CHÂU TỬ LONG TIÊN SINH
Lúc bấy giờ Tây Sơn nổi lên, một số đại học sĩ, học sĩ, và nho sĩ trong triều đã theo Tây Sơn. Một số bỏ cha mẹ, vợ con theo Tây Sơn lên rừng chiến đấu, nhưng đa số ăn bổng lộc chúa Nguyễn lại lảm nội ứng cho Tây Sơn.
Tiên sinh Châu Tử Long
là người Đồng Nai, giữ chức dại học sĩ tại Chiêu Văn quán của chúa
Nguyễn. Tiên sinh là người hiền hậu, thật thà, ai ai cũng quý mến. Thân
thể to cao, mặt mũi tròn trịa, là tướng phúc hậu nhưng lưỡi luôn thò
ra liếm mép, là tướng ưa hưởng thụ , hay chơi bời, và cũng là kẻ bội
nghĩa vong ân. Tiên sinh xuất thân con nhà đại điền chủ ở Rạch Giá, đi
du học, đỗ tiến sĩ Sử học, sau về dạy Chiêu Văn quán. Có kẻ nói xấu
tiên sinh rằng tiên sinh học dốt, đi du học để chơi bời, luận án tiến
sĩ của tiên sinh là do mướn người làm.
Tin
đồn này làm cho nhiều người tin vì suốt đời tiên sinh không hề viết
lách, lúc dạy học thì không soạn giáo án gì hết, tiên sinh cứ đọc từng
trang sách của sĩ phu Bắc Hà và Tây Sơn như Lê Quý Đôn, Ngô Thời
Nhậm, Phan Huy Ích, Trần Văn Kỷ , Nguyễn Thiếp cho sinh viên chép. Dẫu
sao, điều đáng khen là Tiên sinh rất bình dân, giản dị, cho nên sinh
viên cũng như một số giáo quan trẻ trong Chiêu Văn quán rất thich tiên
sinh. Thỉnh thoảng, Châu tiên sinh mở cuộc ăn uống, mời một số giáo quan
trẻ tới vui chơi. Trong Chiêu Văn quán hay tại những buổi ăn uống này,
Châu tiên sinh luôn luôn tươi cười, nửa thật nửa đùa, bảo rằng ông là
bạn thân của Trần Văn Kỷ tiên sinh là một quân sư của Nguyễn Nhạc.
Sau
ngày quân Tây Sơn nhập thành Gia Định, các giáo quan cũ phải đến Chiêu
Văn quán trình diện, nhưng tiên sinh thì vắng bóng. Hình như tiên sinh
đã được bổ nhiệm một chức vụ nào trong cơ quan trung ương của tân
triều, bên cạnh Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Trần Văn Kỷ. Lúc này, đám
giáo quan trẻ mới biết tiên sinh thât sự theo Tây Sơn. Trước đây, tiên
sinh thường tổ chức những cuộc họp mật của thành bộ Tây Sơn, mà cuộc
ăn uống với các giáo quan triều đình chỉ để che mắt cơ quan an ninh nhà
Nguyễn. Rất lâu, đám giáo quan cũ cũng gặp tiên sinh và đến dinh thự
mới nhưng không nghe tiên sinh nói tiên sinh giữ chức vụ gì ở cơ quan
nào. Tiên sinh ở dinh thự của một vị đại thần của chúa Nguyễn bỏ lại.
Nhưng điểm đáng nói là tân triều không cấp hẳn cho tiên sinh một biệt
thự , mà lại cấp chung với một võ quan Tây Sơn. Tiên sinh ở lầu trên,
võ quan Tây Sơn ở lầu dưới. Không hiểu vì đâu hai ông xung khắc nhau
thường xuyên. Ông võ quan Tây Sơn đã có lần đấm vào mặt ông và chỉ mặt
ông mà mắng:
‘’Mày là thằng ngụy, chui vào hàng ngũ cách mạng để quấy phá. Mày ăn bơ sữa của đế quốc, mày là bọn tư sản phản động. không xứng đáng hưởng ân huệ triều đình. Cả cái dinh thự này là của tao vì tao đã dày công xông pha mặt trận, còn mày là đồ chó ghẻ. Mày cút đi!
