XVII. NHỮNG HÀNG BIA LIỆT SĨ
Cuộc chiến xảy càng ngày càng ác liệt. Bao chiến sĩ con em miền bắc đã
đi vào chiến trường miền Nam mà vẫn chưa trở về, họa chăng là những bức
thư của đơn vị gửi về thông báo mất tich. Ngày này sang ngày nọ, loa
truyền tin của xã loan báo tin ta thắng địch thua nhưng trong lúc đó
lệnh bắt lính đưa ra rất khẩn trương. Nhữïng thiếu niên , thiếu nữ 15,
16 tuổi cũng đuợc nhà nước mượn trước tuổi, đưa vào cung ứng cho chiến
trường miền Nam. Những tin tức thì thầm trong dân chúng ngày càng trở
nên sôi nổi. Người ta nói rằng bao nhiêu bộ đội đổ vào miền Nam đã tiêu
tan trong vụ tổng tấn công mậu thân 1968.Người ta nói rằng ta bị Mỹ lừa.
Mỹ bí mật ký kết với ta rằng Mỹ sẽ rút lui khỏi miền Nam, để mặc cho
hai bên tự giải quyết với nhau. Mỹ sẽ đứng bên ngoài cuộc chiến, không
can thiệp, không giúp đỡ cho quân miền Nam. Quân ta tin lời, đem tấùt cả
lực lượng tấn công Sàigon và hầu hết các tỉnh lớn của miền Nam. Ban đầu
Mỹ yên lặng nhìn quân ta tấn công, nhưng sau mấy ngày, quân ta yếu thế ,
bị ngụy quân phản công tới tấp, quân Mỹ thừa cơ xông vào tiêu diệt quân
ta trọn gói.Nghe đâu khi giải phóng Huế đuợc hai tuần, người ta đã đưa
bác Hồ vào thăm nhân dân, nhưng vừa mới bước vào đại nội thì bị Mỹ thả
bom khiến bác Hồ bị thương. Bọn cận vệ phải liều chết mới mang bác về
đuợc Hà Nội. Phần vì sơ hãi, phần bị thương nặng, vài năm sau bác chết!
Người thì nói Mỹ gian xảo, kẻ thì bảo cấp lãnh đạo của ta dại khờ. Vì
hao binh tổn tướng trong vụ mậu thân, việc bắt lính càng gia tăng gấp
bội và rất bức bách.
Trương là một học sinh cấp hai, năm đó mới 15 tuổi.Trong thôn của Trương
lúc bấy giờ có 20 thiếu niên ở lứa tuổi 15, 16 đều phải ra chiến
trường, trong đó có Trương.Những tân binh này chỉ được huấn luyện quân
sự qua loa trong hai tuần rồi cho vào miền Nam. Xe Liên Xô chở tân binh
vào đến Quảng Bình thì cả bọn xuống xe đi bộ vào miền nam. Họ bị bắt
phải đi liên tiếp cả ngày lẫn đêm,ï chỉ đươc dừng lại trong giờ ăn và
giờ ngủ.Nhiều tân binh bị bệnh cũng phải cố gắng lê lết theo đoàn vì sợ
bỏ rơi giữa rừng. Những lính gái có kinh nguyệt chảy ướt cả quần vẫn
không đươc dừng chân. Trên đường Trường Sơn dường như không có trạm xá
cho tân binh và thương binh. Trên đường đi, Trương thấy những người nằm
gục lại benân gốc cây rên hừ hừ. Cũng có những thân hình nằm yên trong
chiếc chăn che kín, không biết người ấy đương nằm ngủ hay đã chết. Trong
không gian có mùi xác chết, không biết do bom Mỹ đã làm tan thân xác,
rải rác trong chòm cây, hốc đá, hay thây của những người bệnh tật, đi
không nổi và đã ngã gục, phơi xương trên Trường Sơn. Không ai đuợc phép
dừng lại, dù chỉ là một giây để thăm hỏi người đồng chí. Tất cả cho
chiến trường. Hỏa tốc! Hỏa tốc! Tất cả cho Miền Nam thân thương ruột
thịt! !Miền Nam đang kêu gọi chúng ta! Hãy tiến nhanh về phía trước! Bọn
chúng tôiï không có bữa nào được no. Và trên đầu thỉnh thoảng có máy
bay địch bay vần vũ. Trong khoảng hai tháng di chuyển từ Quảng Bình vào
chiến khu, đơn vị của Trương đã bị B52 thả bom hơn mười lần. Khi vào đến
miền nam, đơn vị 2000 bộ đội, phần bị bệnh bỏ xác dọc đường, phần bị
bom, phần bị thất lạc, chỉ còn một phần ba.
