Đừng uýnh Vietcombank!
Vụ
thảm sát ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội vừa phát sinh thêm một scandal: Có
688 người cư ngụ ở nhiều nơi khác nhau gửi tiền vào tài khoản cô Nguyễn
Thúy Hạnh – nhờ cô chuyển giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình. Chỉ trong
hai ngày, 688 người mà “ruột mềm” vì “máu chảy” này góp được 528 triệu
(xin làm tròn số cho dễ nhớ).
Sáng 17 tháng 1, cô Hạnh đến một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) để rút số tiền này ra giao cho thân nhân cụ Kình nhưng nhân viên VCB từ chối vì “tài khoản bị phong tỏa”. Ông Huỳnh Ngọc Chênh – người tháp tùng cô Hạnh và là một nhân chứng - đã kể rất cặn kẽ về diễn biến trên facebook của ông (1).
Cũng vì vậy, người Việt đang kêu gọi nhau tẩy chay VCB. Một số người am tường lĩnh vực tài chính – tín dụng thì tình nguyện tư vấn để cả cô Hạnh lẫn những người chuyển tiền cho cô Hạnh kiện VCB. Đây rõ ràng là chuyện nên làm, thậm chí là rất cần phổ biến rộng rãi bên ngoài Việt Nam.
Các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế cần biết chuyện này để đề phòng và có những đối sách cần thiết, khỏi phải rước lấy những rắc rối khi thực hiện các giao dịch với VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Quan hệ giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế với những ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng ở Việt Nam đâu chỉ có giúp các cá nhân chuyển – nhận tiền, còn nhiều giao dịch khác quan trọng hơn nhiều.
Xét cho đến cùng, VCB cũng chỉ là nạn nhân! Nếu không có “lệnh”, chắc VCB không hành xử càn quấy như vừa thấy. Thành ra uýnh VCB là… trật! Đừng uýnh VCB. Phải thương và phải giúp VCB. Vấn đề là thương hay giúp đúng cách. Nhìn một cách tổng quát, thương và giúp hữu hiệu nhất, có lẽ là lưu ý thiên hạ, khi VCB nói riêng và những ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng ở Việt Nam bị buộc nhắm mắt, bất chấp thông lệ, nguyên tắc chung, làm theo những mệnh lệnh kỳ quái thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và tất nhiên các ngân hàng, hệ thống tài chính – tín dụng quốc tế rất dễ lãnh… búa trong tất cả các nghiệp vụ tài chính – tín dụng!
Qua scandal này, nếu VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung, bị thiệt hại, họ phải đòi những kẻ ra lệnh, bồi thường thiệt hại và từ nay, nếu muốn tồn tại, phát triển, họ phải tập lắc đầu, tập nói không với những kẻ vừa ngu, vừa xấu. Còn vẫn sợ cường quyền, vẫn nhắm mắt “trao thân cho… tướng cướp” thì ráng chịu!
Tới đây ắt sẽ có người hỏi: Không uýnh VCB, chẳng lẽ bỏ qua chuyện đáng phẫn nộ vừa xảy ra? Đâu có ai nói bỏ! Muốn uýnh, phải uýnh chính phạm! Từ lâu thiên hạ đã biết chính phạm độc đoán, tàn bạo, bà con cũng đã chỉ trích, tố cáo nhiều rồi nhưng có một điểm, qua chuyện phong tỏa tài khoản – giúp đỡ gia đình cụ Kình được chính phạm khắc họa thêm một lần nữa. Đó là “đuổi tận, diệt tuyệt”! Chính phạm không chỉ diệt cụ Kình mà còn muốn bóp cho “cả lò nhà nó” chết trong đói khổ để răn những “thằng”, những “con” khác!
Thật ra, trước nay, chính phạm vẫn thế. Trong nhiều phát biểu, trên vô số Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án, chính phạm từng xem việc giúp đỡ người khác hoặc nhận giúp đỡ từ người khác, không như bằng chứng buộc tội thì cũng như tình tiết tăng nặng (2). Đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, bà con mình cần gom những chuyện này đi hỏi khắp thiên hạ xem có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nào còn man rợ như thế không? Nếu không, tại sao họ ngồi yên? Và mình, chính mình có nên ngồi yên nữa không?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/ho.lytien.1/posts/10207071000371089
(2) https://www.tienphong.vn/phap-luat/bo-cong-an-bo-con-anh-em-ong-kinh-nhan-tien-tu-phan-tu-chong-doi-1509085.tpo
Sáng 17 tháng 1, cô Hạnh đến một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) để rút số tiền này ra giao cho thân nhân cụ Kình nhưng nhân viên VCB từ chối vì “tài khoản bị phong tỏa”. Ông Huỳnh Ngọc Chênh – người tháp tùng cô Hạnh và là một nhân chứng - đã kể rất cặn kẽ về diễn biến trên facebook của ông (1).
