donald Trump – Kim Jong Un tại Hà Nội, được đánh giá là một thất bại, lãnh đạo quốc phòng Mỹ-Hàn thông báo chấm dứt hai cuộc tập trận chung thường niên quy mô lớn : Key Resolve (Giải pháp then chốt) và Foal Eagle (Đại bàng non), vốn được duy trì từ hàng chục năm nay, với sự tham gia của một lực lượng hùng hậu hàng trăm nghìn binh sĩ hai bên, với nhiều phương tiện tối tân. Mục tiêu chính thức được đưa ra là nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên, tìm một thỏa thuận trong hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Các cuộc tập trận quy mô lớn, kéo dài nhiều tuần, rất tốn kém nói trên được thay thế bằng các tập trận ở cấp tiểu đoàn, với thời gian 9 ngày, chủ yếu tập trung vào các bài tập trên máy tính.
Trong khi đó về tình hình tại Biển Đông, chuyên gia về an ninh Đông Á Steven Stashwick, trong một bài phân tích trên The Diplomat (1), đặc biệt chú ý đến các bài tập tấn công chiếm đảo, trong cuộc tập trận song phương Mỹ-Philippines Balikatan (Vai kề vai), diễn ra từ ngày 1 đến ngày 12/04/2019. Tập trận đổ bộ Balikatan huy động 7.000 binh sĩ Philippines và Hoa Kỳ. Trước đó ít hôm, thủy quân lục chiến Mỹ cũng có một cuộc tập trận tương tự với đồng minh Nhật Bản với một đảo nhỏ thuộc chuỗi đảo Ryukyu, ở biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát.
Tập trận Balikatan là một hoạt động chủ yếu trong hợp tác quân sự giữa Philippines với Hoa Kỳ, đồng minh quân sự duy nhất của nước này. Tuy nhiên, trong các đợt tập trận hai năm trước, không có kịch bản chiếm đảo. Năm 2018, mục tiêu chính của tập trận là đối phó với khủng bố, và địa điểm diễn tập nằm xa các vùng tranh chấp ở Biển Đông. Còn với năm 2017, là để đối phó với động đất và bão lớn.
Năm nay, ngày 10/04, trong khuôn khổ tập trận, Hải quân Mỹ đưa chiến hạm tấn công đổ bộ USS-Wasp vào vùng bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống của Philippines, nơi Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát từ nhiều năm nay. Đây là lần đầu tiên thủy quân lục chiến Mỹ đưa tàu đổ bộ tấn công có trang bị chiến đấu cơ F-35B lên thẳng tham gia tập trận tái chiếm đảo với Philippines. Một cử chỉ mà nhiều người coi là một cảnh báo hiếm thấy đối với Bắc Kinh.
Hôm 16/04, trong một cuộc trả lời CNN Philippines, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin khẳng định Philippines có thể nhờ đến sự hỗ trợ « của đồng minh quân sự duy nhất », « nếu có một hành động gây hấn rõ ràng ». Câu trả lời của lãnh đạo ngoại giao Philippines dường như là phản ứng cứng rắn nhất từ trước đến nay của chính quyền Duterte đối với Trung Quốc.
Trong chuyến công du Philippines hồi tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh Philippines tại Biển Đông trong khuôn khổ Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Washington-Manila, ký kết năm 1951. Đây cũng là lần đầu tiên ngoại trưởng Pompeo khẳng định một cách rõ ràng cam kết này. Thái độ của Washington khiến Manila vững tâm.
Còn có gì đáng chú ý khác trong xu thế chuyển dịch mục tiêu quân sự của Mỹ tại vùng Đông Á ?
Tướng Robert Brown, tư lệnh lực lượng Lục quân của Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, hồi tháng trước có một cuộc trả lời phỏng vấn, xác nhận xu thế chuyển dịch chiến lược nói trên đang diễn ra. Trả lời trang mạng quốc phòng Defense News (2), tướng Robert Brown cho biết hoạt động tập trận chính của Quân đội Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm tới 2020 tập trung vào Biển Đông.
Theo viên tư lệnh Mỹ, Biển Đông hoặc biển Hoa Đông chứ không phải bán đảo Triều Tiên mới là địa bàn ưu tiên, do thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực này. Sẵn sàng đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông không phải là vấn đề của riêng năm 2020, mà là một chiến lược dài hạn. Cho đến nay, Hoa Kỳ đã có nhiều cuộc tập trận thường niên với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, ví dụ như trong khuôn khổ chương trình Pacific Pathways.
Tuy nhiên, theo tướng Robert Brown, trong cuộc tập trận năm tới mang tên « Defender Pacific », Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ chuẩn bị tập trận theo một số kịch bản mới tại Biển Đông, với quy mô lớn chưa từng có, ở cấp sư đoàn. Thời gian sẽ kéo dài từ 30 đến 45 ngày. Quân đội Mỹ cũng tăng thời gian tham gia các cuộc diễn tập trên bộ, được tiến hành quanh năm, với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, trong khuôn khổ chương trình Pacific Pathways, như Philippines, Thái Lan, cũng như Malaysia, Indonesia và Brunei. Mục tiêu là nhằm tăng cường khả năng tác chiến tại các địa hình đa dạng ở khu vực này.
Theo chuyên gia về an ninh Đông Á Steven Stashwick, tuy tướng Brown không nói chi tiết về những cái đích chính của tập trận, nhưng nhìn vào địa điểm và thành phần các đối tác tham gia vào hoạt động quân sự đa quốc gia sắp tới, có thể hình dung là tập trận Defender Pacific có mục tiêu vô hiệu hóa các hạm đội Trung Quốc, cũng như các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại một số đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Trong thời gian gần đây, trong các cuộc tấn công chiếm đảo nhỏ trên Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ đặc biệt chú trọng đến các vũ khí cùng một lúc dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Cuộc tập trận RIMPAC, mùa hè năm ngoái, lần đầu tiên sử dụng hỏa tiễn đặt trên đất liền và hỏa tiễn chống hạm trên tàu để tấn công vào tàu chiến. Trong thời gian tới, bộ Quốc Phòng Mỹ có kế hoạch triển khai trọng pháo và hỏa tiễn có tầm bắn tới 1.000 km, để đối phó Trung Quốc ở Biển Đông.
Riêng về hợp tác quân sự Mỹ - Philippines tại Biển Đông, dường như còn nhiều trở ngại ?
Theo báo South China Morning Post (3), đầu tháng 4 này, Washington và Philippines đàm phán về một hợp đồng giàn phóng hỏa tiễn di động HIMARS M142, được coi là một trong các vũ khí tấn công tầm gần đáng sợ. HIMARS, có tầm bắn khoảng 300 km, hiện mới chỉ được bán cho một số đồng minh. Tên lửa HIMARS – đặt trên lãnh thổ quốc gia đồng minh ven bờ Biển Đông- có khả năng tấn công các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, một số chuyên gia về an ninh khu vực cho biết, hiện tại do giá cao, Philippines không thể mua vũ khí này.
Ghi chú
1. « Major US Army Exercise to Focus on South China Sea », The Diplomat, ngày 16/04/2019.
2. « US Army’s ‘Defender Pacific’ drill to focus on South China Sea scenario », Defense News, 27/03/2019.
3. « US and Philippines said to be in talks on rocket system to deter Beijing’s ‘militarisation’ in South China Sea », SCMP, ngày 02/04/2019.
Cùng chủ đề
No comments:
Post a Comment