Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday, 10 February 2020

Tư duy "hữu nghị bầy đàn" của CSVN trong vụ một nhân viên sứ quán bị Slovakia trục xuất

< A >
CTV Danlambao - ...Nhưng đến khi vụ việc đổ bể, Slovakia hành xử theo đúng quy luật quốc tế thì Hà Nội quăng những nguyên tắc bang giao vào sọt rác. Thay vào đó là lên án Slovia đã hành động "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước." Hành xử này biểu lộ tư duy bầy đàn, đồng chí - đồng rận học từ đàn anh Bắc Kinh và quen thói thi hành từ khẩu hiệu 16 vàng 4 tốt: phải đặt quan hệ hữu nghị lên đại cục, chuyện bắt cóc người chỉ là tiểu cục...
*
Vào ngày 06.02.2020 truyền thông Slovakia đưa tin việc chính phủ Slovakia ra quyết định trục xuất một nhà ngoại giao Việt Nam, phải rời khỏi Slovakia trong vòng 48 tiếng vì đã tham gia vào cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức vào năm 2017. 
Theo bản tin của Reuters, tòa án liên bang Đức đã đưa ra phán xét sau cùng, bác bỏ kháng cáo của Nguyễn Hải Long là nghi phạm cuối cùng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Hải Long đã bị tòa án Berlin kết án 3 năm 10 tháng tù vào tháng 7/2018 về tội gián điệp và tòng phạm trong vụ bắt giữ phi pháp Trịnh Xuân Thanh. 
Nguyễn Hải Long tại phiên toà Đức, 2018
Từ kết quả phán xét của toà án Đức, Bộ Ngoại giao đã tuyên bố: "Slovakia đã thực hiện bước này trong mối liên quan với phán quyết của tòa án Đức. Bộ ngoại giao đã cảnh báo về những hậu quả ngoại giao to lớn nếu những nghi ngờ rất nghiêm trọng về việc lạm dụng sự hiếu khách của Slovakia được xác nhận chính thức." (theo Reuter).
Đáp trả lại hành động trục xuất của Slovakia, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên án Slovakia và cho rằng hành động này "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước."
Phản ứng của Bộ Ngoại giao CSVN cho thấy Hà Nội hoàn toàn không đặt những nền tảng và quy luật ngoại giao làm kim chỉ nam cho những hoạt động trong lãnh vực bang giao quốc tế. 
Chế độ côn đồ Hà Nội sẵn sàng cử côn an như Trung tướng Đường Minh Hưng, phó tổng cục trưởng Tổng Cục An Ninh sang Đức chỉ huy cuộc bắt cóc người trái phép, Bộ trưởng côn an Tô Lâm đích thân có mặt tại phi trường Bratislava, Slovakia để dẫn độ "Trịnh Xuân Thanh tự về nước đầu thú". Nhiều bộ phận của hệ thống chính trị từ giới chóp bu trong Bộ Chính trị xuống Côn an và sang tới các sứ quán tại Đức và Slovakia đã cùng nhau tham dự cuộc bắt người trái phép xuyên quốc gia. Nhưng đến khi vụ việc đổ bể, Slovakia hành xử theo đúng quy luật quốc tế thì Hà Nội quăng những nguyên tắc bang giao vào sọt rác. Thay vào đó là lên án Slovia không theo truyền thống bạn bè. Hành động lên án này biểu lộ tư duy bầy đàn, đồng chí - đồng rận học từ đàn anh Bắc Kinh và quen thói thi hành từ phương châm 16 vàng 4 tốt: phải đặt quan hệ hữu nghị lên đại cục, chuyện bắt cóc người chỉ là tiểu cục. 
Do đó mới có màn cực lực phản đối "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước." 
Thử hỏi lúc Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho Tô Lâm lên kế hoạch và chỉ huy phi vụ bắt cóc người xuyên quốc gia, xuyên lục địa, chóp bu Ba Đình có nghĩ đến "truyền thống hữu nghị giữa hai nước"
Cần ghi nhận thêm là cho đến nay, truyền thông lề đảng đã im bặt về thông tin trục xuất làm xấu mặt đảng ta này. 
Phản đối của Bộ Ngoại giao do đó và đương nhiên cũng không đến với quần chúng Việt Nam. Trong sự xấu hổ vì nước bạn đã làm chuyện tổng cổ người "không phù hợp với truyền thống hữu nghị giữa hai nước", Bộ ngoại giao Ba Đình đã chỉ email cho thông tấn Reuters để bày tỏ thái độ đối với Slovakia. 
08.02.2020
-->

No comments:

Post a Comment