Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 13 April 2019

SƠN TRUNG * NHÂN SINH QUAN

Image result for ĐỨC PHẬT

NHÂN SINH QUAN

SƠN TRUNG


Đa số con người cho đời là bể khổ.Nguyễn Công Trứ viết:

" Thoạt sinh ra thì đà khóc choé,
Đời có vui sao chẳng cười khì?"

Phật giáo nói rằng đời là bể khổ. Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định Đời là bể khổ.
Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ; Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo..
Chân lý thứ nhất - Khổ đế - của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau: Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ." (sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tằng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ.)

Phân loại

Xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có tam khổ (ba loại khổ), còn nếu xét theo hình thức sự việc thì có bát khổ (tám loại khổ).[1]

Tam khổ

Tam khổ là ba nỗi khổ xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ, gồm:
  1. Khổ khổ (sa. duḥkha-duḥkha)
    Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được.[2]
  2. Hoại khổ (sa. vipariṇāma-duḥkha)
    Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn,[3] sự vui sướng rồi cũng mất đi.
  3. Hành khổ (sa. saṃskāra-duḥkha)
    Nghĩa là cái khổ bao trùm tam giới, sáu cõi ( tất cả chúng sanh trong luân hồi ). Minh họa của cái khổ này là hợp uẩn cấu nhiễm của chúng sanh & cái hợp uẩn cấu nhiễm này không những là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh.[4] Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.[5]

Bát khổ

Bát khổ là tám nỗi khổ xét theo hình thức sự việc, thực ra đều thuộc loại Khổ khổ trong Tam khổ.[1] Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng "đời là bể khổ"; con người ai ai cũng phải chịu bát khổ, gồm:[6][7][8]
  1. Sinh khổ
    Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
  2. Lão khổ
    Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
  3. Bệnh khổ
    Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
  4. Tử khổ
    Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi rất khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh. Gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
  5. Ái biệt ly khổ
    Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
  6. Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ)
    Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
  7. Oán tăng hội khổ
    Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
  8. Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
    Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.

Xem thêm


"Tất cả mọi sự xuất hiện trên thế gian này đều vô thường, đều nằm trong chu kỳ của "sanh, trụ, dị, diệt", nghĩa là xuất hiện, rồi có mặt một khoảng thời gian, rồi thay đổi, rồi hoại diệt". 
Vô thường nghĩa là không vĩnh viễn, luôn luôn có sự thay đổi, có thể thay đổi từ từ như nước chảy đá mòn, có thể thay đổi bất thình lình như những sự xụp đổ do thiên tai, chiến tranh, vân vân. Và vô thường là khổ.
Bởi vì cuộc đời đầy dẫy những bất trắc, vô thường, không có gì là tồn tại vĩnh viễn, cho nên mọi người đều có những mối lo từ trong tiềm thức rằng cái mình đang có sẽ mất. Và quả nhiên là đến một lúc nào đó, nó sẽ mất thật. Đây là chỉ nói về một nỗi khổ là sự không bền chắc của thế giới tương đối này, chưa kể đến những nỗi khổ như sự đau đớn khi lọt lòng mẹ, khổ vì tuổi già, khổ vì bệnh tật, khổ vì lo sợ lúc gần chết, khổ vì mong cầu mà không đạt được, khổ vì thương yêu mà phải xa nhau, khổ vì ghét nhau mà phải chung sống, khổ vì tâm và thân thay đổi bất thường, vân vân ...
Cho nên mới có câu “đời là bể khổ và nước mắt chúng sinh trong thế giới Ta Bà nhiều như nước ngoài biển cả”.
Do tu chứngđức Phật sau khi bừng tỉnh, thấy được rằng mọi hiện tượng trên thế gian đều là "huyễn hiện", không phải là Sự Thực. Từ kinh nghiệm đó, Ngài thuyết kinh Viên Giác để chỉ dạy người Phật tử tu hành ngõ hầu buông xả cảnh giới huyễn mộng mà tìm về bản thể chân thật, tạm gọi là Chân Tâm. Bài kệ trong kinh Kim Cang cũng dạy về “quán như huyễn”, một trong các phương pháp luyện tâm:

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ, diệc như điện
Ưng tác như thị quán.
nghĩa là :
Mọi việc trên thế gian
Như mộng, huyễn, bèo, ảnh
Như sương mai, điện chớp
Hãy quán chiếu như thế
 
