SƠN TRUNG
SÂN TRƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ
GIA HỘI 2008
Lời nói đầu
Đất
nước tôi lần nữa lại phân ly. Một số người đào thoát ra đi và một số
được nhà nước cho ra đi trong trật tự. Người ta bán nhà, bán đồ đạc để
ra đi. Sách báo xưa nay được cất giữ trong tủ nay cũng được mang ra nằm
vỉa hè. Tôi vốn yêu sách, ngày ngày dạo chơi chợ sách. Ngồi xuống vệ
đường, lật từng quyển sách, dở từng trang và đọc sơ qua, trở thành một
thú vui của tôi. Một hôm, tôi lật chồng sách cũ của một ông già, thấy có
một quyển sách chữ Hán, nhan đề Tang Điền Thương Hải Ký của Lâm Tuyền
lão nhân, bèn mua về.
Lâm Tuyền lão nhân là ai, sử sách không hề nhắc tới, chắc là hiệu của một tác giả tầm thường nào đó. Sách do nhiều tác giả viết thêm vào, như các truyện quốc ngữ ở phần sau. Đọc kỹ thì thấy sách chép việc đời xưa, một số vào thời Nam Bắc phân tranh. Mở đầu sách, Lâm Tuyền lão nhân viết:
"Lão phu vốn là kẻ hèn mọn, gặp thời loạn không tài cứu nưóc, chỉ biết trốn tránh nơi rừng sâu để giữ mình. Thỉnh thoảng trở về quê cũ thăm mồ mả tổ tiên và thăm họ hàng, làng xóm, được nghe anh em, bạn bè kể chuyện nọ việc kia, sau trở về rừng núi, lúc rảnh rang bèn ghi chép lại. Đây là truyện cổ thuộc thời xa xăm, trong đó có một số thuộc thời vua Lê chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Mong độc giả xem đây chỉ là dã sử, là truyện truyền tụng trong dân gian, không có cơ sở chính xác như Truyện Liêu Trai đã nói:
‘’Nói láo mà chơi, nghe láo chơi’’!
Lão phu thích truyện ký dân gian nên ghi chép lại truyện cũ, nếu có trùng danh tánh, địa phương, và sự việc thì đó chỉ là ngẫu nhiên. Lão phu không hề chỉ trích hay ca tụng ai vì cuộc đời khó phân biệt thiện ác, giả chân. khôn dại. Một số trung thần của chúa Nguyễn phải phản lại chúa biết đâu họ có nỗi khổ tâm, vì danh lợi, hay vì hoàn cảnh bắt buộc như Ngô Thời Nhậm đã nói:
Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!
Còn những người theo Tây Sơn có thể là do danh lợi, hoặc chạy theo ảo ảnh thiên đường! Mấy ai thoát khỏi vòng danh lợi? Mấy ai thoát khỏi ảo ảnh phù hoa? Và trong cuộc thế, đâu là mộng, đâu là thực? Thi sĩ họ Cao đã nói:
Ôi nhân sinh là thế ấy!/Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao!
Trang sinh là bướm, hay bướm là Trang sinh? Phật dạy thế giới vô thường, vạn vật vô thường, nhân sinh vô thường . Vua Lê chúa Trịnh hùng mạnh là thế mà bị Tây Sơn dẹp tan, và Tây Sơn oai phong là thế mà cuối cùng bị Nguyễn vương tiêu diệt! Người thắng là chánh nghĩa hay người bại là chánh nghĩa? Một số người đời có cái nhìn vượt trên thiện ác. Đó là chủ thuyết bất nhị. Họ cho rằng chính tà , trung nịnh, thiện ác không khác nhau, tất cả chỉ là ảo ảnh. và vô nghĩa. Ca dao Việt Nam đã nói:
Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!
Lẳng lơ thì cũng ra ma,
Chính chuyên thì cũng đưa ra ngoài đồng.
Trái lại, một số người lấy đạo đức mà phán rằng:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Họ cho rằng không phải chết là hết. Không phải chết thì mọi người thành tro bụi, thành xương khô, thành đất sét như nhau. Một số người theo Khổng, Phật tin có nhân quả, và người theo Thiên chúa giáo tin có ngày phán xét cuối cùng. Lão phu, cũng tin có nhân quả, có ngày phán xét cuối cùng, nhưng lão phu chỉ trình bày sự việc mà không dám khen chê vì một triết gia Tây phương đã nói: ‘’Con người nửa tiên, nửa thú’’ ( L' homme n'est ni ange ni bête ). Nhân vô thập toàn. Không ai hoàn hảo vì vậy lão phu chỉ viết truyện mà không dám bình phẩm. Còn việc, phán xét tội phước, việc khen chê tốt xấu là việc của Trời Phật và của người đời, lão phu thật tâm không dám múa bút. "
Vì nội dung đa số viết về các tiến sĩ, cử nhân, đại học, trung học, các giáo sư , sinh viên, và học sinh nên Sơn Trung tôi xin phép đặt tên mới là Sân Trường Phượng Đỏ.
