Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday, 12 April 2019

SƠN TRUNG * VỤ ÁN HỒ CON RÙA

VỤ ÁN HỒ CON RÙA 

 SƠN TRUNG 

  



 VỤ ÁN HỒ CON RÙA
 SƠN TRUNG 


Đêm 1 tháng Tư năm 1976, cả Sài Gòn rung chuyển vì một tiếng nổ rất lớn ở ngay trung tâm thành phố. Người dân Sài Gòn ngơ ngác, họ chưa biết chuyện gì xảy ra.Phải chăng nhóm Phục Quốc đã về Sàigòn? Hồi ở trong tù, nhiều người nghe tin đồn Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Văn Chức đã đem quân về. Trong xóm tôi, có ông Sáu Taxi vốn là thợ rừng nhưng phải bỏ nghề vì  rừng đã đổi chủ. Ngày xưa là quân Cộng sản, bây giờ là quân Cộng hòa tràn đầy..

Sáng sớm hôm sau đọc các “báo nhà nước” họ được biết bọn “phản động” đêm qua đã đặt mìn cho nổ tung con rùa làm bằng đồng đen dưới chân tượng đài kỷ niệm những nước đồng minh đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa.Chúng nó đặt chất nổ để gây tiếng vang, và cũng để đuôi rồng vùng lên lật đổ chế độ cộng sản.


Đó là “Công Trường Quốc Tế” nằm ngay ở quận Nhất Sài Gòn. Báo chí nhà nước tường thuật chi tiết vụ phá hoại. Bình thường đó là nơi tụ tập hàng đêm để hóng mát của các anh công an, bộ đội đóng ở Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bưu Điện, Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế mà tối hôm đó công an và bộ đội đều vô sự!!!??? Chỉ có những người dân Sài Gòn đi hóng mát và ngồi chơi ở đó là… banh xác.
Lực lượng an ninh đã bắt được thủ phạm ngay lập tức. Liền sau đó một chiến dịch quy mô được Đảng tung ra. Tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam có tên trong một bảng phong phần đều bị truy bắt trong chiến dịch từ ngày 2/4/76 đến ngày 28/4/76 với tội danh đặt mìn phá hủy “hồ con rùa”. Người dân Sài Gòn chưng hửng, hoang mang và lo sợ tột cùng.

 Đến năm 1982, nhà xuất bản Tuổi Trẻ cho phát hành một cuốn sách dưới tựa đề “Vụ Án Hồ Con Rùa” của văn nghệ công an Huỳnh Bá Thành (tức Ba Trung). Trong cuốn sách, Đảng đã bịa đặt ra một câu chuyện thần thoại rằng thì là: Vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống đã mời một thầy phong thủy Tàu nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này cho rằng vị trí của dinh là vị trí của long mạch trấn yểm vị trí của đầu rồng.
 Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí của Công Trường Quốc Tế. Do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp của người cầm đầu dinh Độc Lập sẽ không bền. Vì vậy, nghe theo lời ông thầy phong thủy, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng, không cho vùng vẫy được nữa để giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài!?
 Trong cuốn sách gian dối  này, Huỳnh Bá Thành đã  biến các văn nghệ sĩ miền Nam nho nhã thành những quân biệt động thành như của cộng sản chuyên nghề bắn sẻ, ám sát, ném tạc đạn. Đảng vu cáo rằng các văn nghệ sĩ miền Nam đều là tay sai của CIA cài lại, do mê tín dị đoan, do ngu muội và tàn ác đã cho đặt mìn phá hoại “đuôi rồng” để “mong” chính quyền cách mạng sụp đổ! Nhưng cuối cùng, “bọn chúng – nghệ sĩ miền Nam” đều bị các lực lượng an ninh của Đảng phát hiện và tóm gọn.

Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là vòng tròn giao thông trước Viện Đại học Saigon, có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở quận 1, Sai gon.. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là  một địa điểm  quan chiêm và  cũng là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.



 Hồ con rùa, vị trí trươc đây là lầu nước (Chateau d'eau)

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình.

Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.
Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé.


 Lầu nước, tiền thân của hồ con rùa
Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).
Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa phương ở đây thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.

 Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[1]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền.

 Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
Con rùa và các cột tạo thành bàn tay nâng đồng đô la đều màu đen, người ta bảo đó đồng đen, một thứ kim loại quý hơn vàng. Toàn thể khối đồng đen này lên đến vài tấn chứ không it.

 
Sau 1975, họa sĩ Ớt của tờ Điện Tín  trở thành tổng biên tập tờ Công An thành phố. Y tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh là Ba Trung,  Y làm trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành Phố Sài Gòn. Y mang dòng máu tàn bạo của  cộng sản Nam Ngãi.
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp, bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là gián điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán tội phản cách mạng.
Hai vụ điển hình là, “Vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “Vụ án Hồ Con Rùa” hay là vụ “Những tên biệt kích cầm bút”.

Vụ Án “Thập nhị Tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984,  buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ, trụ trì chùa Già Lam, Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa thượng được cho nghe cuộn băng ghi tiếng nói – lời khai – của một tăng sinh bị bắt về “tội phản động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng toạ Thích Trí Siêu và Ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo của một tổ chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động
Trong khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa Già Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí Hải cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở Số 4 đường Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và thông tin nước ngoài cho rằng ông bị bọn VC ám sát.

Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ Sĩ và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về Phật Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày 15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình xuống còn 20 năm tù. Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm. Hoà thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội nhóm Tăng Ni Già Lam là do Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
Những người dân miền Bắc vào Sài Gòn thời gian từ 1975-1976 không những choáng ngợp với cảnh phố xá đông đúc, hàng hóa đầy ắp, mà còn bị mê hoặc bởi những khu phố chợ trời bán đầy sách báo cũ, một rừng tiểu thuyết, thi ca, tự điển cũ, sách giáo khoa cũ, truyện tranh thiếu nhi, và rồi còn vô số các loại sách giáo dục dành cho thanh thiếu niên theo từng lứa tuổi như: tủ sách hoa xanh, hoa đỏ, hoa tím. Họ tò mò mua, mang về đọc.

 Rồi họ say mê những tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam như Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Duyên Anh, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Hải Thủy, Dương Hùng Cường, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Tô thùy Yên, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Dzung Sài Gòn…
 Rất mau chóng chỗ đứng của nhà thơ “vĩ đại nhất” HCM, và nhà thơ “vĩ đại nhì” Tố Hữu trong lòng người dân miền Bắc bị hạ thấp đến thảm hại. Chú bộ đội “bác Hồ” giấu tác phẩm “Cậu Chó” của Lê Xuyên trong đáy ba lô để đêm đêm mang ra đọc lén. Anh công an “nhân dân” nghiền ngẫm mê say truyện gián điệp “Z.28” của Người Thứ Tám. Chị cán bộ quên ăn quên ngủ với cuốn tiểu thuyết diễm tình “Nẽo về tình yêu” của Bà Tùng Long.

