Vụ Án Hồ Con Rùa
Đầu tiên tìm hiểu một chút về lai lịch của Hồ Con Rùa.
Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân
gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn
Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động
ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều nhà hàng và các quán bar
xung quanh.
Lịch sử
Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là
vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy).
Về sau Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên, sau cuộc nổi
loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, Minh Mạng đã cho phá
thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành
Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối
thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.
Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của
thành Phụng), họ đã cho san phẳng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm
1859. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu xây
dựng thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang
trong thành Quy cũ, người Pháp đã quy họach khu hành chính của mình. Vị
trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ngay vị trí cuối con đường dẫn ra bến sông
được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây
dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I’
Intérieur – người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây
dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống
đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière
(1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.
Vào năm 1878, một tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay
để phục vụ nhu cầu cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24
tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước
đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do
không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở
rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này
có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày
nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường
Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường
Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài
ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và
biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó, người địa
phương ở đây thường gọi nó là công trường ba hình. Các tượng đài này tồn
tại đến năm 1956 thì bị người Việt phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ.
Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Report this ad
Thời
điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu
cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967.
Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang
trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm
bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ một nhụy hoa. Công
trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng
gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác
lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài
tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn
với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam
Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là
Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường
Quốc tế. Tuy nhiên, vào đầu năm 1976, tấm bia và con rùa bị phá hủy
trong một vụ nổ, nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho
tên gọi chính thức.
Huyền thoại Hồ Con Rùa
Theo các giai thoại truyền miệng, thì vào năm 1967, khi tướng Nguyễn
Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong
thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy
phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị
trí của đầu rồng[1]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại
vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay
vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng
cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới
giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc
tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống
hồ nước để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến
trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở
phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn
thể kiến trúc trông giống như một con rùa.
Vụ án Hồ Con Rùa
Cũng xuất phát từ quan niệm phong thủy trên, vào năm 1978, một nhóm
người phản đối chính quyền Việt Nam thống nhất, cũng mê tín dị đoan, đặt
bom phá hủy với mục đích giải thoát cho đuôi rồng để nó phá chính quyền
mới. Tuy nhiên, đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ và ngăn chặn
trong vụ án mang tên “Vụ án Hồ con Rùa”.
Theo thông tin từ các trang báo chính thống của Việt Nam thời bấy giờ
loan truyền là như thế nhưng sự thật là gì, sau vụ án Hồ Con Rùa này có
những uẩn khúc gì nữa. Và sự thật là ngay sau ngày 30 tháng 4 1975, Chế
Độ Mới Việt Nam đã nghĩ ngay đến kế hoạch triệt hạ tận gốc nền văn học
miền Nam.Vì cho rằng đây là một nền văn học thiếu lý tưởng cách mạng, ủy
mị, một nền văn học của bọn Ngụy Quân, ngụy quyền. Một nền văn học chỉ
mới được xây dựng trong hơn hai mươi năm dưới hai chế độ: Đệ Nhất và Đệ
Nhị Cộng Hòa. Hai mươi năm là khoảng thời gian thực sự không dài, nhưng
vì được tự do sáng tác, tự do tư tưởng, nên nền văn học miền Nam đã sản
sinh ra hàng trăm nhà văn, nhà thơ, nhà báo lừng lẫy với hàng ngàn tác
phẩm đầy ắp tư tưởng nhân bản yêu thương với cách hành văn phơi phới,
phiêu bồng.
Những người dân miền Bắc vào Sài Gòn thời gian từ 1975-1976 không
những choáng ngợp với cảnh phố xá đông đúc, hàng hóa đầy ắp, mà còn bị
mê hoặc bởi những khu phố chợ trời bán đầy sách báo cũ, một rừng tiểu
thuyết, thi ca, tự điển cũ, sách giáo khoa cũ, truyện tranh thiếu nhi,
và rồi còn vô số các loại sách giáo dục dành cho thanh thiếu niên theo
từng lứa tuổi như: tủ sách hoa xanh, hoa đỏ, hoa tím. Họ tò mò mua, mang
về đọc. Rồi họ say mê những tác phẩm của các nhà văn, thi sĩ miền Nam
như Võ Phiến, Hồ Hữu Tường, Dương Nghiễm Mậu, Doãn Quốc Sĩ, Duyên Anh,
Vũ Hoàng Chương, Hoàng Hải Thủy, Dương Hùng Cường, Bình Nguyên Lộc,
Nguyễn Mạnh Côn, Thanh Tâm Tuyền, Tô thùy Yên, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Dzung
Sài Gòn… Rất mau chóng chỗ đứng của nhà thơ “vĩ đại nhất” HCM, và nhà
thơ “vĩ đại nhì” Tố Hữu trong lòng người dân miền Bắc bị hạ thấp đến
thảm hại. Chú bộ đội “bác Hồ” giấu tác phẩm “Cậu Chó” của Lê Xuyên trong
đáy ba lô để đêm đêm mang ra đọc lén. Anh công an “nhân dân” nghiền
ngẫm mê say truyện gián điệp “Z.28” của Người Thứ Tám. Chị cán bộ quên
ăn quên ngủ với cuốn tiểu thuyết diễm tình “Nẽo về tình yêu” của Bà Tùng
Long. Người dân miền Bắc quên hẳn những tác phẩm đặt mìn, pháo kích,
ném lựu đạn, rèn mã tấu của Đảng. Họ chán ngấy nền văn học khuôn phép
một chiều “one way ticket”, nền văn học AK, nón cối, dép râu. Nền văn
học gầm gừ được viết theo sự định hướng hay nói một cách rõ ràng hơn là
theo đơn đặt hàng của Đảng. Họ thẳng tay quăng “Sống như Anh”, “Người Mẹ
Cầm Súng”, “Những mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ chủ tịch’ vào thùng rác
một cách không thương tiếc.
