Hôn nhân cận huyết thời nhà Trần
TS Nguyễn Bê Nhà Trần được lịch sử đánh giá là một triều đại tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh của Đại Việt có từ thời nhà Lý và được lưu danh bởi những võ công hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên nhà Trần cũng để lại…
TS Nguyễn Bê
Nhà Trần được lịch sử đánh giá là một triều đại tiếp tục mở rộng và phát triển sự hưng thịnh của Đại Việt có từ thời nhà Lý và được lưu danh bởi những võ công hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên nhà Trần cũng để lại một vết rạn mà nhiều nhà sử học tránh né không muốn nói đến: đó là quan hệ hôn nhân cận huyết hay hôn nhân nội tôc.
Trên wiki, tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh đã liệt kê 27 trường hợp tiêu biểu, nhưng nhiều trường hợp tông tích của người thân không rõ ràng nên chúng tôi chỉ nêu lên 15 trường hợp bằng hình vẽ để bạn đọc dễ theo dõi.
- Tổng quan
Trong bài sử dụng cách xưng hô ngang cấp cha mẹ theo kiểu miền Nam: bên ngoại được gọi Cậu, mơ, dì; không phân biệt anh mẹ hay chị mẹ. Chồng cô hoặc dì đều gọi là dượng. Từ “dượng” nói lên mối quan hệ này là rễ – người dưng, không có quan hệ huyết thống với cháu gái của cô, dì
- Các cuộc hôn nhân cận huyết tiêu biểu
2.2. Trần Cảnh – Lý Chiêu Hoàng: anh em cô cậu lấy nhau
Kết quả là hai anh em ruột lấy hai em con bà cô ruột
2.3. Trần Cảnh – Lý Thuận Thiên: em chồng – chị dâu, con cô – con cậu
Năm 1237, Trần Thái Tôn bị ép bỏ Lý Chiêu Hoàng để lấy bà chị dâu của mình là Thuận Thiên mặc dầu Thuân Thiên đã có thai với Trần Liễu được 3 tháng
2.4. Trần Thủ Độ – Trần Thị Dung: chị em họ (thúc – bá) lấy nhau
Sau khi vua Lý Huệ Tông mất, Trần Thủ Độ lấy bà chị họ mình
2.4. Trần Thánh Tông – Thiện Cảm hoàng hậu: con chú bác ruột lấy nhau
2.5. Trần Quang Khải – Phượng Dương công chúa: cô cháu trong họ lấy nhau
2.6. Trần Quốc Nghiễn – Thiện Thụy công chúa; Trần Nhân Tông – Bảo Thánh hoàng hậu: con bác – con chú, con cô – con cậu
Sau khi chị (Bảo Thánh hoàng hậu) mất, vua Trần Nhân Tông lấy em ruột của vợ
2.8. Trần Anh Tông – Văn Đức phu nhân; Trần Anh Tông – Thuận Thánh hoàng hậu: con bác – con chú, ly dị chị lấy em
2.9. Trần Anh Tông – Huy Tư hoàng phi: cô cháu trong họ lấy nhau
2.9. Trần Văn Bích – Thiên Trân công chúa; Trần Văn Bích – Huy Thánh công chúa: chú cháu trong họ lấy nhau; sau khi chị chết, lấy em
2.10. Trần Quang Triều – Thượng Trân công chúa : anh em trong họ lấy nhau
2.11. Trần Minh Tông – Huy Thánh công chúa : anh em chú bác ruột lấy nhau
2.12. Trần Giản Hoàng –Thiên Huy công chúa : chị em chú bác ruột lấy nhau
- Truyền thuyết về thời Hông Bàng
Truyền thuyết về thời Hồng Bàng được Ngô Sĩ Liên viết thêm vào ĐVSK trước thời Triệu Đà kéo dài về quá khứ hơn 2.000 năm nữa. Có hai điểm cần lưu ý là TT hoàn thành năm 1479 nghĩa là sau khi nhà Trần sụp đổ gần 80 năm và câu chuyện về Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ là hôn nhân cận huyết phổ biến thời nhà Trần
Truyền thuyết thời Hồng Bàng được tóm tắt như sau:
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, di tuần thú phương Nam
đến núi Ngũ Lĩnh đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc Tục
cho làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương, người anh là Đế Nghi
làm vua phương Bắc. Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là vua hồ
Động Đình sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, con gái của
Đế Lai – con Đế Nghi. Về mối quan hệ huyết thống, Đế Lai và Lạc Long
Quân là anh em chú bác ruột, nên quan hệ hôn nhân này là cháu lấy chú.
Nếu một gia đình tứ đại đồng đường thì cháu nội của Đế Minh lấy chắt nội
của ông, ở cùng nhà.
Truyền thuyết này có nhiều
điều phi lý, phản khoa học như người đẻ một bọc cả trăm trứng, khoảng
cách địa lý (vua phương Nam, vua phương Bắc) có thể vài ngàn cây số,
thời đó có cách gì di chuyển; bà Vũ Tiên, Thần Long vua Động Đình hồ;
chưa có tài liệu gì chứng minh sự tồn tại những nhân vật này. Nhưng điều
nghiêm trọng nhất là hôn nhân cận huyết của nhân vật được cho là gốc
gác của con Rồng, cháu Tiên – Lạc Long Quân với cháu của mình là Âu Cơ. Có phải tác giả đã bị ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thời nhà Trần mà nghĩ ra câu chuyện kỳ dị này chăng?
Người viết được sinh ra trong một làng quê miền Trung. Cho đến bây giờ,
hôn nhân cận huyết được gọi nôm na là loạn luân chưa hề tồn tại ở đây.
Những cuộc hôn nhân cùng họ nhưng tính ra xa đến cả 9-10 đời vẫn bị cấm
đoán. Hình phạt dành cho những cặp đôi này là không đến dự đám cưới,
nhân vật chính không được đến nhà thờ họ, nhà thờ làng. Sau thời gian
nghèo khó thời hậu chiến, nay hầu hết các dòng họ đều làm nhà thờ tộc
của mình khang trang, tổ chức nhiều buổi lễ long trọng, đặc biệt là lễ
tảo mộ. Mục đích là để cho con cháu biết nhau, tránh những cuộc hôn nhân
cận huyết.
- Kết luận
Khoa học đã chứng minh là hôn nhân cận huyết sẽ làm suy thoái nòi
giống, tạo ra những con người điên dại, ốm yếu, tật nguyền. Đã đến lúc
các nhà sử học nghiên cứu lại bài học con rồng cháu tiên mà bao nhiêu
thế hệ đã được học. Có cần thiết phải đưa vào lịch sử một bài học không
có thật, không phù hợp với thời đại và không hợp với đạo đức của người
Việt?
No comments:
Post a Comment