Người dân miền Bắc quên hẳn những tác phẩm đặt mìn, pháo kích, ném lựu đạn, rèn mã tấu của Đảng. Họ chán ngấy nền văn học khuôn phép một chiều “one way ticket”, nền văn học AK, nón cối, dép râu. Nền văn học gầm gừ được viết theo sự định hướng hay nói một cách rõ ràng hơn là theo đơn đặt hàng của Đảng. Họ thẳng tay quăng “Sống như Anh”, “Người Mẹ Cầm Súng”, “Những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chủ tịch’ vào thùng rác một cách không thương tiếc.
Thế thì sau 1975, nền văn học miền Nam đã chiến thắng vẻ vang, đã dìm nền văn học của Chế độ mới xuống hố sâu huyệt lạnh. Đảng điên lên vì tức. Đảng “hạ quyết tâm” phải xóa bỏ tận gốc rễ nền văn học miền Nam. Tháng 9 năm 1975, Đảng hô hào và phát động chiến dịch tận diệt nền “văn hóa đồi trụy”, “văn hóa phản động”.
Hàng ngày, những chiếc loa trong phường, trong xóm ong ỏng kêu gào, hò hét người dân đem nộp những văn hóa phẩm “tàn dư của Mỹ Ngụy”. Học sinh, sinh viên, viên chức nhà nước được học tập về chiến dịch tận diệt văn hóa phẩm phản động. Không khí nô nức lắm, hùng hổ lắm. Vài nhà văn và vài tác phẩm tiêu biểu của văn học miền Nam được Đảng chiếu cố cho vào chưng bày chung với xe tăng, đại pháo ở phòng “Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy”. Trên vô tuyến truyền thanh, ngày nào cũng phát đi lời kêu gọi cấm tàng trữ những văn hóa phẩm độc hại và hình ảnh cò mồi là những buổi đốt sách báo đồi trụy được chiếu đi chiếu lại trên ti vi để đập vào mắt dân Sài Gòn.
Nhưng Đảng đã thất vọng não nề. Càng ra sức tiêu diệt, sách báo cũ của miền Nam càng có giá. Người ta đem giấu, copy lại, truyền tay nhau đọc. Và rồi theo chân những người “chiến thắng”, sách báo “phản động” lại đi ngược Trường Sơn ra tận miền Bắc. Trong khi đó, những sách báo của Đảng mang vào miền Nam, “Thép đã tôi thế đấy”, “Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng”, “Liên Khu Năm anh dũng”, “Hồ chí Minh tuyển tập” nằm ế chỏng gọng, chờ bụi bám trên các giá sách ở các nhà sách quốc doanh. 
Đảng nhớ lại cuộc phản kháng “Nhân Văn Giai Phẩm” của các nhà văn, nhà thơ miền Bắc năm 1956 và rồi Đảng càng sợ hãi ảnh hưởng tư tưởng của các văn nghệ sĩ miền Nam. Những chuyên viên “tìm tội” cùng với những chuyên viên giết người của Đảng họp khẩn cấp. Cần phải có “thái độ quyết liệt” với bọn này càng sớm càng tốt.

Thời gian này, “ngụy quân, ngụy quyền” miền Nam đã bị Đảng dụ khị cho vào tù hết rồi. Đảng đang rất rảnh tay để tiêu diệt đám văn nghệ sĩ Sài Gòn. Đây rồi, Đảng đã nghĩ ra một kế thần sầu quỷ khốc để có cớ đưa tất cả những bọn văn nghệ sĩ miền Nam, “bọn biệt kích cầm bút” vào tù. Đó là “gắp lửa bỏ tay người” mà ĐCS luôn áp dụng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngõ ngách nào có sự thống trị của họ.

Nửa đêm ngày 2-4-1984, một tiếng nổ vang dội rồi chốc lát toàn thể khu Con rùa bị công an thành phố bao vây. Người ta tìm thấy nơi đây những trẻ con bán báo, bán cà rem, trẻ đánh giày, và một số phụ nữ bán hàng nơi đây, trong đó có con gái Chu Tử.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người chỉ huy, điều động bắt bớ cũng chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba Trung. Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế… Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút”bị cầm tù trong cuộc hành quân lớn của công an Sài Gòn.

Mười “BKCB” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”, nhưng đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”.
Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim  mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Tháng 9 năm 1988, nữ sĩ Nhã Ca, chồng là nhà văn Trần Dạ Từ cùng gia đình rời VN sang Thụy Điển, nhờ sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế (PEN International, PEN=Poets, Essayists &Novelists) phối hợp với Ân Xá Quốc Tế và sự bảo lãnh của thủ tướng Thụy Điển Ingvar Karlsson. Từ năm 1992, bà Nhã Ca định cư ở Cali, tiếp tục viết văn, làm báo, chủ nhiệm hệ thống Việt Báo Daily News tại Hoa Kỳ.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài. Luật sư Triệu Quốc Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc đại úy, được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói với các nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở nghèo đói cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm.

