Đám đông và sứ mệnh thay triều đổi đại
Đám đông là những nhóm người có xu hướng dễ bị những sự kiện xã hội
tác động một cách vô thức, họ không kiên định, thất thường, và thường
đi từ trạng thái này sang trạng thái khác, họ không có mục tiêu đấu
tranh rõ ràng và dài hạn. Còn lực lượng trong sứ mệnh ấy lại là những
người có cùng tư tưởng, tự thấy được trách nhiệm đối với xã hội, cùng
tranh đấu cho một mục tiêu chung và họ sẵn sàng kết nối lại với nhau
trong hệ thống nhất định để cùng tạo ra một sức mạnh tổng hợp.
Theo tôi ngày nay cho dù thời khắc đánh dấu sự chấm hết của một triều đại có xuất hiện, thì nó cũng chưa thể tự trở thành một cuộc cách mạng. Để "mồi lửa" ấy được lan rộng thì từ trong lòng xã hội kia cần phải sẵn sàng một lực lượng, đủ để kết nối và dẫn dắt đám đông cùng đi chung một con đường, từ đó mới có thể thay đổi tận gốc mọi vấn đề trong lòng xã hội.
Những "mồi lửa" không thể thành trận cuồng phong
Sau năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách bao cấp, ngăn sông cấm chợ, khiến kinh tế rơi vào khủng hoảng và lạm phát trầm trọng, đời sống người dân đói khổ bần cùng. Bên ngoài thế giới, với sự sụp đổ hàng loạt các nước theo CNXH tại Đông Âu vào năm 1989, mà mở đầu từ Ba Lan và tiếp tục đến Hungary, Đông Đức, Bulgari, Tiệp Khắc và Romania. Đến năm 1991, "người anh cả" Liên Xô tiếp nối sụp đổ hoàn toàn, mà điều đó, theo tôi, đã tạo ra một hiệu ứng domino và là những "mồi lửa" vô cùng quý giá quyết định sự thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.
Tuy trước những thời khắc vô cùng quan trọng như vậy, nhưng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn chưa hình thành được những lực lượng đủ lớn để có thể làm một cuộc cách mạng dân chủ như các nước trong khối CNXH đã làm, nên lịch sử Việt Nam đã không thể sang trang.
Dấu ấn của lực lượng trong lòng xã hội hiện nay
Vào năm 2013, sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp để hợp với lòng dân và đảm bảo tính dân chủ.
Bản kiến nghị tuy đã được sự ủng hộ rộng khắp của các tầng lớp trong xã hội, giúp cho người dân hiểu hơn về một hiến pháp dân chủ đúng nghĩa, nhưng cuối cùng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ.
Sự kiện hơn 90.000 công nhân của Công ty Pouyen Việt Nam (TP. HCM) đã xuống đường đình công để phản đối Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Với yêu cầu duy nhất là bỏ điều 60, bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa và sự quyết tâm cao độ trong nhiều ngày liền, kết quả Quốc hội buộc phải bỏ điều 60 kia ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội.
Hay năm 2018, khi nhà cầm quyền dự định thông qua luật đặc khu để cho nước ngoài thuê đất với thời hạn 99 năm tại những nơi trọng yếu, mà khả năng sẽ lọt vào tay Trung Quốc. Đạo luật đó đã gặp sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân trên cả nước, quy mô của những cuộc xuống đường và sự đồng nhất trên cả nước khiến nhà cầm quyền phải lạnh gáy và ngay lập tức đạo luật ấy phải dừng lại.
Nhìn chung, lực lượng trong những sự kiện đó chỉ mang tính chất tập hợp nhất thời để đấu tranh cho một mục tiêu chung, nhằm giải quyết những bức xúc, bất cập ngay tại thời điểm đó trong lòng xã hội, mà mục tiêu của từng sự kiện đó thường không giống nhau. Bên cạnh đó những tổ chức chính trị dân chủ và tổ chức xã hội dân sự cũng bắt đầu hình thành, nhằm tập hợp những người yêu nước để trở thành lực lượng, nhưng đã bị nhà cầm quyền đàn áp và kết án nặng nề.
Lực lượng đã tạo ra "bão táp"?
Nếu cũng với số lượng 90.000 công nhân Công ty Pouyen ấy xuống đường, cũng vào thời điểm đó, nhưng người yêu cầu bỏ điều 60, người thì đòi tăng lương, kẻ yêu cầu bảo hộ lao động, và còn rất rất nhiều yêu cầu khác. Thì tôi cho rằng, khi đó họ chỉ thuần túy là một đám đông, và tiếng nói, yêu cầu của họ cũng khó có thể được nhà cầm quyền lắng nghe chứ đừng nói đến việc chấp nhận.
