Cộng đồng mạng chỉ trích việc ‘tỉnh nghèo’ Nghệ An dựng tượng Lenin
Tỉnh Nghệ An đang xây dựng tượng đài Lenin, dự kiến sẽ hoàn thành vào
cuối tháng 3 tới, nhưng việc này đang bị nhiều người sử dụng mạng xã
hội ở Việt Nam chỉ trích nặng nề.
Các kênh truyền thông chính thống như trang NgheAn24h hay Báo Nghệ An mới đây cho hay thành phố Vinh, thủ phủ của tỉnh, hiện đang triển khai xây dựng đài phun nước và đặt tượng đài Lenin.
Các báo này gọi đó là “dấu mốc quan trọng” trong mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk thuộc Liên bang Nga.
“Đây là công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp Việt-Nga nói chung, của quê hương Bác Hồ và quê hương Lenin nói riêng”, ông Trần Xuân Lễ, Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vinh, được báo chí Nghệ An trích lời cho biết.
Bức tượng Lenin là do chính quyền tỉnh Ulyanovsk ở Nga “trao tặng” cho Nghệ An, vẫn theo các báo địa phương. Tin cho hay tượng được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, “được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam” và đưa đến Vinh.
Các bản tin cho biết thêm là khu đất đặt tượng đài có diện tích gần 4.300 mét vuông, trong đó, phần lớn dành cho tượng đài với diện tích lên đến 3.000 mét vuông, còn lại là vườn hoa và đài phun nước.
Trước các thông tin này, đông đảo người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam chỉ trích việc Nghệ An dựng tượng cố lãnh tụ cộng sản Liên Xô. Họ cho rằng dù tượng được phía Nga tặng song chi phí để xây và bảo trì khu tượng đài vẫn gây lãng phí, tốn kém cho một tỉnh được xem là nghèo ở miền trung Việt Nam.
Theo tìm hiểu của VOA, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy Nghệ An đứng thứ 2 cả nước về tổng số hộ nghèo từ năm 2016 đến 2019, dưới tỉnh nghèo nhất là Thanh Hóa. Tính đến tháng 2/2019, thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An là 1.620 đô la, tương đương 63% mức chung của cả nước.
Báo chí trong nước cho biết vào dịp Tết âm lịch hàng năm, Nghệ An vẫn “xin gạo cứu đói” từ chính quyền trung ương cho ít nhất 80.000 hộ nghèo ở tỉnh.
Những người chỉ trích, bao gồm một số Facebooker có nhiều ảnh hưởng như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, các doanh nhân Trần Quốc Quân, Lê Hoài Anh, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Võ Văn Tạo, v.v… chất vấn là chính nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây đã đập phá hết tượng Lenin, nhưng sao Nghệ An lại muốn dựng tượng của nhân vật này.
Bà Lê Hoài Anh viết trên trang Facebook riêng có hơn 325.000 người theo dõi rằng trong bối cảnh kể trên, bà xem công trình dựng tượng đang diễn ra là “thừa giấy vẽ voi”.
Từ Ba Lan, nơi đã dỡ bỏ ít nhất 500 tượng đài liên quan đến Liên Xô, trong đó có nhiều tượng Lenin, doanh nhân kiêm tiểu thuyết gia Trần Quốc Quân nhận định về những người ra quyết định ở Nghê An là “thậm ngu, hoặc là giả ngu, hoặc là tham lam, hoặc là cả 3 khả năng trên”. Ông Quân ví việc đưa một hình tượng mà các nước khác “đã và đang muốn đập bỏ” về Vinh là “rước của nợ”, là “đưa rác về nhà”.
Đăng một thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An trên trang cá nhân có tổng cộng gần 48.000 người theo dõi, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu viết rằng hai chính quyền của tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An cho tặng nhau tượng Lenin là việc “không đại diện cho ý nguyện” của nhân dân hai tỉnh, vì vậy, việc cần làm là “hỏi ý kiến của nhân dân Nghệ An” để có thể có câu trả lời “sòng phẳng nhất”.
Trong con mắt nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, việc dựng tượng đài cố lãnh tụ cộng sản có hàm ý nhắc nhở rằng giới lãnh đạo Việt Nam, mà ông gọi là “vua tập thể”, vẫn duy trì sự áp đặt quyền lực, đồng thời đó là “cơ hội vàng” đề các quan tham địa phương “móc ruột ngân sách, xực lại quả”.
Các bài viết nêu trên nhận được tổng cộng hàng chục nghìn phản ứng yêu thích và những lời bình luận ủng hộ.
Cùng với các lời bình luận, nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội các câu thơ mang tính chế giễu như “Lenin bị đập ở Nga/Người Nga họ hận sao ta lại thờ?”
Một số người bày tỏ thái độ thận trọng, cho rằng chính quyền cần cân nhắc kỹ việc xây tượng đài. Theo họ, những gì có tính chất văn hóa, thuộc về nhân dân sẽ có tính bền vững; ngược lại, những gì có tính đảng phái, nhất thời, khi dựng tượng đài có thể dễ nhưng sẽ để lại những hậu quả rắc rối khi cần phải đập bỏ.