Các anh làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
Luật sưTriệu Quốc Mạnh là cảnh sát trưởng 24 giờ của chính phủ Dương văn Minh năm 1974-75, sau đó y đặt bẫy nhân quyền khiến một số luật sư bị Việt Cộng giam trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Doãn.

Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi thiếu tướng Trần Bạch Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đở đầu cho họa sĩ Ớt bị điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam, thì Huỳnh Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành như trước nữa.
Ớt đã từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước ngoài, anh ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch, đại tá VC Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở công tác về người nước ngoài, số 161 đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, đi nước ngoài chữa bịnh và chương trình ODP, sum họp gia đình do thân nhân bảo lãnh.
Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, làm quản lý của đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em đã vượt biên qua Mỹ. Anh ta đến nhậu tại nhà bạn bè và tâm sự như thế, cho biết anh muốn xin qua làm việc ở Công ty Du lịch, là nơi béo bở, có thể thu hoạch được nhiều tiền trong thời kỳ đó.

Sau vụ nổ, Huỳnh Bá Thành viết "Vụ án hồ con rùa" để lái dư luận theo một hướng tich cực là chống phản động,  mưu phá hồ con rùa để làm cho chế độ cộng sản sụp đổ. Nhưng chính vụ nổ hồ con rùa đã giết Huỳnh Bá Thành. Người thì cho rằng hồ con rùa có mấy tấn đồng đen mà cúng tế và chia chác không đều nên bị cấp trên phong y làm liệt sĩ đã hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ!. Cũng có tin nói Huỳnh Bá Thành lấy được kho tàng vĩ đại liền lên thuyến vượt biên nhưng bị các đồng chí của ông hạ sát tại Cần Giờ! Cũng có người nói Huỳnh Bá Thành chết là tại số. Bốn chin chưa qua, năm ba đã tới. Huỳnh Bá Thành không thoát hạn 49-53!

SƠN TRUNG * VỤ ÁN HỒ CON RÙA

  



 VỤ ÁN HỒ CON RÙA
 SƠN TRUNG 


Đêm 1 tháng Tư năm 1976, cả Sài Gòn rung chuyển vì một tiếng nổ rất lớn ở ngay trung tâm thành phố. Người dân Sài Gòn ngơ ngác, họ chưa biết chuyện gì xảy ra.Phải chăng nhóm Phục Quốc đã về Sàigòn? Hồi ở trong tù, nhiều người nghe tin đồn Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Văn Chức đã đem quân về. Trong xóm tôi, có ông Sáu Taxi vốn là thợ rừng nhưng phải bỏ nghề vì  rừng đã đổi chủ. Ngày xưa là quân Cộng sản, bây giờ là quân Cộng hòa tràn đầy..

Sáng sớm hôm sau đọc các “báo nhà nước” họ được biết bọn “phản động” đêm qua đã đặt mìn cho nổ tung con rùa làm bằng đồng đen dưới chân tượng đài kỷ niệm những nước đồng minh đã viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa.Chúng nó đặt chất nổ để gây tiếng vang, và cũng để đuôi rồng vùng lên lật đổ chế độ cộng sản.


Đó là “Công Trường Quốc Tế” nằm ngay ở quận Nhất Sài Gòn. Báo chí nhà nước tường thuật chi tiết vụ phá hoại. Bình thường đó là nơi tụ tập hàng đêm để hóng mát của các anh công an, bộ đội đóng ở Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bưu Điện, Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế mà tối hôm đó công an và bộ đội đều vô sự!!!??? Chỉ có những người dân Sài Gòn đi hóng mát và ngồi chơi ở đó là… banh xác.
Lực lượng an ninh đã bắt được thủ phạm ngay lập tức. Liền sau đó một chiến dịch quy mô được Đảng tung ra. Tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam có tên trong một bảng phong phần đều bị truy bắt trong chiến dịch từ ngày 2/4/76 đến ngày 28/4/76 với tội danh đặt mìn phá hủy “hồ con rùa”. Người dân Sài Gòn chưng hửng, hoang mang và lo sợ tột cùng.

