Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 26 July 2019

Tin Biển Đông - bể Nam Côn Sơn không hề yên ả

Mẹ Nấm (Danlambao) - Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty An toàn Hàng hải Miền Nam có thông báo số 151/TBHH-TCTBDATHHMN về việc gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan HAKURYU 5 tại khu vực Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Đây là khu vực mà các tàu hải giám thuộc lực lượng chấp pháp Trung Quốc đã áp đảo gây hấn trong suốt thời gían qua kể từ ngày 18/6/2019. Điều đặc biệt đáng lưu tâm là toàn bộ thông tin xung đột tại khu vực phía Tây - Tây Bắc bãi Tư Chính này không được báo chí Việt Nam đăng tải. Báo chí chỉ tâp trung khai thác về sự có mặt của tàu thăm dò địa chất Hải Dương 08 tại bãi Tư Chính. Vì sao?
Trước hết, với thông báo mới nhất về việc gia hạn thời gian khai thác của giàn khoan HAKURYU 5  (*) đến ngày 15/9/2019 thay vì đến hết cuối tháng 7 như dự kiến cho thấy việc tàu hải giám Trung Quốc được cử đến gây hấn, phá rối ở khu vực lô 06.1 đã có hiệu quả.
Kết quả có thể nhìn thấy được đó là tiến độ khoan tại các giếng ở lô 06.1.bị làm chậm đi.

Theo tiến độ ban đầu dự tính của chủ đầu tư (PetroVietnam và Rosneft VN) thì việc khoan giếng sẽ hoàn tất vào cuối tháng 7. Nhưng với việc các tàu hải giám Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn việc tiếp nhiên liệu từ giữa tháng 6 đến nay khiến cho việc hoàn tất các giếng khoan tại đây bị ảnh hưởng, vì thế cần phải gia hạn thêm thời gian.
Tháng 1/2019, trang Neftegaz.RU đã có thông tin về Hợp đồng khoan mới cho HAKURYU-5 tại Indonesia. Theo đó, giàn khoan này dự kiến sẽ được kéo đến vùng biển Indo khoảng cuối tháng 7 đến tháng 8. (1)
Như vậy có thể thấy, cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang vờn nhau tại khu vực lô 06.1, phía Tây - Tây Bắc bãi Tư Chính, nhưng cả hai bên đều kiểm soát chặt, không công bố thông tin này.
Khu vực đang xảy ra xung đột thuộc lô 06.1 và cận kề phía Bắc là các lô 05.3 và 05.2 thuộc bể trầm tích Nam Côn Sơn.
‘Theo thống kê lượng khí gas ở khu vực này có trữ lượng lớn, được quy hoạch cho dự án Nam Côn Sơn 2. 

Dự án Nam Côn Sơn 2 là dự án chiến lược về kinh tế, an ninh năng lượng và quốc phòng. Về kinh tế nó chiếm hơn 10% năng lượng hóa thạch mà Việt Nam khai thác và sẽ cung cấp chủ yếu nguồn nhiên liệu cho khu vực Đông Nam Bộ kể từ năm 2020 trở đi. Nguồn nhiên liệu này được tính toán trong kế hoạch chiến lược cung cấp nhiên liệu khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam Bộ - nơi là nguồn cung cấp gần 25% sản lượng điện cho nhu cầu cả nước. Các dự án khí, dầu thô gần bờ của Việt Nam đã và đang dần cạn kiệt sau thời gian khai thác vừa qua. Cho nên Nam Côn Sơn 2 chính là “túi khí” góp phần giải quyết bài toán năng lượng Việt Nam trong giai đoạn quy hoạch trước mắt cho đến 2025 và xa hơn là 2035.
Dự án Nam Côn Sơn 2 và giai đoạn 2 được khai thác thương mại dòng dầu, và khí theo kế hoạch sau mùa hè năm 2020:"
Tại sao Việt Nam và Trung Quốc cùng giấu nhẹm thông tin này?
Khả năng để ngỏ hiện tại về việc thiết lập thoả thuận, đi đêm sau lưng nhân dân mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường gọi là “các biện pháp hoà bình hữu nghị, mềm dẻo, khéo léo” sẽ xảy ra. Bởi trong quá khứ, năm 2017-2018, Trung Quốc đã thành công trong việc ép Việt Nam dừng khai thác với tập đoàn Repsol Tây Ban Nha.
Kịch bản này liệu có lập lại một lần nữa?
*Chú thích: Tên chính xác của giàn khoan là HAKURYU 5 chứ không phải Hykuryu như Việt Nam lập lờ đưa tin.
Nguồn:
-->

No comments:

Post a Comment