EVFTA, cơ hội cho Việt Nam thoát khỏi vòng tay Trung Quốc
Võ Ngọc Ánh (Danlambao)
- Để EVFTA được thông qua, nhà cầm quyền CS Việt Nam đã phải cam kết
bãi bỏ lao động cưỡng bức, công dân được tự do lập hội. Liên minh Âu
Châu sẽ đình chỉ thương mại nếu CSVN vi phạm nhân quyền. Cùng với những
ích lợi về kinh tế mà hai bên có được, Hiệp định thương mại Việt Nam -
Liên Âu (EVFTA) còn ràng buộc Việt Nam thay đổi tình trạng nhân quyền
tồi tệ từ ngày cộng sản nắm quyền đến nay.
Các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt
Nam cần dựa vào các cam kết thay đổi của nhà cầm quyền Hà Nội để thúc
đẩy cho một Việt Nam văn minh.
Liên Âu khẳng định đây là hiệp định tiên tiến nhất. Bởi lần đầu tiên tổ
chức này ký hiệp định thương mại với một nước chỉ mới bắt đầu phát
triển. Việt Nam còn nhiều cách biệt về kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Ngoài
thương mại, nhà cầm quyền cộng sản còn phải cam kết về nhân quyền, môi
trường...
Bởi chưa tin vào cộng sản Việt Nam mà EVFTA không được thông qua một
cách dễ dàng. Trong số 633 của Nghị viện châu Âu tham gia có đến 192
người phản đối và 40 bỏ phiếu trắng. Hiệp định này cũng đã bị chậm lại
vài năm do vi phạm nhân quyền của CSVN, đặc biệt trong vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh.
Trước đó, đã có nhiều tiếng nói, có cả người viết bài này vận động cho
việc chưa thông qua hiệp định này cho đến khi nhà cầm quyền CSVN cải
thiện tình trạng nhân quyền. Nổi bật nhất là nỗ lực của 68 tổ chức phi
chính phủ đã vận động Nghị viện châu Âu không phê chuẩn hiệp định vì
tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiệp định cuối cùng đã được thông qua. Đối diện với thực tế,
chúng ta cần phải nhìn về phía trước để khai dụng những gì có thể tranh
đấu được từ EVFTA. Một trong những điều mà EVFTA có thể đem lại là cơ
hội cho Việt Nam thoát Trung, tránh được con đường mà CSVN cũng như các
nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Philiphine, Myanmar đã và đang đi
vào sự lệ thuộc Trung Quốc.
Tôi đồng tình với tuyên bố của ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện EU - “Lịch
sử chứng minh cô lập không thay đổi một quốc gia”. “Đây là lý do vì sao
Nghị viện EU bỏ phiếu đồng ý với thỏa thuận mậu dịch này, và cùng nó,
chúng ta đẩy mạnh vai trò của EU tại Việt Nam và trong vùng, đồng thời
đảm bảo tiếng nói của EU có sức mạnh hơn trước”.
Thực tế tại một số quốc gia trong khu vực đáng là bài học để cho mọi người Việt hy vọng.
Trong khi các nước dân chủ từ châu Á, qua châu Âu, sang châu Mỹ... còn
ngại ngần với Campuchia và phản đối cách đàn áp đối lập của Hunsen, thì
Trung Quốc không hề có thái độ này. Thay vào đó Trung Quốc dùng vốn vay
để gây ảnh hưởng. Các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã chi phối nhiều mặt
trong xã hội Campuchia. Nước này đã trở thành đồng minh tin cậy nhất của
Trung Quốc và trở thành cánh tay nối dài của Bắc Kinh, gây chia rẽ
trong nội bộ các nước Đông Nam Á.
Chính sách gây ảnh hưởng của Trung Quốc trên đất Lào cũng không khác
mấy. Bắc Kinh đã thành công trong việc kéo Lào về phía mình từ tay Việt
Nam.
Tại Myanmar, Trung Quốc từng là chỗ dựa về nhiều mặt của chính quyền
quân sự trước đây. Khi quốc gia này mới chuyển mình sang dân chủ, nhiều
dự án đầu tư lớn của Trung Quốc sau đó đã được xem xét lại. Tuy nhiên,
trước việc thế giới lên án tập đoàn quân phiệt tại Miến đàn áp người
Rohingya, Trung Quốc đã không lên tiếng và dùng quyền phủ quyết. Bắc
Kinh lại trở thành chỗ dựa của Myanmar khi phải đối đầu với áp lực quốc
tế trong Liên Hiệp Quốc.
Trước đây Philllipines có sự tranh chấp lãnh hải gay gắt với Trung Quốc.
Tổng thống Benigno Aquino III trong nhiệm kỳ trước đã kiện Trung Quốc
ra tòa án trọng tài thường trực quốc tế và đã thắng. Tuy nhiên, sang đến
thời tổng thống Rodrigo Duterte thì lại quay cầu phục Trung Quốc.
Duterte quay sang Trung Quốc, Nga bởi hai quốc gia này không lên án ông
vi phạm về quyền con người, chuẩn mực luật pháp trong cuộc chiến chống
lại việc buôn lậu ma túy.
Mạnh về kinh tế, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện một quốc gia tử
tế, có trách nhiệm. Bắc Kinh sẵn sàng cộng tác với các thể chế, nguyên
thủ độc tài. Việc cho vay của Trung Quốc không ràng buộc các điều kiện
về tự do, dân chủ, nhân quyền như các nước dân chủ phát triển khác.
Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để kéo các thể chế phản dân chủ về cùng
phe.
Với Hiệp định EVFTA, ngoài sự hội nhập về kinh tế, việc được ở trong
cùng sân chơi với các nước, dân chủ, phát triển là cơ hội cho người dân
Việt Nam tranh đấu để thoát ra khỏi vòng tay Trung Quốc.
Nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thất hứa, các lực lượng tiến bộ cùng
đi kiện họ, thúc đẩy liên Âu ngưng hiệp định. Các doanh nghiệp, người
dân chắc sẽ không chịu ngồi im để mất món lợi họ đang có được.
16.02.2020
No comments:
Post a Comment