Quán chiếu như thế thì lòng tham lam chấp chặt vào của cải vật chất, thị phi hơn thua sẽ giảm, dần dần tâm hồn sẽ vắng lặng, đó là đường lối để “thanh tịnh hóa Tâm”, dẹp những lăng xăng vọng tâm để Chân Tâm hiển lộ, đạt được mục tiêu cốt tủy của đạo Phật, điều mà đức Phật đã thể nghiệm.
Nhưng trước khi đi tới đích, người hành giả từ sự nhận thức mà bước được lên con đường, bắt đầu sống đạo, giảm thiểu gánh nặng Tham Sân Si, là đã được hưởng mùi vị giải thoát. Từ nhận thức thôi, người Phật tử cũng hiểu được rằng cuộc đời này quả là không có gì bền vững, mọi sự xảy ra chỉ tồn tại một thời gian rồi biến hoại, tình cảm, của cải vật chất, tất cả đều đến rồi đi như trong giấc mơ, như mộng huyễn do lòng người thay đổi, do thiên tai, chiến tranh, bệnh hoạn, chết chóc bỗng nhiên ập đến, không báo trước, một sớm một chiều đang có đủ thứ bỗng bị mất hết. Từ suy tư, cảm nhận được lý vô thường, nếu chúng ta chuyển hóa tâm thức theo với những nhận thức này thì cuộc đời cũng sẽ thoải mái, bớt gay gắt với thế nhân, tâm tư cũng được nhẹ nhàng hơn nhiều.
Nhiều nhà đạo học Đông Phương cũng quán huyễn, khuyên nên coi chuyện đời như một giấc mộng lớn (xử thế nhược đại mộng), để mà có thể sống một cách ung dung, thanh thoát, tóm lại là “sống đạo”. Riêng đối với nhà Phật thì quán “huyễn” là một cách luyện tâm, nếu hành trì miên mật, dẹp tan vọng tâm chấp chặt, hành giả có thể chứng ngộ Sự Thật
Trong sự tìm hiểu thực chất của thế giới hiện tượng, nhà khoa học làm thí nghiệm thấy hạt vật chất cơ bản vốn “không có thật”, mà chỉ biến đi rồi lại hiện ra liên tục rất nhanh, như làn sóng, trong một thoáng thời gian chỉ ngắn hơn phần tỷ của một giây đồng hồ rất nhiều, kinh Phật gọi sự thay đổi biến hiện này là “lân - hư - trần”, tức là từ dạng “ánh sáng”, tới khoảng “hư không”, rồi tới “vật chất”. Sự thay đổi biến hiện này xảy ra quá nhanh khiến cho mắt người thường thì tưởng vật chất là có thật một cách chắc nịch. Nhưng người chứng đạo, tâm thức vắng lặng, thì thấy được “sát na huyễn hiện” này. Huyễn hiện có nghĩa là không phải “có thật” nhưng cũng không phải là “không”, nhà Phật gọi là Chân Không Diệu Hữu. Chữ “không” của nhà Phật là Chân Không, không phải là “không có gì”, không phải là “hư vô”. Trong Chân Không đó, mọi sự vật “huyễn hiện”, gọi là Diệu Hữu.
Thâm nhập thiền quán “mọi việc trên thế gian đều như mộng, huyễn, bèo, ảnh, sương mai, điện chớp”, dù chưa tới được cảnh giới “chứng đạo”, cũng làm cho cuộc sống tâm lý của chúng ta được giải thoát phần nào. 