 Đến năm 1982, nhà xuất bản Tuổi Trẻ cho phát hành một cuốn sách dưới tựa đề “Vụ Án Hồ Con Rùa” của văn nghệ công an Huỳnh Bá Thành (tức Ba Trung). Trong cuốn sách, Đảng đã bịa đặt ra một câu chuyện thần thoại rằng thì là: Vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống đã mời một thầy phong thủy Tàu nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này cho rằng vị trí của dinh là vị trí của long mạch trấn yểm vị trí của đầu rồng.
 Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí của Công Trường Quốc Tế. Do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp của người cầm đầu dinh Độc Lập sẽ không bền. Vì vậy, nghe theo lời ông thầy phong thủy, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng, không cho vùng vẫy được nữa để giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài!?
 Trong cuốn sách gian dối  này, Huỳnh Bá Thành đã  biến các văn nghệ sĩ miền Nam nho nhã thành những quân biệt động thành như của cộng sản chuyên nghề bắn sẻ, ám sát, ném tạc đạn. Đảng vu cáo rằng các văn nghệ sĩ miền Nam đều là tay sai của CIA cài lại, do mê tín dị đoan, do ngu muội và tàn ác đã cho đặt mìn phá hoại “đuôi rồng” để “mong” chính quyền cách mạng sụp đổ! Nhưng cuối cùng, “bọn chúng – nghệ sĩ miền Nam” đều bị các lực lượng an ninh của Đảng phát hiện và tóm gọn.

Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là vòng tròn giao thông trước Viện Đại học Saigon, có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở quận 1, Sai gon.. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là  một địa điểm  quan chiêm và  cũng là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar xung quanh.

Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.



 Hồ con rùa, vị trí trươc đây là lầu nước (Chateau d'eau)

Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình.

Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’ Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.
Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé.


 Lầu nước, tiền thân của hồ con rùa
Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).
Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa phương ở đây thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa.

 Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.

Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[1]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền.

 Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
Con rùa và các cột tạo thành bàn tay nâng đồng đô la đều màu đen, người ta bảo đó đồng đen, một thứ kim loại quý hơn vàng. Toàn thể khối đồng đen này lên đến vài tấn chứ không it.

 
Sau 1975, họa sĩ Ớt của tờ Điện Tín  trở thành tổng biên tập tờ Công An thành phố. Y tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh là Ba Trung,  Y làm trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành Phố Sài Gòn. Y mang dòng máu tàn bạo của  cộng sản Nam Ngãi.
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp, bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là gián điệp của CIA Hoa Kỳ. Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán tội phản cách mạng.
Hai vụ điển hình là, “Vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “Vụ án Hồ Con Rùa” hay là vụ “Những tên biệt kích cầm bút”.

Vụ Án “Thập nhị Tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984,  buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ, trụ trì chùa Già Lam, Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, Hòa thượng được cho nghe cuộn băng ghi tiếng nói – lời khai – của một tăng sinh bị bắt về “tội phản động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng toạ Thích Trí Siêu và Ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo của một tổ chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động
Trong khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa Già Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí Hải cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở Số 4 đường Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và thông tin nước ngoài cho rằng ông bị bọn VC ám sát.

Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ Sĩ và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về Phật Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày 15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình xuống còn 20 năm tù. Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm. Hoà thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội nhóm Tăng Ni Già Lam là do Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
Những người dân miền Bắc vào Sài Gòn thời gian từ 1975-1976 không những choáng ngợp với cảnh phố xá đông đúc, hàng hóa đầy ắp, mà còn bị mê hoặc bởi những khu phố chợ trời bán đầy sách báo cũ, một rừng tiểu thuyết, thi ca, tự điển cũ, sách giáo khoa cũ, truyện tranh thiếu nhi, và rồi còn vô số các loại sách giáo dục dành cho thanh thiếu niên theo từng lứa tuổi như: tủ sách hoa xanh, hoa đỏ, hoa tím. Họ tò mò mua, mang về đọc.

