THIÊN III
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
(SÁU PHƯƠNG PHÁP HUYỀN DIỆU)
LỤC DIỆU PHÁP MÔN
(SÁU PHƯƠNG PHÁP HUYỀN DIỆU)
Chương thứ hai
đã giảng về công phu “Điều hoà”, tuy nhiên điều hòa thân, điều hòa hơi thở,
điều hòa tâm – ba việc đều nói rõ nhưng nhiên trọng tại phương diện “Thân” pháp
môn chỉ quán thời chú trọng về phương diện của “Tâm”
Chương lục diệu
pháp môn này chú trọng về phương diện “hơi thở”. Hơi thở là nguồn gốc của sanh
mạng, thí dụ như hơi thở đi ra không trở vào thì thân thể ta khi ấy là “tử thi”.
Thần kinh không còn tác dụng, sanh mạng tới đây là hoàn toàn chấm dứt. Duy có
nương tựa hơi thở này thì thân tâm liên kết mới có thể duy trì sanh mạng ta.
“Khí thể” ra
vào nơi lỗ mũi, nương nơi hơi thở, chúng ta mắt thịt nên xem không thấy. Mà khí
thể rõ ràng có hình chất. Đã có hình chất thì là “vật”. Đã là vật thì là một bộ
phận thuộc “thân thể”.
Chúng ta biết
“hơi thở ra vào” thì biết rằng: Đó là “tâm” của nó thuộc một bộ phận của “tinh
thần” có thể thấy “hơi thở đây” nó thườn liên kết với thân tâm. Nhơn vì nó là
bổn thân, là một bộ phận của “thân tâm”.
Lục diệu
pháp môn chuyên dạy người trên công dụng của hơi thở, là phương pháp tịnh
tọa triệt thỉ triệt chung. Kẻ học giả tu tập “chỉ quán”, về sau tấn tu phương pháp
này cố nhiên khả dĩ.
Nếu chưa tu tập
pháp môn chỉ quán, một bề tu tập pháp môn này (lục diệu pháp môn) đương nhiên
cũng tốt vậy.
Lục diệu môn có
sáu tên:
1. Sổ, 2. Tùy; 3. Chỉ; 4. Quán; 5. Hoàn; 6. Tịnh.
Những gì gọi là
sổ? Đếm hơi thở.
Đếm hơi thở có
hai cách:
A. TU SỔ: Kẻ học giả vào tịnh tọa, trước hết phải điều hòa hơi thở, không
nghẹt, không thô. Phải rõ ràng từ từ mà đếm, không đến mười, lấy hơi và làm
chừng. Tùy tiện của mỗi người nhưng không nên đếm cả ra vào. Tâm chú tại nơi
đếm không cho tán động.
Nếu đếm chưa
tới số mười mà tâm thoạt tưởng việc khác thì phải trở lại đếm từ một đến mười.
Đây gọi là tu sổ tức.
B. CHỨNG SỔ: Đếm hơi thở lâu ngày, lần lần thuần thục (quen) từ một
đến mười, tự nhiên không lộn, hơi thở ra vào rất nhỏ nhẹ. Thời kỳ này
hiểu được công dụng mà không chấp trước nơi sự đế gọi là chứng sổ tức.
Từ đây trở về
sau phải xả “sổ tu tùy”. Tùy có hai thứ”
A. TU TÙY: Là xả phương pháp đếm hồi trước, chỉ nhất tâm theo hơi thở ra
vào. Tâm tùy nơi hơi thở “ra vào”. Hơi thở cũng tùy nơi tâm. “Tâm, hơi thở”
nương nhau, nhỏ nhiệm (như tơ) gọi là tu tùy.
B. CHỨNG TÙY: Tâm đã lần nhỏ, biết hơi dài ngắn, ra vào khắp cả châu thân.
Các lỗ lông, cảnh của ý thức yên tịnh lặng lẽ. Đây gọi là chứng tùy. Lâu ngày
hiểu được “tùy tức” e nó còn thô nên xả “tùy tu chi”.