Cũng với việc yêu cầu, nhưng chỉ một người hoặc một nhóm người có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội thì liệu nhà cầm quyền có lắng nghe và làm theo?
Như sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp cho hợp lòng dân, nhưng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ. Nhưng nếu một lực lượng khổng lồ được hình thành, cho dù họ là những người vô danh, nhưng một khi họ đã đồng loạt lên tiếng cho một mục tiêu, với sự quyết tâm cao độ và trường kỳ, thì chắc chắn họ sẽ giành được thắng lợi.
Sức mạnh của sự kiên trì - Bài học từ thế giới
Sức mạnh to lớn do lực lượng tạo ra không chỉ nằm ở chỗ số đông đồng nhất, mà còn ở chính ở sự kiên định liên tục tranh đấu cho một mục tiêu chung.
Như tại Nam Phi, Đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) của ông Nelson Mandela phải mất hơn 50 năm kiên trì để đấu tranh cho một vấn đề duy nhất, đó là loại bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và bầu cử tự do phổ thông đầu phiếu, để có một chiến thắng vang dội vào năm 1994.
Cũng như tại Myanmar, Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà Aung San suu Kyi phải mất 27 năm chỉ để đấu tranh cho mục tiêu duy nhất là bầu cử tự do, và cuối cùng họ đã chiến thắng áp đảo trong tổng bầu cử vào năm 2015. Hay mới đây tại Hong Kong, đảng dân chủ Demosistō cùng người dân Hong Kong đã miệt mài nhiều năm chỉ để đấu tranh cho yêu cầu phổ thông đầu phiếu và chống lại sự can thiệp từ Bắc Kinh. Trong tương lai không xa họ nhất định sẽ chiến thắng.
Nhìn chung, trong tình hình hiện nay trước những chuyển biến không ngừng của thế giới, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang diễn ra và đại dịch do Virus Covid-19 vẫn chưa có hồi kết. Đó là những thách thức lớn đối với cả hệ thống chính trị của Trung Quốc lẫn Việt Nam.
Nếu những sự kiện tác động từ bên ngoài hay nội tại từ bên trong trở thành một trong những "mồi lửa" đủ khiến cho Việt Nam thay đổi tận gốc. Thì một lực lượng với tư tưởng, giải pháp đồng nhất, có mục tiêu chung, để từ đó kết nối đám đông, và kiên định tranh đấu cho đến khi một nền tảng dân chủ được thiết lập, luôn là yếu tố tiên quyết để biến tất cả những "mồi lửa" ấy thành một cuộc đại cách mạng.
Tác giả Đông Phong (Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP HCM)
Theo tôi ngày nay cho dù thời khắc đánh dấu sự chấm hết của một triều đại có xuất hiện, thì nó cũng chưa thể tự trở thành một cuộc cách mạng. Để "mồi lửa" ấy được lan rộng thì từ trong lòng xã hội kia cần phải sẵn sàng một lực lượng, đủ để kết nối và dẫn dắt đám đông cùng đi chung một con đường, từ đó mới có thể thay đổi tận gốc mọi vấn đề trong lòng xã hội.
Những "mồi lửa" không thể thành trận cuồng phong
Sau năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện chính sách bao cấp, ngăn sông cấm chợ, khiến kinh tế rơi vào khủng hoảng và lạm phát trầm trọng, đời sống người dân đói khổ bần cùng. Bên ngoài thế giới, với sự sụp đổ hàng loạt các nước theo CNXH tại Đông Âu vào năm 1989, mà mở đầu từ Ba Lan và tiếp tục đến Hungary, Đông Đức, Bulgari, Tiệp Khắc và Romania. Đến năm 1991, "người anh cả" Liên Xô tiếp nối sụp đổ hoàn toàn, mà điều đó, theo tôi, đã tạo ra một hiệu ứng domino và là những "mồi lửa" vô cùng quý giá quyết định sự thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam.
Tuy trước những thời khắc vô cùng quan trọng như vậy, nhưng trong lòng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vẫn chưa hình thành được những lực lượng đủ lớn để có thể làm một cuộc cách mạng dân chủ như các nước trong khối CNXH đã làm, nên lịch sử Việt Nam đã không thể sang trang.
Dấu ấn của lực lượng trong lòng xã hội hiện nay
Vào năm 2013, sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp để hợp với lòng dân và đảm bảo tính dân chủ.
Bản kiến nghị tuy đã được sự ủng hộ rộng khắp của các tầng lớp trong xã hội, giúp cho người dân hiểu hơn về một hiến pháp dân chủ đúng nghĩa, nhưng cuối cùng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ.