 Rồi họ say mê những tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam như Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Duyên Anh, Vũ Hoàng Chương, Hoàng Hải Thủy, Dương Hùng Cường, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Tô thùy Yên, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Dzung Sài Gòn…
 Rất mau chóng chỗ đứng của nhà thơ “vĩ đại nhất” HCM, và nhà thơ “vĩ đại nhì” Tố Hữu trong lòng người dân miền Bắc bị hạ thấp đến thảm hại. Chú bộ đội “bác Hồ” giấu tác phẩm “Cậu Chó” của Lê Xuyên trong đáy ba lô để đêm đêm mang ra đọc lén. Anh công an “nhân dân” nghiền ngẫm mê say truyện gián điệp “Z.28” của Người Thứ Tám. Chị cán bộ quên ăn quên ngủ với cuốn tiểu thuyết diễm tình “Nẽo về tình yêu” của Bà Tùng Long.

Người dân miền Bắc quên hẳn những tác phẩm đặt mìn, pháo kích, ném lựu đạn, rèn mã tấu của Đảng. Họ chán ngấy nền văn học khuôn phép một chiều “one way ticket”, nền văn học AK, nón cối, dép râu. Nền văn học gầm gừ được viết theo sự định hướng hay nói một cách rõ ràng hơn là theo đơn đặt hàng của Đảng. Họ thẳng tay quăng “Sống như Anh”, “Người Mẹ Cầm Súng”, “Những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chủ tịch’ vào thùng rác một cách không thương tiếc.
Thế thì sau 1975, nền văn học miền Nam đã chiến thắng vẻ vang, đã dìm nền văn học của Chế độ mới xuống hố sâu huyệt lạnh. Đảng điên lên vì tức. Đảng “hạ quyết tâm” phải xóa bỏ tận gốc rễ nền văn học miền Nam. Tháng 9 năm 1975, Đảng hô hào và phát động chiến dịch tận diệt nền “văn hóa đồi trụy”, “văn hóa phản động”.
Hàng ngày, những chiếc loa trong phường, trong xóm ong ỏng kêu gào, hò hét người dân đem nộp những văn hóa phẩm “tàn dư của Mỹ Ngụy”. Học sinh, sinh viên, viên chức nhà nước được học tập về chiến dịch tận diệt văn hóa phẩm phản động. Không khí nô nức lắm, hùng hổ lắm. Vài nhà văn và vài tác phẩm tiêu biểu của văn học miền Nam được Đảng chiếu cố cho vào chưng bày chung với xe tăng, đại pháo ở phòng “Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy”. Trên vô tuyến truyền thanh, ngày nào cũng phát đi lời kêu gọi cấm tàng trữ những văn hóa phẩm độc hại và hình ảnh cò mồi là những buổi đốt sách báo đồi trụy được chiếu đi chiếu lại trên ti vi để đập vào mắt dân Sài Gòn.
Nhưng Đảng đã thất vọng não nề. Càng ra sức tiêu diệt, sách báo cũ của miền Nam càng có giá. Người ta đem giấu, copy lại, truyền tay nhau đọc. Và rồi theo chân những người “chiến thắng”, sách báo “phản động” lại đi ngược Trường Sơn ra tận miền Bắc. Trong khi đó, những sách báo của Đảng mang vào miền Nam, “Thép đã tôi thế đấy”, “Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng”, “Liên Khu Năm anh dũng”, “Hồ chí Minh tuyển tập” nằm ế chỏng gọng, chờ bụi bám trên các giá sách ở các nhà sách quốc doanh. 
Đảng nhớ lại cuộc phản kháng “Nhân Văn Giai Phẩm” của các nhà văn, nhà thơ miền Bắc năm 1956 và rồi Đảng càng sợ hãi ảnh hưởng tư tưởng của các văn nghệ sĩ miền Nam. Những chuyên viên “tìm tội” cùng với những chuyên viên giết người của Đảng họp khẩn cấp. Cần phải có “thái độ quyết liệt” với bọn này càng sớm càng tốt.