Khi ở Trường Sơn, đơn vị chỉ lo việc di chuyển nhanh chóng và an
toàn, và sự cực khổ là phải đi suốt trong hai tháng, thiếu cơm ăn và
thiếu ngủ. Nhưng khi vào đến miền Nam, nhiều sự cực khổ khác lại xuất
hiện. Đơn vị Trương bị phân tán và bổ sung vào các đơn vị đã bị tiêu
diệt. Ở đây, Trương cũng sinh hoạt theo tổ chiến đấu ba người. Tổ này
gồm một người Bắc, một Nam và mộtä Trung. Anh người Nam rất hiền lành dễ
thương, một anh người Bắc lớn tuổi làm tổ trưởng. Anh người Bắc rất
quan liêu hống hách. Ngày họp một lần vào buổi chiều để kiểm thảo công
tác.Họp tổ xong, tổ trưởng đi họp tiểu đội.Ngày nào Trương cũng bị kiểm
thảo, phê bình sát ván. Trương thở dài, họ phê bình là bi quan.Trương
nhìn trời chiều, họ phê bình là lãng mạn.Trương đi thong thả thì bị phê
bình là lười biếng, tiểu tư sản. Trương thấy sống đời bộ đội là sống
trong địa ngục. Trương cũng như các bộ đội luôn luôn phải đóng trò, luôn
luôn giả dối để khỏi bị phê bình.Trưong không dám cười đùa, không dám
tỏ bày tâm sự với ai vì trong bộ đội cũng như trong đời sống bình thường
của xã hội chủ nghĩa, con người phải biết kín đáo và biết nịnh hót thì
mới tồn tại.Tuy nhiên anh bạn miền Nam dường như là một con người khác.
Anh rất thật thà, chất phác, đem mọi việc kể riêng cho anh hay. Quê anh
ta ở một vùng quê tỉnh Kiến Hòa. Gia đình anh cũng tương đối khá giả. Ba
anh mất sớm, mẹ anh bị bệnh tim. Các chú bác khuyên nên đưa má anh lên
bệnh viện tỉnh điều trị nhưng má anh và anh ngần ngạiï đường xa và tốn
kém. Vùng anh ở là một vùng xôi đậu. Ban ngày thuộc chính phủ quốc gia,
ban đêm thuộc mặt trận. Các cán bộ mặt trận thường ghé thăm nhà anh, gọi
m1 anh là ‘ má chiến sĩ’ ngọt xớt. Họ khuyên má anh nên vào chiến khu
chữa bệnh vì trong đó có bệnh viện rất lớn, rất tối tân hơn cả Mỹ Ngụy,
có bác sĩ Liên Xô, Cu ba, Trung quốc điều trị, không phải tiền bạc gì
cả, vì xã hội chủ nghĩa là công bằng, phục vụ mọi người, nhất là phục vụ
dân nghèo, không như tư bản chỉ biết ăn tiền. Họ còn cho biết bọn tư
bản ăn tiền ghê lắm, bán cả nhà cũng không đủ viện phí. Bọn Mỹ Ngụy lại
hút máu người, dùng bệnh nhân để thử thuốc và vũ khí bí mật. Do đó, má
của anh và anh quyết định vào chiến khu chữa bệnh. Vào chiến khu, hai má
con phải sống trong rừng,trong những trại lợp bằng lá của mặt trận,có
một số thương binh và y tá săn sóc, không thấy bệnh viện to lớn, tối tân
đâu cả. Họ cho má anh uống B1, aspirine hoặc xuyên tâm liên. Hỏi bệnh
viện lớn ở đâu, họ bảo phải chờ lệnh của trung ương cục mới vào trong đó
được. Má anh đã bị bệnh tim không thuốc chữa, lại còn bị bệnh sốt rét
rồi chết. Anh xin về quê thi cán bộ bảo anh về sẽ gặp nhiều nguy hiểm.