Ôi! Hai cọp không thể ở chung một rừng! Ông võ quan Tây Sơn tất nhiên là muốn nắm độc quyền, độc chiếm. Người xưa đã nói:
Sống mỗi người một nết;
Chết mỗi người một mồ’’
Dù
Châu Tử Long là một chiến sĩ thực thụ của Tây Sơn thì cũng bị đánh
đuổi huống hồ tiên sinh chỉ là một giống ‘’ngụy Nguyễn’’, chỉ biết ăn
chơi, không phải là một chiến sĩ anh hùng như các đô đốc Tây Sơn từng
xông pha tên đạn, đánh đông dẹp bắc. Dưới mắt các đô đốc Tây Sơn, Trần
Văn Kỷ, Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ich cũng chỉ là một thứ con ghẻ của chế
độ, người ta lợi dụng họ, đánh bóng họ để tuyên truyền. Trần Văn Kỷ
tiên sinh còn bị khinh miệt huống hồ Châu tiên sinh! Họ coi tiên sinh
chỉ là một kẻ ăn theo, vô giá trị, không xứng đáng đứng chung hàng ngũ
với họ.Thực ra triều đình có chút không phải với Châu Tử Long tiên
sinh. Nguyên chúa Nguyễn truớc đây xây dựng khu làng Quốc tử giám cho
các giáo sư đại học ở.
Lúc
quân Tây Sơn nhập thành Gia Định, họ chiếm khu làng Quốc Tử Giám làm
một Cấm thành, cho các quan lớn Tây Sơn ở, mặc dầu các quan lớn đã
chiếm nhiều dinh thự ở Gia Định thành. Họ đuổi các giáo sư ra ngoài,
và cấp các giáo sư các căn nhà khác. Châu tiên sinh có biệt thự rộng
rãi, mát mẻ trong làng Quốc Tử Giám, là nơi mà các thầy trẻ ở Quốc tử
giám , sống ở bên ngoài, thường được Châu tiên sinh mời đến để uống
rượu, ngâm thơ hoặc chơi cờ tướng như đã kể ở trên. Dù có công trạng
nuôi dưỡng chiến sĩ Tây Sơn hay cộng tác với Tây Sơn, Châu tiên sinh
cũng bị đẩy ra ngoài. Tại sao người ta không cấp riêng cho gia đình
Châu tiên sinh một căn nhà mả lại cấp chung với một võ quan Tây Sơn cho
ra nông nỗi này?
Nghe nói
ông võ quan Tây Sơn sau đó đóng cầu thang lại không cho tiên sinh và
gia đình tiên sinh xuống nhà. Ngày xưa, cơ cấu kiến trúc dinh thự
còn cổ lỗ, Những bếp núc, phòng tắm, phòng vệ sinh đều ở dưới đất.
Như vậy thì làm sao tiên sinh đi làm? Con tiên sinh đi học, và Châu
phu nhân đi chợ? Nhất là làm sao tắm rửa, giải quyết vấn đề vệ sinh?
Không hiểu sau này Ban quân quản Kinh Đô giải quyết ra sao, nhất là
Trần Văn Kỷ tiên sinh có giúp gì cho tiên sinh không, và sau này Châu
tiên sinh đi về đâu? Trong bức màn sắt, con người xa lạ, khép kín,
không ai biết ai nữa.
Trời đất từ nay khép chặt cửa,
Mưa gió, hoa mai rụng suốt đêm!
Trong trận đấu này ai thắng ai có lẽ khá rõ rệt. Viên võ quan Tây Sơn là chiến sĩ Tây Sơn thật sự, còn Châu Tử Long tiên sinh dẫu sao cũng chỉ là kẻ ngoại đạo tân tòng. Con nuôi sao bằng con đẻ! Hình như người con gái duy nhất của Châu tiên sinh sau này cũng đã tìm đường vưọt biên.
No comments:
Post a Comment