Report this ad
Thế
thì sau 1975, nền văn học miền Nam đã chiến thắng vẻ vang, đã dìm nền
văn học của Chế độ mới xuống hố sâu huyệt lạnh. Đảng điên lên vì tức.
Đảng “hạ quyết tâm” phải xóa bỏ tận gốc rễ nền văn học miền Nam. Tháng 9
năm 1975, Đảng hô hào và phát động chiến dịch tận diệt nền “văn hóa đồi
trụy”, “văn hóa phản động”.
Hàng ngày, những chiếc loa trong phường, trong xóm ong ỏng kêu gào,
hò hét người dân đem nộp những văn hóa phẩm “tàn dư của Mỹ Ngụy”. Học
sinh, sinh viên, viên chức nhà nước được học tập về chiến dịch tận diệt
văn hóa phẩm phản động. Không khí nô nức lắm, hùng hổ lắm. Vài nhà văn
và vài tác phẩm tiêu biểu của văn học miền Nam được Đảng chiếu cố cho
vào chưng bày chung với xe tăng, đại pháo ở phòng “Triển Lãm Tội Ác Mỹ
Ngụy”. Trên vô tuyến truyền thanh, ngày nào cũng phát đi lời kêu gọi cấm
tàng trữ những văn hóa phẩm độc hại và hình ảnh cò mồi là những buổi
đốt sách báo đồi trụy được chiếu đi chiếu lại trên ti vi để đập vào mắt
dân Sài Gòn.
Nhưng Đảng đã thất vọng não nề. Càng ra sức tiêu diệt, sách báo cũ
của miền Nam càng có giá. Người ta đem giấu, copy lại, truyền tay nhau
đọc. Và rồi theo chân những người “chiến thắng”, sách báo “phản động”
lại đi ngược Trường Sơn ra tận miền Bắc. Trong khi đó, những sách báo
của Đảng mang vào miền Nam, “Thép đã tôi thế đấy”, “Dưới ngọn cờ quang
vinh của Đảng”, “Liên Khu Năm anh dũng”, “Hồ chí Minh tuyển tập” nằm ế
chỏng gọng, chờ bụi bám trên các giá sách ở các nhà sách quốc doanh.
Đảng nhớ lại cuộc phản kháng “Nhân Văn Giai Phẩm” của các nhà văn, nhà
thơ miền Bắc năm 1956 và rồi Đảng càng sợ hãi ảnh hưởng tư tưởng của các
văn nghệ sĩ miền Nam. Những chuyên viên “tìm tội” cùng với những chuyên
viên giết người của Đảng họp khẩn cấp. Cần phải có “thái độ quyết liệt”
với bọn này càng sớm càng tốt. Thời gian này, “ngụy quân, ngụy quyền”
miền Nam đã bị Đảng dụ khị cho vào tù hết rồi. Đảng đang rất rảnh tay để
tiêu diệt đám văn nghệ sĩ Sài Gòn. Đây rồi, Đảng đã nghĩ ra một kế thần
sầu quỷ khốc để có cớ đưa tất cả những bọn văn nghệ sĩ miền Nam, “bọn
biệt kích cầm bút” vào tù. Đó là “gắp lửa bỏ tay người” mà ĐCS luôn áp
dụng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ ngõ ngách nào có sự thống trị của họ.
Report this ad
Đêm
1 tháng Tư năm 1976, cả Sài Gòn rung chuyển vì một tiếng nổ rất lớn ở
ngay trung tâm thành phố. Người dân Sài Gòn ngơ ngác, họ chưa biết
chuyện gì xảy ra. Kháng chiến quân VNCH về giải phóng Sài Gòn chăng?