Trong cuộc đời, chúng ta có rất nhiều bằng chứng cụ thể về tính không bền chắc của mọi sự trong thế giới hiện tượng tương đối này, thí dụ những biến thiên xảy ra cho con người trong chiến tranh, trong thiên tai, thí dụ trận sóng thần bên Á Châu xảy ra cuối năm 2004 và trận bão lụt Katrina vừa mới xảy ra tại Hoa kỳ. Chỉ trong một thời gian rất ngắn mà những nạn nhân đã mất đi tất cả những công lao gây dựng trong suốt cuốc đời.
Chúng tôi xin thuật lại câu chuyện của một trong hàng ngàn nạn nhân của trận bão lụt Katrina, câu chuyện của bà Fitzgerald, đăng trên Internet:
“Ngồi trên đống chăn mền trải dưới sàn Trung Tâm Baton Rouge River, giữa những nạn nhân của trận bão Katrina, bà Fitzgerald, 56 tuổi, tính toán việc chôn cất mẹ bà ta. Bà kể lại sự phấn đấu khó khăn của gia đình khi di chuyển người mẹ tám mươi tuổi đang ốm nặng của bà lên lầu thứ hai để chạy nước lụt đang dâng lên đuổi theo họ và sự tận tụy của gia đình đã ở lại một cách vô vọng để săn sóc mẹï. Bà vừa khóc vừa nói: - Thật là quá sức mà bệnh tim của mẹ tôi có thể chịu đựng nổi.
Rồi bà cứ nức nở vừa khóc vừa nhắc lại cảnh đau lòng đến đứt ruột khi cuối cùng gia đình đành phải để xác bà cụ lại mà bỏ chạy.
Bà Fitzgerald cư ngụ tại thành phố New Orleans, ngay gần đoạn đê chắn lụt bị vỡ, kể lại rằng cả một khối nước dường như đổ ập vào nhà bà qua bức tường, trong vòng 15 phút mực nước từ vài inches dâng lên đến cổ. Bà lao đến tủ lạnh định quơ đống giấy tờ quan trọng để trên nóc nhưng chỉ còn kịp nhìn thấy cả cái tủ chìm lỉm dưới làn nước đen ngòm, hôi thối.
Vợ chồng bà đã cùng với người chị chuyển cha mẹ từ căn nhà một tầng của người chị đến lầu hai căn apartment bên hàng xóm, là nơi khô ráo độc nhất còn lại để có thể tạm trú. Họ mượn cái xuồng của một người hàng xóm khác để bơi đi mua thực phẩm và thuốc cho bà mẹ đang ốm nặng. Nhưng người mẹ thập tử nhất sinh của bà đã vì bị ướt lạnh nên qua đời trong khi bà con gái đang đi kiếm thuốc men và thực phẩm.
Trong lúc di chuyển dưới nước, bà Fitzgerald bị một một chiếc xuồng đâm vào bắp vế, làm thành một vết thương. Nhân viên y tế bảo rằng vết thương bị làm độc vì nước bẩn và nếu nó không được chữa ngay một cách đúng mức thì có thể đưa đến tình trạng bà ta sẽ mất một chân. Vết thương đã được băng bó bằng thuốc kháng sinh.
Bà Fitzgerald vừa khóc vừa nói lên lòng mong mỏi được tạm thời di chuyển đến với các thân nhân ở tiểu bang khác vì đã quá sợ những cảnh tượng bày ra trước mắt ở chốn này.”
Một gia đìnhcha mẹ con cái đang sống yên lành, một sớm một chiều thiên tai ập đến, mẹ chết con cái thương tích từ tâm hồn đến thể xác, không còn mái ấm dung thân, chỉ mong đến được nhà thân nhân để tá túc qua ngày. Ít có ai nghĩ rằng những chuyện kinh hoàng như thế có thể xảy ra cho chính mình. Ấy vậy mà nó lại vẫn thường xảy ra trong cuộc đời. Nhà Phật gọi đó là “vô thường”, là “không có gì chắc chắn, vĩnh cửu”.
 
Tuy thấm nhuần lý vô thường như thế, nhưng do tin sâu nhân quả, người Phật tử không bi quan. Đức Phật dạy mọi Phật tử phải “không làm điều xấu, ác, siêng làm điều thiện, lành” để chuyển hóa thế giới cho “tâm bình thế giới bình”. Sát sinh là điều xấu ác vì làm cho chúng sinh đau đớn từ thể xác tới tâm hồn. Trong cơn đau đớn kinh hoàng, luồng tâm thức sân hận sẽ phóng lên không gian, dần dần sẽ tạo nên một bầu không khí sát phạt, oán hờn. Đó là cảnh giới trong những lò sát sinh, với những tiếng rú thống thiết, ai oán, tưởng như lan ra khắp bầu trời.
Nhà Phật thấy thế giới hiện tượng tương đối này tuy là huyễn mộng, nhưng dù trong mộng, quy luật nhân quả vẫn vận hành. Ngủ mơ gặp chuyện buồn phiền cũng khóc lên rưng rức, bị đánh trong mộng cũng thấy đau, cũng đánh lại, mộng gặp ác thú cũng sợ hãi bỏ chạy cuống quýt. Cho nên tạo nghiệp thiện hoặc ác đều sẽ gặp thiện quả hoặc ác báo. Vì thế, nếu giết hại mạng sống trong đời sống huyễn mộng thì cũng phải quay lại đời sống huyễn mộng để trả nợ mạng, con đường thanh tịnh hóa Tâm lại bị lùi xa. 
Đạo Phật nói “khổ”, nói “huyễn” là nói lên một thực tế chứ không phải là nói theo kiểu triết lý bi quan. “Đời là bể khổ “ nhưng chúng ta có thể đi trên đường Bồ Tát Đạo để giúp cho thế nhân bớt khổ, và có thể hành trì thiền quán để ra khỏi bể khổ. Đó chính là mặt tích cực của thông điệp “Đời là bể khổ “ mà đức Phật muốn gửi tới chúng ta
 