Thứ nhất là bọn ngụy sẽ giết anh. Hai là bị máy bay Mỹ bắn chết. Ba là
đi dẫm phải mìn của ta mà chết. Nghe nói vậy, anh biết là không về quê
được. Họ còn bắt anh học tập đuờng lối, chính sách của mặt trận. Họ bảo
anh phải trả thù cho má anh vì má anh đã chết do bàn tay của đế quốc Mỹ.
Nếu Mỹ không qua xâm lăng miền nam, má anh đâu có cực khổ, lo buồn mà
sanh bệnh. Bệnh của má anh là do Mỹ Ngụy gây ra. Anh phải đi theo mặt
trận để giải phóng dân tộc và trả thù nhà! Bât đắc dĩ anh phảiđi lính
cho mặt trận. Té ra người đồng chí miền nam này cũng như anh bị bắt buộc
phải cầm súng phục vụ đảng
Qua những buổi hành quân, Trương chưa được vào sống trong những làng
xóm miền Nam, Trương chỉ ở ven rừng, hoặc hành quân qua thôn xóm trong
đêm tối. Trương thấy trong không khí một chút gì đó có vẻ thoải mái, tự
do hơn miền Bắc xã hội chủ nghĩa mà Trương đã sống. Ruộng đồng xanh tốt,
nhà cửa cao ráo, cây cối xanh tươi, chứ không như ngoài bắc là đất
chết, không có cây xanh, không có hồ nước biếc, không có chim bay, cá
lội, không có ve kêu, bướm lượn. Ngoài bắc y phục dân chúng chỉ có một
màu nâu, còn trong nam, nam nữ mặc y phục nhiều kiểu, nhiều màu, không
ai mang áo vá, quần vá.Thôn quê miền bắc thỉnh thoảng mới có một chiếc
xe đạp, còn ở trong nam, xe đạp rât nhiều, có cả xe gắn máy nữa. Ruộng
đồng ngoài bắc rất ít bò vì không còn cỏ mọc. Người ta phải cày bừa thay
trâu. Còn miền Nam có nhiều cày máy nhỏ, và có rất nhiều trâu bò.
Trương đã thấy những đàn vịt hàng trăm con lội rất vui vẻ. Anh cảm thấy
miền nam có một cái gì tươi mát hơn, dễ chịu hơn miền bắc. Một miền nam
phong phú, giàu mạnh nhơn miền bắc. Vậy anh vào đây để làm gì? Để phá
họi cuộc sống thanh bình của họ ư? Ý nghĩ này anh chỉ cho nó phát triển
trong đầu óc, không dám biểu lộ ra ngoài.Anh đã âm thầm sáng tác một bài
thơ gửi mẹ:
Mẹ ơi, con đã lầm.
Con đã theo họ vào đây,
Con đã để hai bàn tay,
Dính máu hôi tanh,
Máu của dân lành,
Của đồng bào miền Nam ta đó.
Con đã đi theo loài quỷ dữ,
Giật mìn, phá cầu, phá cuộc sống an bình,
Để phục vụ đế quốc Nga và thực dân Trung quốc.
Tất cả chúng nó,
Lê Nin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh
Là một lũ yêu tinh.
Đội lốt người anh hùng yêu nước thương dân,
Để lừa gạt những kẻ dại dột, ngu đần.
Người ta bảo hãy tranh đấu cho tư do, độc lập,
Nhưng bản thân con và cả dân tộc bị chà đạp
Dưới bàn chân của lũ quỷ tanh hôi!
Hơn hai mươi năm dân tộc ta mất hẳn tiếng cười,
Vì lũ quỷ mặt người,
Ngụy trang bằng tự do, dân chủ
Chúng đã làm dân ta đau khổ
Trong kiếp người nô lệ lầm than!