“Quân ta” đã về??? Nhiều người dân Sài Gòn suốt đêm mơ mộng như vậy!!!
Không, không phải thế!!! Sáng sớm hôm sau đọc các “báo nhà nước” họ được
biết bọn “phản động” đêm qua đã đặt mìn cho nổ tung con rùa làm bằng
đồng đen dưới chân tượng đài kỷ niệm những nước đồng minh đã viện trợ
cho Việt Nam Cộng Hòa. Đó là “Công Trường Quốc Tế” nằm ngay ở quận Nhất
Sài Gòn. Báo chí nhà nước tường thuật chi tiết vụ phá hoại. Bình thường
đó là nơi tụ tập hàng đêm để hóng mát của các anh công an, bộ đội đóng ở
Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bưu Điện, Tòa Đại Sứ Mỹ. Thế mà tối hôm
đó công an và bộ đội đều vô sự!!!??? Chỉ có những người dân Sài Gòn đi
hóng mát và ngồi chơi ở đó là… banh xác.
Lực lượng an ninh đã bắt được thủ phạm ngay lập tức. Liền sau đó một
chiến dịch quy mô được Đảng tung ra. Tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam có
tên trong một bảng phong phần đều bị truy bắt trong chiến dịch từ ngày
2/4/76 đến ngày 28/4/76 với tội danh đặt mìn phá hủy “hồ con rùa”. Người
dân Sài Gòn chưng hửng, hoang mang và lo sợ tột cùng.
Đến năm 1982, nhà xuất bản Tuổi Trẻ cho phát hành một cuốn sách dưới
tựa đề “Vụ Án Hồ Con Rùa” của văn nghệ công an Huỳnh Bá Thành (tức Ba
Trung). Trong cuốn sách, Đảng đã bịa đặt ra một câu chuyện thần thoại
rằng thì là: Vào năm 1967, khi Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống đã
mời một thầy phong thủy Tàu nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập.
Người thầy phong thủy này cho rằng vị trí của dinh là vị trí của long
mạch trấn yểm vị trí của đầu rồng. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và
đuôi nằm tại vị trí của Công Trường Quốc Tế. Do đuôi rồng hay vùng vẫy
nên sự nghiệp của người cầm đầu dinh Độc Lập sẽ không bền. Vì vậy, nghe
theo lời ông thầy phong thủy, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã yểm bùa
bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng, không cho vùng vẫy được
nữa để giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài!? Trong cuốn sách gian dối
bẩn thỉu này, Huỳnh Bá Thành đã cho các nhà văn miền Nam “trói gà không
chặt” biến hết thành các “điệp viên tình báo” lão luyện, mưu mô, xảo
trá. Họ cũng được biến thành các chuyên viên chất nổ được huấn luyện kỹ
lưỡng, thành thục vv..và vv. Đảng vu cáo rằng các văn nghệ sĩ miền Nam
đều là tay sai của CIA cài lại, do mê tín dị đoan, do ngu muội và tàn ác
đã cho đặt mìn phá hoại “đuôi rồng” để “mong” chính quyền cách mạng sụp
đổ! Nhưng cuối cùng, “bọn chúng – nghệ sĩ miền Nam” đều bị các lực
lượng an ninh của Đảng phát hiện và tóm gọn.
Report this ad
Luôn
luôn, Đảng rất yêu và quý trọng tài năng của con người vì bác đã dạy
“con người là vốn quý”. Đảng không bao giờ bắt bớ các nhà văn, nhà báo
vì tư tưởng hay chính kiến của họ. Đảng chỉ bắt những đứa “đặt mìn sát
hại dân lành”. Đảng chỉ bắt những đứa “đưa tin xuyên tạc sự thật”. Đảng
chỉ bắt những đứa “tiết lộ bí mật quốc gia”. Đảng chỉ bắt những đứa “vu
cáo, nói xấu lãnh đạo”. Đảng chỉ bắt những đứa “trốn thuế” mà thôi. Nếu
ai còn không tin, cứ cho biết, Đảng sẵn sàng chưng bày hết “bằng chứng
tội ác” của chúng nó.
Thế là, theo chân các “ngụy quân, ngụy quyền mang nợ máu” với nhân
dân, gần 50 văn nghệ sĩ miền Nam thuộc “thành phần nguy hiểm” lại lần
lượt theo chân nhau vào tù với cái gọi là “Vụ Án Hồ Con Rùa” do Đảng tự
dựng nên. Từ đó, một thế hệ tinh hoa của dân tộc lại bị thủ tiêu và nền
văn học của dân tộc lại bị kìm hãm, không được tự do phát triển.
(nguồn tạp chí cải bẹ)
No comments:
Post a Comment