Image result for CÁI BÌNH BÁT CỦA NHÀ SƯ
"Tất cả mọi sự xuất hiện trên thế gian này đều vô thường, đều nằm trong chu kỳ của "sanh, trụ, dị, diệt", nghĩa là xuất hiện, rồi có mặt một khoảng thời gian, rồi thay đổi, rồi hoại diệt". 
Vô thường nghĩa là không vĩnh viễn, luôn luôn có sự thay đổi, có thể thay đổi từ từ như nước chảy đá mòn, có thể thay đổi bất thình lình như những sự xụp đổ do thiên tai, chiến tranh, vân vân. Và vô thường là khổ.
Nếu chúng ta lắng tâm xuống mà suy ngẫm về mọi sự việc xẩy ra trong đời sống hằng ngày thì ta sẽ thấy nỗi khổ không chừa một ai. Vua chúa, người nhiều quyền lực, hay người giầu có, cũng vẫn phải ở trong quy luật này. Giầu có, quyền uy thì muốn được hưởng sự giầu có, quyền uy vĩnh viễn. Nhưng vô thường ập đến bất cứ lúc nào.
Theo Nguyễn Công Trứ, con người đau khổ vì tham dục:
Thoạt sinh ra thì đà khóc choé,
Đời có vui sao chẳng cười khì?
Khi hỉ lạc, khi áiu ố, khi sầu bi,
Chứa chi lắm một bầu nhân dục!
Giải pháp diệt khổ của Nguyễn Công Trứ là:
Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc,
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Giải pháp này cũng hay. Trong cảnh khổ, ta cố gắng tìm cái lạc.
Ta có thể đi câu cá và hưởng cái vui cùa nhàn lạc nhưng câu cá cũng giúp ta một bữa ăn ngon.
Nhưng thế nào là tri túc? Người này muốn có một số tiền một triệu, người khác muốn mười triệu! Như vậy tri túc không phải dễ.
Cho nên Nguyễn Công Trứ cuối cùng cũng tỏ ra lúng túng:
Chữ nhàn là chữ làm sao?"
Trong thiên hạ, có người mỗi ngày chỉ làm vài giờ, cũng có kẻ chẳng muốn làm gì cả, chỉ muốn hưởng lợi.


Chuyện thái tử Tất Đạt Đa

Một ngày xuân nọ, Thái tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cày cấy. Mặc dầu mới nhìn cảnh mát mẻ của mùa xuân với nào là hoa quả tươi thắm, muôn chim ca hót trên cành. Đây là một cảnh thái bìnhan lạc, nhưng trong tâm hồn của Thái tử cảm thấy bồn chồn và xao động vì Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật thì nhận thấy rằng cỏi đời không đẹp đẻ an vui như khi mới nhìn qua. Bởi vì dưới ánh nắng thiêu đốt kia, người nông phu và trâu bò phải làm việc hết sức cực nhọc để đổi lấy bát cơm và nắm cỏ. Khi Ngài nhìn qua khu rừng kế bên, thì thấy người thợ săn đang rình trong bụi rặm để nhắm bắn những con chim đang líu lo trên cành mà chính người thợ săn không biết là con cọp đang rình để chụp lấy ông ta. Đây là một cảnh tương tàn tương sát.
 Chỉ vì miếng ăn để sống mà người và vật dùng mọi thủ đoạn để giết hại lẫn nhau không biết gớm. Từ đó Ngài nhận thấy rõ ràng sự sanh sống là khổ. Một hôm khác, Thái tử xin vua cha được đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Khi ra đến cửa đông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, chống gậy bước từng bước nặng nề như người muốn ngã. Đến cửa nam, Thái tử thấy một người bịnh hoạn đang than khóc, rên siết đau đớn vô cùng. Qua đến cửa tây, thì Ngài trông thấy một cái thây chết nằm ngay giữa đường, ruồi nhặng bu quanh và thi thể thì sình lên trông rất ghê tởm. Rồi một buổi nọ Ngài ra cửa bắc thì gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tỉnh và thản nhiên như người vô sự đi qua đường. Ngài vội vã đến chào và hỏi về lợi ích của sự tu hành. Vị sa môn đáp lại rằng:”Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, để cầu cho mình khỏi khổ và được chánh giác để phổ độ chúng sanh đều được giải thoát như mình”.

SƠN TRUNG
OTTAWA ngày 16-2-2019
Image result for CÁI BÁT CỦA NHÀ SƯ ĐI KHẤT THỰC

No comments:

No comments:

Post a Comment