Thời gian này, “ngụy quân, ngụy quyền” miền Nam đã bị Đảng dụ khị cho vào tù hết rồi. Đảng đang rất rảnh tay để tiêu diệt đám văn nghệ sĩ Sài Gòn. Đây rồi, Đảng đã nghĩ ra một kế thần sầu quỷ khốc để có cớ đưa tất cả những bọn văn nghệ sĩ miền Nam, “bọn biệt kích cầm bút” vào tù. Đó là “gắp lửa bỏ tay người” mà ĐCS luôn áp dụng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngõ ngách nào có sự thống trị của họ.

Nửa đêm ngày 2-4-1984, một tiếng nổ vang dội rồi chốc lát toàn thể khu Con rùa bị công an thành phố bao vây. Người ta tìm thấy nơi đây những trẻ con bán báo, bán cà rem, trẻ đánh giày, và một số phụ nữ bán hàng nơi đây, trong đó có con gái Chu Tử.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người chỉ huy, điều động bắt bớ cũng chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba Trung. Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế… Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút”bị cầm tù trong cuộc hành quân lớn của công an Sài Gòn.

Mười “BKCB” gồm có: Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Khuất Duy Trác, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Trần Ngọc Tư và Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”, nhưng đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”.
Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim  mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Tháng 9 năm 1988, nữ sĩ Nhã Ca, chồng là nhà văn Trần Dạ Từ cùng gia đình rời VN sang Thụy Điển, nhờ sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế (PEN International, PEN=Poets, Essayists &Novelists) phối hợp với Ân Xá Quốc Tế và sự bảo lãnh của thủ tướng Thụy Điển Ingvar Karlsson. Từ năm 1992, bà Nhã Ca định cư ở Cali, tiếp tục viết văn, làm báo, chủ nhiệm hệ thống Việt Báo Daily News tại Hoa Kỳ.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài. Luật sư Triệu Quốc Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc đại úy, được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói với các nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở nghèo đói cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm.

Các anh làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”. Luật sư biện hộ mà nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
Luật sưTriệu Quốc Mạnh là cảnh sát trưởng 24 giờ của chính phủ Dương văn Minh năm 1974-75, sau đó y đặt bẫy nhân quyền khiến một số luật sư bị Việt Cộng giam trong đó có luật sư Nguyễn Hữu Doãn.

Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi thiếu tướng Trần Bạch Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đở đầu cho họa sĩ Ớt bị điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam, thì Huỳnh Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành như trước nữa.
Ớt đã từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước ngoài, anh ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch, đại tá VC Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở công tác về người nước ngoài, số 161 đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, đi nước ngoài chữa bịnh và chương trình ODP, sum họp gia đình do thân nhân bảo lãnh.
Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, làm quản lý của đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em đã vượt biên qua Mỹ. Anh ta đến nhậu tại nhà bạn bè và tâm sự như thế, cho biết anh muốn xin qua làm việc ở Công ty Du lịch, là nơi béo bở, có thể thu hoạch được nhiều tiền trong thời kỳ đó.

Sau vụ nổ, Huỳnh Bá Thành viết "Vụ án hồ con rùa" để lái dư luận theo một hướng tich cực là chống phản động,  mưu phá hồ con rùa để làm cho chế độ cộng sản sụp đổ. Nhưng chính vụ nổ hồ con rùa đã giết Huỳnh Bá Thành. Người thì cho rằng hồ con rùa có mấy tấn đồng đen mà cúng tế và chia chác không đều nên bị cấp trên phong y làm liệt sĩ đã hy sinh anh dũng khi làm nhiệm vụ!. Cũng có tin nói Huỳnh Bá Thành lấy được kho tàng vĩ đại liền lên thuyến vượt biên nhưng bị các đồng chí của ông hạ sát tại Cần Giờ! Cũng có người nói Huỳnh Bá Thành chết là tại số. Bốn chin chưa qua, năm ba đã tới. Huỳnh Bá Thành không thoát hạn 49-53!


No comments:

Post a Comment