Sự kiện hơn 90.000 công nhân của Công ty Pouyen Việt Nam (TP. HCM) đã xuống đường đình công để phản đối Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Với yêu cầu duy nhất là bỏ điều 60, bằng phương pháp đấu tranh ôn hòa và sự quyết tâm cao độ trong nhiều ngày liền, kết quả Quốc hội buộc phải bỏ điều 60 kia ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội.
Hay năm 2018, khi nhà cầm quyền dự định thông qua luật đặc khu để cho nước ngoài thuê đất với thời hạn 99 năm tại những nơi trọng yếu, mà khả năng sẽ lọt vào tay Trung Quốc. Đạo luật đó đã gặp sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân trên cả nước, quy mô của những cuộc xuống đường và sự đồng nhất trên cả nước khiến nhà cầm quyền phải lạnh gáy và ngay lập tức đạo luật ấy phải dừng lại.
Nhìn chung, lực lượng trong những sự kiện đó chỉ mang tính chất tập hợp nhất thời để đấu tranh cho một mục tiêu chung, nhằm giải quyết những bức xúc, bất cập ngay tại thời điểm đó trong lòng xã hội, mà mục tiêu của từng sự kiện đó thường không giống nhau. Bên cạnh đó những tổ chức chính trị dân chủ và tổ chức xã hội dân sự cũng bắt đầu hình thành, nhằm tập hợp những người yêu nước để trở thành lực lượng, nhưng đã bị nhà cầm quyền đàn áp và kết án nặng nề.
Lực lượng đã tạo ra "bão táp"?
Nếu cũng với số lượng 90.000 công nhân Công ty Pouyen ấy xuống đường, cũng vào thời điểm đó, nhưng người yêu cầu bỏ điều 60, người thì đòi tăng lương, kẻ yêu cầu bảo hộ lao động, và còn rất rất nhiều yêu cầu khác. Thì tôi cho rằng, khi đó họ chỉ thuần túy là một đám đông, và tiếng nói, yêu cầu của họ cũng khó có thể được nhà cầm quyền lắng nghe chứ đừng nói đến việc chấp nhận.
Cũng với việc yêu cầu, nhưng chỉ một người hoặc một nhóm người có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội thì liệu nhà cầm quyền có lắng nghe và làm theo?
Như sự kiện 72 nhân sĩ trí thức kiến nghị nhà cầm quyền về vấn đề sửa đổi hiến pháp cho hợp lòng dân, nhưng đã bị nhà cầm quyền phớt lờ. Nhưng nếu một lực lượng khổng lồ được hình thành, cho dù họ là những người vô danh, nhưng một khi họ đã đồng loạt lên tiếng cho một mục tiêu, với sự quyết tâm cao độ và trường kỳ, thì chắc chắn họ sẽ giành được thắng lợi.
Sức mạnh của sự kiên trì - Bài học từ thế giới
Sức mạnh to lớn do lực lượng tạo ra không chỉ nằm ở chỗ số đông đồng nhất, mà còn ở chính ở sự kiên định liên tục tranh đấu cho một mục tiêu chung.
Như tại Nam Phi, Đảng Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) của ông Nelson Mandela phải mất hơn 50 năm kiên trì để đấu tranh cho một vấn đề duy nhất, đó là loại bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid và bầu cử tự do phổ thông đầu phiếu, để có một chiến thắng vang dội vào năm 1994.
Cũng như tại Myanmar, Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của bà Aung San suu Kyi phải mất 27 năm chỉ để đấu tranh cho mục tiêu duy nhất là bầu cử tự do, và cuối cùng họ đã chiến thắng áp đảo trong tổng bầu cử vào năm 2015. Hay mới đây tại Hong Kong, đảng dân chủ Demosistō cùng người dân Hong Kong đã miệt mài nhiều năm chỉ để đấu tranh cho yêu cầu phổ thông đầu phiếu và chống lại sự can thiệp từ Bắc Kinh. Trong tương lai không xa họ nhất định sẽ chiến thắng.
Nhìn chung, trong tình hình hiện nay trước những chuyển biến không ngừng của thế giới, như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang diễn ra và đại dịch do Virus Covid-19 vẫn chưa có hồi kết. Đó là những thách thức lớn đối với cả hệ thống chính trị của Trung Quốc lẫn Việt Nam.
Nếu những sự kiện tác động từ bên ngoài hay nội tại từ bên trong trở thành một trong những "mồi lửa" đủ khiến cho Việt Nam thay đổi tận gốc. Thì một lực lượng với tư tưởng, giải pháp đồng nhất, có mục tiêu chung, để từ đó kết nối đám đông, và kiên định tranh đấu cho đến khi một nền tảng dân chủ được thiết lập, luôn là yếu tố tiên quyết để biến tất cả những "mồi lửa" ấy thành một cuộc đại cách mạng.
Tác giả Đông Phong (Luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP HCM)
No comments:
Post a Comment