Chỉ cũng có hai
thứ”
A. TU CHỈ: Không bỏ “tùy chỉ” vin vào theo một cái tâm, như cố ý, như
không chú ý. Cái “chỉ” ở nơi đầu lỗ mũi ấy gọi là “tu chỉ”.
B. CHỨNG CHỈ: Tu chỉ về sau, thoạt vậy hiểu rõ (thân tâm) hảo tượng không,
bặt vậy “rỗng” nhập định, ấy gọi là “chứng chỉ”.
Dụng công tu
tập đến đây, kẻ học giả nên biết “định cảnh” tuy tốt nhưng cần phải dụng tâm
sáng suốt, phản chiếu khiến nó rõ ràng, không ngu chấp nơi “chỉ” cho đến thời kỳ
này, phải gồm tu cả “quán”.
Quán cũng có
hai:
A. TU QUÁN: Đến lúc này trong định tâm nhỏ nhít, thẩm xét hơi thở ra vào
như gió ở hư không, ấy gọi là tu “quán”.
B. CHỨNG QUÁN: Như thế quán lâu “tâm nhãn” mới tỏ thấy “hơi thở” ra vào
khắp các lỗ chân lông, ấy gọi là “chứng quán”.
Ở nơi cảnh “tu
chỉ này” quán sát hai pháp, tuy sánh với chương trước, danh từ “chỉ quán” đồng
nhau mà ý nghĩa hơi khác. Bởi vì ở trước nói “Chỉ quán” là tự nơi “tâm mà tu”
mà ở nơi đây thì “chỉ quán” từ nơi hơi thở mà tu. Tu quán lâu rồi phải tu
“Hoàn”.
Hoàn cũng có
hai:
A. TU HOÀN: Chúng ta phải dụng tâm mà quán chiếu “hơi thở” thì có tâm trí
“Năng quán” và cảnh “Sở quán” là hơi thở, cảnh cùng với trí đối lập (tương đối
không phải tuyệt đối) nên phải đem trở về bổn nguyên của tâm, ấy gọi là tu
hoàn. Tâm trí năng quán là từ nơi tâm sanh ra, đã từ tam sanh ra nên tùy tâm mà
diệt. Một sanh, một diệt vốn là huyễn vọng không thật có. Nên biết tâm sanh, diệt
thí dụ trên nước nổi sóng không phải là nước, sóng yên mới thấy rõ chơn diện
mục của nước.
Sanh diệt của
tâm như sóng, không phải là Chơn tâm. Phải quán sát Chơn tâm vốn tự không
sanh nên không có, không có nên tức là không có tâm “năng quán”. Không có tâm
“năng quán” cũng không có cảnh “sở quán”.
B. CHỨNG HOÀN: Cảnh trí cả hai đều mất, ấy gọi “chứng hoàn”. Đã chứng rồi
còn có một tướng “hoàn” phải xả “hoàn” tu tịnh.
Tu tịnh có hai:
A. TU TỊNH: Nhất tâm thanh tịnh, không khởi niệm phân biệt, ấy gọi là “tu
tịnh”.
B. CHỨNG TỊNH: Tâm như nước vọng tưởng hoàn toàn không, Chơn tâm hiển hiện
(không phải là vọng tưởng) chỉ có một “Chơn tâm”.
Nên biết trái
“vọng” gọi là “chơn” cũng như sóng yên là nước, gọi là “chứng tịnh”.
Trở về trước
của Lục Diệu Môn thì “sổ” với “tùy” tu hành trước hết. “Chỉ” với “quán” là
chánh tu. “Hoàn với tịnh” là kết quả của sự tu hành. Những chính của Lục Diệu
Môn này “chỉ” làm chủ. “Quán” chỉ giúp cho cái “chỉ” này rõ ràng sáng suốt,
nhiên hậu mới có thể kết quả đến “hoàn” với “tịnh”.
No comments:
Post a Comment