Các kênh truyền thông chính thống như trang NgheAn24h hay Báo Nghệ An mới đây cho hay thành phố Vinh, thủ phủ của tỉnh, hiện đang triển khai xây dựng đài phun nước và đặt tượng đài Lenin.
Các báo này gọi đó là “dấu mốc quan trọng” trong mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk thuộc Liên bang Nga.
“Đây là công trình mang tính biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp Việt-Nga nói chung, của quê hương Bác Hồ và quê hương Lenin nói riêng”, ông Trần Xuân Lễ, Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Vinh, được báo chí Nghệ An trích lời cho biết.
Bức tượng Lenin là do chính quyền tỉnh Ulyanovsk ở Nga “trao tặng” cho Nghệ An, vẫn theo các báo địa phương. Tin cho hay tượng được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, “được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam” và đưa đến Vinh.
Các bản tin cho biết thêm là khu đất đặt tượng đài có diện tích gần 4.300 mét vuông, trong đó, phần lớn dành cho tượng đài với diện tích lên đến 3.000 mét vuông, còn lại là vườn hoa và đài phun nước.
Trước các thông tin này, đông đảo người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam chỉ trích việc Nghệ An dựng tượng cố lãnh tụ cộng sản Liên Xô. Họ cho rằng dù tượng được phía Nga tặng song chi phí để xây và bảo trì khu tượng đài vẫn gây lãng phí, tốn kém cho một tỉnh được xem là nghèo ở miền trung Việt Nam.
Theo tìm hiểu của VOA, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho thấy Nghệ An đứng thứ 2 cả nước về tổng số hộ nghèo từ năm 2016 đến 2019, dưới tỉnh nghèo nhất là Thanh Hóa. Tính đến tháng 2/2019, thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An là 1.620 đô la, tương đương 63% mức chung của cả nước.
Báo chí trong nước cho biết vào dịp Tết âm lịch hàng năm, Nghệ An vẫn “xin gạo cứu đói” từ chính quyền trung ương cho ít nhất 80.000 hộ nghèo ở tỉnh.
Những người chỉ trích, bao gồm một số Facebooker có nhiều ảnh hưởng như tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, các doanh nhân Trần Quốc Quân, Lê Hoài Anh, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Lê Dũng Vova, Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Võ Văn Tạo, v.v… chất vấn là chính nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa trước đây đã đập phá hết tượng Lenin, nhưng sao Nghệ An lại muốn dựng tượng của nhân vật này.
Bà Lê Hoài Anh viết trên trang Facebook riêng có hơn 325.000 người theo dõi rằng trong bối cảnh kể trên, bà xem công trình dựng tượng đang diễn ra là “thừa giấy vẽ voi”.
Từ Ba Lan, nơi đã dỡ bỏ ít nhất 500 tượng đài liên quan đến Liên Xô, trong đó có nhiều tượng Lenin, doanh nhân kiêm tiểu thuyết gia Trần Quốc Quân nhận định về những người ra quyết định ở Nghê An là “thậm ngu, hoặc là giả ngu, hoặc là tham lam, hoặc là cả 3 khả năng trên”. Ông Quân ví việc đưa một hình tượng mà các nước khác “đã và đang muốn đập bỏ” về Vinh là “rước của nợ”, là “đưa rác về nhà”.
Đăng một thư ngỏ gửi lãnh đạo Nghệ An trên trang cá nhân có tổng cộng gần 48.000 người theo dõi, tiến sĩ toán Nguyễn Ngọc Chu viết rằng hai chính quyền của tỉnh Ulyanovsk và Nghệ An cho tặng nhau tượng Lenin là việc “không đại diện cho ý nguyện” của nhân dân hai tỉnh, vì vậy, việc cần làm là “hỏi ý kiến của nhân dân Nghệ An” để có thể có câu trả lời “sòng phẳng nhất”.
Trong con mắt nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo, việc dựng tượng đài cố lãnh tụ cộng sản có hàm ý nhắc nhở rằng giới lãnh đạo Việt Nam, mà ông gọi là “vua tập thể”, vẫn duy trì sự áp đặt quyền lực, đồng thời đó là “cơ hội vàng” đề các quan tham địa phương “móc ruột ngân sách, xực lại quả”.
Các bài viết nêu trên nhận được tổng cộng hàng chục nghìn phản ứng yêu thích và những lời bình luận ủng hộ.
Cùng với các lời bình luận, nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội các câu thơ mang tính chế giễu như “Lenin bị đập ở Nga/Người Nga họ hận sao ta lại thờ?”
Một số người bày tỏ thái độ thận trọng, cho rằng chính quyền cần cân nhắc kỹ việc xây tượng đài. Theo họ, những gì có tính chất văn hóa, thuộc về nhân dân sẽ có tính bền vững; ngược lại, những gì có tính đảng phái, nhất thời, khi dựng tượng đài có thể dễ nhưng sẽ để lại những hậu quả rắc rối khi cần phải đập bỏ.
No comments:
Post a Comment