Cũng vì vậy, người Việt đang kêu gọi nhau tẩy chay VCB. Một số người am tường lĩnh vực tài chính – tín dụng thì tình nguyện tư vấn để cả cô Hạnh lẫn những người chuyển tiền cho cô Hạnh kiện VCB. Đây rõ ràng là chuyện nên làm, thậm chí là rất cần phổ biến rộng rãi bên ngoài Việt Nam.
Các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế cần biết chuyện này để đề phòng và có những đối sách cần thiết, khỏi phải rước lấy những rắc rối khi thực hiện các giao dịch với VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung. Quan hệ giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế với những ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng ở Việt Nam đâu chỉ có giúp các cá nhân chuyển – nhận tiền, còn nhiều giao dịch khác quan trọng hơn nhiều.
Xét cho đến cùng, VCB cũng chỉ là nạn nhân! Nếu không có “lệnh”, chắc VCB không hành xử càn quấy như vừa thấy. Thành ra uýnh VCB là… trật! Đừng uýnh VCB. Phải thương và phải giúp VCB. Vấn đề là thương hay giúp đúng cách. Nhìn một cách tổng quát, thương và giúp hữu hiệu nhất, có lẽ là lưu ý thiên hạ, khi VCB nói riêng và những ngân hàng, tổ chức tài chính – tín dụng ở Việt Nam bị buộc nhắm mắt, bất chấp thông lệ, nguyên tắc chung, làm theo những mệnh lệnh kỳ quái thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và tất nhiên các ngân hàng, hệ thống tài chính – tín dụng quốc tế rất dễ lãnh… búa trong tất cả các nghiệp vụ tài chính – tín dụng!
Qua scandal này, nếu VCB nói riêng và hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung, bị thiệt hại, họ phải đòi những kẻ ra lệnh, bồi thường thiệt hại và từ nay, nếu muốn tồn tại, phát triển, họ phải tập lắc đầu, tập nói không với những kẻ vừa ngu, vừa xấu. Còn vẫn sợ cường quyền, vẫn nhắm mắt “trao thân cho… tướng cướp” thì ráng chịu!
Tới đây ắt sẽ có người hỏi: Không uýnh VCB, chẳng lẽ bỏ qua chuyện đáng phẫn nộ vừa xảy ra? Đâu có ai nói bỏ! Muốn uýnh, phải uýnh chính phạm! Từ lâu thiên hạ đã biết chính phạm độc đoán, tàn bạo, bà con cũng đã chỉ trích, tố cáo nhiều rồi nhưng có một điểm, qua chuyện phong tỏa tài khoản – giúp đỡ gia đình cụ Kình được chính phạm khắc họa thêm một lần nữa. Đó là “đuổi tận, diệt tuyệt”! Chính phạm không chỉ diệt cụ Kình mà còn muốn bóp cho “cả lò nhà nó” chết trong đói khổ để răn những “thằng”, những “con” khác!
Thật ra, trước nay, chính phạm vẫn thế. Trong nhiều phát biểu, trên vô số Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án, chính phạm từng xem việc giúp đỡ người khác hoặc nhận giúp đỡ từ người khác, không như bằng chứng buộc tội thì cũng như tình tiết tăng nặng (2). Đã bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21, bà con mình cần gom những chuyện này đi hỏi khắp thiên hạ xem có hệ thống chính trị, hệ thống công quyền nào còn man rợ như thế không? Nếu không, tại sao họ ngồi yên? Và mình, chính mình có nên ngồi yên nữa không?
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/ho.lytien.1/posts/10207071000371089
(2) https://www.tienphong.vn/phap-luat/bo-cong-an-bo-con-anh-em-ong-kinh-nhan-tien-tu-phan-tu-chong-doi-1509085.tpo
No comments:
Post a Comment