Sau hai năm ở tiền phương, đơn vị Trương được đưa vào căn cứù làm
nhiệm vụ bảo vệ lãnh đạo. Công việc và đời sống ở đây nhàn hạ hơn là ở
trận chiến. Trong thời gian ở Trường Sơn và ở tiền phương, đời sống bộ
đội rất cực khổ, Nhưng tại trung tâm đầu não, các kho hàng không biết
bao nhiêu mà kể.Hàng ngày các cấp dưỡng và cận vệ mang rựơu thịt, sâm
banh ngoại quốc và các thứ xa xỉ phẩm của Trung quốc như yến, bào ngư,
sâm nhung cho các cấp lãnh đạo trung ương cục. Các ông sống ngang hàng
với các vi vua chúa ngày xưa. Họ đã làm luật,hoặc ban quy tắc cho họ. Họ
phải đuợc hưởng thụ tối đa để có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ lãnh đạo
cuộc chiến, và phục vụ nhân dân và đảng, Trong khi dân chúng phải nhịn
đói, thanh niên bị cấm đoán yêu đương. Các ông đưa ra ba khoan: chưa yêu
thì khoan yêu, chưa lấy thì khoan lấy, chưa đẻ thì khoan đẻ.Trai gái có
hẹn hò ân ái là bị phạt, bị tước đảng tịch. Họ không cho vợ chồng cùng
làm việc một nơi. Họ bắt chồng nam vợ bắc. Ai xin vợ chồng đoàn tụ thì
bị phê bình là phong kiến, lạc hậu,chỉ biết quyền lợi cá nhân, không
biết hy sinh cho tổ quốc. Còn các ông lớn thì năm thê bảy thiếp công
khai. Họ làm luật cho họ. Cán bộâ cao cấp xa nhà ba trăm cây số là có
quyền lấy thêm vợ. Cấp tướng và đại tá ùđuợc bảo vệ tối đa. Có bác sĩ
săn sóc hàng ngày, có cần vụ nấu ăn theo tiêu chuẩn. Họ luôn luôn ở tận
căn cứ xa xôi ,không bao giờ ra mặt trận.
Một ngày kia, Trương đuơng nằm ngủ say, bỗng nghe bốn bề súng nổ, bom
rơi, lửa cháy. Những tiếng la hét kinh hoàng, bỗng một khối lửa ụp đến,
cùng một tiếng nổ long trời lở đất, Truơng bị tung lên cao rồi té sấp
xuống. Bọn chỉ huy kêu thét om sòm. Còi báo động kêu vang. Anh cố gắng
đứng dậy, chạy ra dàn súng phòng không đặt trên xe. Tất cả lính phòng
không, xe tăng và đại liên đều bị xích với súng theo đúng nguyên tắc
người và súng là một. Anh không trông rõ cảnh vật. Tất cả chỉ là lửa,
khói và cát bụi mịt mù. Anh mở mắt ra không được. Trong khoảnh khắc, anh
chợt nghe thân hình anh chuyển động rất mạnh, rồi anh thấy tâm hồn anh
rất nhẹ nhàng, rất thanh thản, rất bình an, và thể xác anh như bay bổng
thật cao, thật cao trong một vùng ánh sánh chan hòa.
Tin Trương tử trận về đến thôn khiến cho mẹ anh khóc hết nước mắt.
Vài năm sau, Miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất. Đảng và
Nhà Nước đã nghĩ đến việc xây mồ ,mả cho các liệt sĩ. Lẽ nào người Mỹ xa
xôi nghìn dặm còn tìm đến nuớc ta tìm hài cốt binh sĩ mất tích, ta lại
để cho thi hài liệt sĩ vất vưởng nơi cuối bãi đầu ghềnh! Nhà Nước đã bỏ
ra hàng tỷ đồng tiền Việt Nam để thu thập những hài cốt đã chôn cất qua
loa trong thời chiến, rồi tậïp trung lại trong những nghĩa trang lớn.
Việc tìm kíếm, chuyên chở, xây mộ cho mỗi ngôi mộ tử sĩ đã tốn khoảng ba
triệu Việt Nam . Riêng xây mộ đã tốn hai triệu. Mọi việc đều do công
trường 5 là một công ty lớn đã từng xây đập Hoà Bình hai tháng thì rạn
nứt, không dùng được. Họ cũng đã xây cất chợ búa, cầu đường nhà cửa, nhà
hát khắp nước. Thành quả là một số nhà lắp ghép, rạp hát ở Hà Nội và
các nơi đã sụp đổ hoặc nghiêng lệch. Dân chúng và cán bô xầm xì công
trường 5 chính là một công ty của các ông lớn trung ương đảng.