Canada tháng 8 năm 2008.
Sơn TrungLâm Tuyền lão nhân là ai, sử sách không hề nhắc tới, chắc là hiệu của một tác giả tầm thường nào đó. Sách do nhiều tác giả viết thêm vào, như các truyện quốc ngữ ở phần sau. Đọc kỹ thì thấy sách chép việc đời xưa, một số vào thời Nam Bắc phân tranh. Mở đầu sách, Lâm Tuyền lão nhân viết:
"Lão phu vốn là kẻ hèn mọn, gặp thời loạn không tài cứu nưóc, chỉ biết trốn tránh nơi rừng sâu để giữ mình. Thỉnh thoảng trở về quê cũ thăm mồ mả tổ tiên và thăm họ hàng, làng xóm, được nghe anh em, bạn bè kể chuyện nọ việc kia, sau trở về rừng núi, lúc rảnh rang bèn ghi chép lại. Đây là truyện cổ thuộc thời xa xăm, trong đó có một số thuộc thời vua Lê chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Mong độc giả xem đây chỉ là dã sử, là truyện truyền tụng trong dân gian, không có cơ sở chính xác như Truyện Liêu Trai đã nói:
‘’Nói láo mà chơi, nghe láo chơi’’!
Lão phu thích truyện ký dân gian nên ghi chép lại truyện cũ, nếu có trùng danh tánh, địa phương, và sự việc thì đó chỉ là ngẫu nhiên. Lão phu không hề chỉ trích hay ca tụng ai vì cuộc đời khó phân biệt thiện ác, giả chân. khôn dại. Một số trung thần của chúa Nguyễn phải phản lại chúa biết đâu họ có nỗi khổ tâm, vì danh lợi, hay vì hoàn cảnh bắt buộc như Ngô Thời Nhậm đã nói:
Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế!
Còn những người theo Tây Sơn có thể là do danh lợi, hoặc chạy theo ảo ảnh thiên đường! Mấy ai thoát khỏi vòng danh lợi? Mấy ai thoát khỏi ảo ảnh phù hoa? Và trong cuộc thế, đâu là mộng, đâu là thực? Thi sĩ họ Cao đã nói:
Ôi nhân sinh là thế ấy!/Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao!
Trang sinh là bướm, hay bướm là Trang sinh? Phật dạy thế giới vô thường, vạn vật vô thường, nhân sinh vô thường . Vua Lê chúa Trịnh hùng mạnh là thế mà bị Tây Sơn dẹp tan, và Tây Sơn oai phong là thế mà cuối cùng bị Nguyễn vương tiêu diệt! Người thắng là chánh nghĩa hay người bại là chánh nghĩa? Một số người đời có cái nhìn vượt trên thiện ác. Đó là chủ thuyết bất nhị. Họ cho rằng chính tà , trung nịnh, thiện ác không khác nhau, tất cả chỉ là ảo ảnh. và vô nghĩa. Ca dao Việt Nam đã nói:
Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn,
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!
Lẳng lơ thì cũng ra ma,
Chính chuyên thì cũng đưa ra ngoài đồng.
Trái lại, một số người lấy đạo đức mà phán rằng:
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Họ cho rằng không phải chết là hết. Không phải chết thì mọi người thành tro bụi, thành xương khô, thành đất sét như nhau. Một số người theo Khổng, Phật tin có nhân quả, và người theo Thiên chúa giáo tin có ngày phán xét cuối cùng. Lão phu, cũng tin có nhân quả, có ngày phán xét cuối cùng, nhưng lão phu chỉ trình bày sự việc mà không dám khen chê vì một triết gia Tây phương đã nói: ‘’Con người nửa tiên, nửa thú’’ ( L' homme n'est ni ange ni bête ). Nhân vô thập toàn. Không ai hoàn hảo vì vậy lão phu chỉ viết truyện mà không dám bình phẩm. Còn việc, phán xét tội phước, việc khen chê tốt xấu là việc của Trời Phật và của người đời, lão phu thật tâm không dám múa bút. "
Vì nội dung đa số viết về các tiến sĩ, cử nhân, đại học, trung học, các giáo sư , sinh viên, và học sinh nên Sơn Trung tôi xin phép đặt tên mới là Sân Trường Phượng Đỏ.
Canada tháng 8 năm 2008.
MỤC LỤC
No comments:
Post a Comment