Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday, 2 April 2019

Thủ tướng Anh xin EU cho hoãn Brexit thêm nữa


Bà Theresa May phải tìm kiếm sự ủng hộ của lãnh đạo đối lập Jeremy Corbyn cho thỏa thuận Brexit của bà
Thủ tướng Anh Theresa May hôm 2/4 cho biết bà sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) trì hoãn thêm Brexit (tức Anh rời khỏi EU) sau ngày 12/4 để bà có thời gian ngồi xuống cùng với Đảng Lao động đối lập trong nỗ lực phá vỡ thế bế tắc về Brexit.
Gần ba năm kể từ khi người dân Anh bỏ phiếu rời EU trong một cuộc trưng cầu dân ý gây choáng váng, chính trị Anh đã lâm vào khủng hoảng và hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào và khi nào nước này sẽ ra khỏi EU hay liệu cuối cùng họ có thật sự ra đi hay không.
Trong một thông báo vội vã của văn phòng bà May trên phố Downing sau khi dành bảy tiếng đồng hồ chủ trì phiên họp khủng hoảng của nội các để bàn về cách tìm lối ra khỏi mê cung Brexit, bà May nói bà sẽ xin EU cho hoãn Brexit lại thêm một thời gian ngắn nữa.
“Chúng ta sẽ cần kéo dài thêm nữa nhưng cũng ngắn nhất có thể và sẽ chấm dứt khi chúng ta thông qua được thỏa thuận,” bà May nói. “Chúng ta cần phải nói rõ rằng trì hoãn thêm để làm gì – để đảm bảo chúng ta ra đi một cách kịp thời và có trật tự.”
“Tôi đề xuất ngồi xuống cùng lãnh đạo đối lập để tìm kiếm đồng thuận đối với một thỏa thuận – thỏa thuận mà cả hai chúng tôi đều cam kết – để đảm bảo rằng chúng ta sẽ rời EU và rằng chúng ta sẽ ra đi với thỏa thuận,” bà May nói.
Động thái này của May dẫn đến khả năng Brexit ‘mềm hơn’, tức giữ cho nước Anh gắn kết chặt chẽ hơn với EU sau Brexit do Đảng Lao động đã kêu gọi tiếp tục duy trì Liên minh Hải quan với EU và mối quan hệ chặt chẽ hơn với thị trường chung của EU.
Bà May nói bất kỳ kế hoạch nào cũng phải bao gồm thỏa thuận mà bà đã đạt được với EU hồi tháng 11 năm ngoái mà khối này đã nói là họ sẽ không đàm phán lại – nghĩa là bác bỏ yêu sách của phe chủ trương Brexit cứng rắn trong Đảng Bảo thủ của bà vốn muốn dứt khoát cắt đứt với EU.
Bà cũng nói rằng nếu bà và lãnh đạo Đảng Lao động, ông Jeremy Corbyn, một chính trị gia theo xã hội chủ nghĩa kỳ cựu vốn từng bỏ phiếu chống gia nhập EU hồi năm 1975, không thể đồng ý một phương cách thống nhất thì chính phủ của bà có thể sẽ đồng ý một số phương án về mối quan hệ tương lai với EU.
“Nếu chúng tôi không thể nhất trí về một phương cách thống nhất đơn nhất thì khi đó chúng tôi sẽ phải đồng ý với một số phương án về mối quan hệ tương lai với EU mà chúng tôi sẽ đưa ra Hạ viện tổ chức một loạt cuộc bỏ phiếu để xác định xem chúng ta sẽ đi theo con đường nào,” bà May nói.
“Điều quan trọng là, chính phủ sẵn sàng tuân thủ quyết định của Hạ viện.”
Chưa rõ động thái này của bà May sẽ tác động lên Đảng Bảo thủ của bà như thế nào. Đảng này đã phải vật lộn với sự chia rõ nội bộ về châu Âu trong vòng ba thập niên qua.
Trên một nửa thành viên của Đảng trong Hạ viện hồi tuần trước đã bỏ phiếu ủng hộ phương án Brexit mà không có thỏa thuận.
“Tôi cảm thấy rằng dường như bà ấy muốn dựa vào Đảng Lao động khi đề xuất gia hạn thêm Brexit,” ông David Jones, một cựu bộ trưởng Đảng Bảo thủ vốn ủng hộ Brexit, nói với Reuters. “Nếu bà ấy làm vậy thì bày ấy đã đe dọa tương lai của đảng.”
Bà May nói rằng bà muốn thỏa thuận của bà được thông qua trước ngày 22/5 để nước Anh không phải tham gia và các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Thỏa thuận ly khai của bà May với EU đã bị bác ba lần trong khi tất cả các phương án khác đều bị Hạ viện bác khi đưa ra bỏ phiếu thăm dò.


No comments:

Post a Comment