Người ta đã tìm thấy thi hài của Trương và đưa về một nghĩa trang lớn
tại Long Khánh. Và người ta đã gửi giấy về báo tin cho gia dình biết
việc này. Trong giấy nói rõ tên nghĩa trang, địa điểm nghỉa trang, vị
trí ngôi mộ của Trương. Người ta còn cẩn thận chụp hình ngôi mộ của
Trương với hàng chữ Đinh Văn Trương rất lớn và rất rõ.
Từ khi giấy báo tin gửi về, mẹ của Trương lúc nào cũng nghĩ đến
Trương, và đêm nào bà cũng nằm mộng thấy Trương đầu bù, tóc rối, máu me
đầy mình, và kêu đói, rét. Bà hỏi gì anh cũng khóc. Quá thương anh, bà
tính việc bốc mộ anh về làng để anh đuợc gần gũi ông bà, tổ tiên. Bà đã
xin phép cất mộ của ủy ban xã, giấy chứng nhận bà là mẹ của liệt sĩ Đinh
văn Trương, và giấy phép đi đường. Mất hai ngày đi tàu Thống Nhất, bà
và người con cả, cùng cậu Sáu, em trai bà đã đên tận nơi. Nghĩa trang là
một khu đất rộng lớn, có tường vôi trắng toát bao bọc chung quanh. Đứng
ngoài nhìn vào là thấy những hàng mộ bia thẳng tắp. Mỗi mộ rất nhỏ, dài
khoảng nửa mét, rộng hơn hai gang tay. Cậu Sáu đi dạo quanh thấy nhiều
mộ mới xây mà đã nứt, bị chuột đào hang hoặc nghiêng lệch. Ban đầu, ban
quản lý nghĩa trang không cho phép, nhưng cuối cùng chấp thuận vì bà đã
dúi cho họ ba mươi ngàn đồng gọi là bồi dưỡng. Công cuộc đào xới bắt đầu
lúc năm giờ sáng hôm sau. Đất khô cứng nhưng ngôi mộ xây xi măng thì bở
rệu như đất cát.Có lẽ họ xây nhiều cát mà rất ít xi măng. Đào năm phút
thì đến tiểu , nhưng khi mở tiểu sành ra, té ra tiểu sành không. Mọi
người ngay cả ban quản lý nghĩa trang cũng ngỡ ngàng. Công việc của họ
là đón tiếp phái đoàn đem hài cốt từ các tỉnh miền nam về. Hài cốt đã
nằm sẵn trong tiểu sành hay tiểu gỗ.
Và cũng do nhân viện công trường 5 làm việc đào xới, chôn cất, xây
mộ. Họ chỉ có việc canh giữ. Họ không hề biết trong đó chứa đựng xưong
người, xương thú vật, hay là tiểu trống không.
Bà và gia đình bèn trở về trong đau khổ. Nghe theo ý kiến bà con
trong xã, bà làm đơn kiện lên bộ quốc phòng. Không ngờ khi ra đến Hà
Nội, bà mới biết khắp nước Việt nam, trường hợp chiếc tiểu không hài cốt
xảy ra rất nhiều nơi, có thể đến hàng trăm, hàng ngàn trường hợp !
Bộ Quốc phòng chết điếng, bèn mở cuộc điều tra.Hơn hai năm sau người
ta mới có tin phong thanh rằng mấy ộng lớn trong bộ quốc phòng đứng ra
nhận thầu và lãnh tiền, còn mọi việc là do các đơn vị đàn em thi hành.
Bọn này muốn làm qua loa, khỏi mất công mà đuợc tiền nhiều cho nên làm
đại, cứ theo danh sách liệt sĩ của bộ quốc phòng, và làm mộ giả, xây cất
sơ sài để lấy tiền bỏ túi. Nghe đâu nhiều ông lớn dính líu đàng sau vụ
này nhưng thoát thân đuợc, chỉ thiệt thòi là mấy tên đàn em bị hy sinh
oan uổng!Bộ quốc phòng và đảng đành bất lực vì kẻ làm nên tội lỗi tầy
đình là các ông lớn trên trung ương. Không lẽ cách chức các ông lớn
trung ương? Không lẽ đào hết hàng triệu ngôi mộ lên để khám nghiệm?
Không lẽ lại bỏ ra hàng tỷ khác để làm lại từ đầu? Thôi thì đành sống
chết mặc bay, tiền thày bỏ túi !
Sơn Trung
No comments:
Post a Comment