Tiến trình giao dự án Đường Cao tốc Bắc-Nam cho Tàu cộng
Vũ Đông Hà (Danlambao)
- Vào ngày 02.06.2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa dự án
Đường cao tốc Bắc-Nam (ĐCTBN) vào dự trình họp. Lúc đó, tổng vốn dự kiến
của dự án trình lên Quốc hội là 312 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,5 tỉ
USD.
Ngày 07.03.2019, Nghiêm Giới Hoà - nhà sáng lập Tập đoàn Xây dựng Thái
Bình Dương của Trung Quốc gặp trực tiếp các quan chức của Bộ Giao thông
Vận tải (GTVT) để "gợi ý" và đề nghị mô hình đầu tư cho dự án ĐCTBN.
Đầu tháng 7, 2019 trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về dự án ĐCTBN,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đề nghị tổng mức đầu tư 26 tỉ USD, Bộ GTVT
đưa ra con số 58,7 tỉ USD.
Không một quan chức nào đề cập đến con số 13,47 tỉ USD trước đó hay thắc mắc tại sao vọt lên 26 tỉ và 58,7 tỉ USD.
Sự khác biệt lớn giữa 2 con số của 2 bộ đã làm dư luận xôn xao, phê bình
đề nghị tốn kém của GTVT. Được một vài ngày là toàn bộ lề đảng đóng chủ
đề. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không có một tuyên bố nào về 2 đề nghị
của 2 bộ dưới quyền. Mọi tin tức, hoạt động liên quan đến dự án sau đó
chỉ đến từ Bộ GTVT. Xem như con số 58,7 tỉ USD đã được quyết định.
Bộ GTVT tuyên bố sẽ kết thúc mời thầu sơ tuyển 8 dự án PPP cao tốc Bắc -
Nam vào ngày 10/7. Hơn 120 bộ hồ sơ đấu thầu sơ tuyển được bán ra,
trong đó có 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước - bao gồm các nhà thầu Hàn
Quốc, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc.
Tuyên bố này cho thấy Bộ GTVT đã bắt tay tiến hành dự án dù Quốc hội
chưa thông qua. Theo Luật đầu tư công, dự án quốc gia trên 10000 tỉ đồng
(430 triệu USD) phải được Quốc hội phê chuẩn.
Theo Bộ GTVT, điều kiện để doanh nghiệp có thể tham gia dự án là: (1)
từng tham gia các dự án lớn tương đương; (2) có vốn chủ sở hữu chiếm 20%
tổng vốn đầu tư dự án.
Không có một doanh nghiệp VN nào từng tham gia một dự án 58,7 tỉ USD và
không có công ty Việt Nam nào có vốn chủ sở hữu 11,7 tỉ USD. Theo 2 quy
định trên, chắc chắn sẽ không có một công ty Việt Nam nào dự phần vào
công trình CTBN.
Nếu dựa vào tổng mức đầu tư 26 tỉ USD do Bộ KHĐT đề nghị thì các doanh
nghiệp VN cần có vốn chủ sở hữu là 5,2 tỷ USD, ít hơn 1/2 vốn đòi hỏi
nếu dựa theo con số của Bộ GTVT. Phải chăng đề nghị của Bộ GTVT được
chọn để chắc chắn loại hẵn doanh nghiệp Việt Nam?
Ngày 10.07.2019 Bộ GTVT kết thúc mời thầu thì ngày 08.07.2019 (2 ngày
trước đó) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu
cấp cao Quốc hội VN thăm chính thức Trung Quốc.
Ngay ngày đầu tiên của chuyến đi, Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp khách
Nghiêm Giới Hoà tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Nghiêm Giới Hoà
của Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là nhà thầu đầu tiên gặp gỡ Bộ
GTVT về đề án ĐCTBN.
Tại cuộc gặp, Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố: "...hoan nghênh Tập đoàn
Xây dựng Thái Bình Dương tham gia vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam, đồng thời thực hiện nghiêm túc các cam kết về tiến độ và chất
lượng, để cùng Việt Nam mạng lưới cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế xã hội bền vững... Quốc hội Việt Nam sẽ cùng Chính
phủ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, làm ăn, mở
rộng sản xuất, ổn định tại Việt Nam trên cơ sở hai bên cùng có lợi."
Vào trung tuần tháng 8, 2019, để chắc chắn không phải đối đầu với dư
luận về việc Quốc hội phải phê chuẩn dự án cao hơn 10000 tỉ đồng, Bộ
GTVT xẻ nhỏ dự án. Bộ cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép tổ
chức lễ khởi công dự án vào ngày 31-8-2019, tại thôn Tân Trúc, xã Cam
Tuyến, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Tổng chi phí cho phần xé nhỏ này là
7.699 tỉ đồng, thấp hơn 10000 tỉ đồng là mức đòi hỏi phải có Quốc hội
thông qua.
Ngày 04.09.2019, nắm trong tay danh sách nhà thầu đã được chọn sơ tuyển
thầu ĐCTBN, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho
biết "không thể công bố vì đó là tài liệu mật."
Nguyễn Ngọc Đông đã đi ngược với thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế
hoạch Đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ký vào ngày 29 tháng 09 năm
2016, điều 20: "Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các HSDST đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển."
Tuy nhiên, thử xem lại danh sách các công ty nộp đơn được công bố vào tháng 7 sau khi Bộ GTVT "chẻ nhỏ" dự án:
- Cao tốc Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Diễn Châu (Nghệ An): 6 nhà đầu tư. Gồm có: Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Daewoo (Hàn Quốc); Liên danh Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc; Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc, Công ty CP TASCO; Liên danh Cầu đường Sinohydro-Powerchina Trung Quốc.
Cao tốc Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh): 10 nhà đầu tư. Gồm có: Công ty Cơ khí Cảng Trung Quốc; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Hyundai (Hàn Quốc); Liên danh Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc; Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc; Công ty CP TASCO; Liên danh Cầu đường Sinohydro - Powerchina Trung Quốc; Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Lotte (Hàn Quốc); Công ty Kỹ thuật & Xây dựng POSCO (Hàn Quốc); Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam Trung Quốc.
Cao tốc Mai Sơn (Ninh Bình) - quốc lộ 45 (Thanh Hóa): 11 nhà đầu tư. Gồm có: một doanh nghiệp Việt Nam liên danh với nhà đầu tư Trung Quốc; 2 nhà đầu tư Hàn Quốc, 5 nhà đầu tư Trung Quốc, một nhà đầu tư Pháp.
Đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn (Thanh Hóa: 5 nhà đầu tư, gồm: Daewoo E&C Co., Ltd. (Hàn Quốc), China Railway 16th Bureau Group Co., Ltd. Trung Quốc; Liên danh China Road and Bridge Corporation, Metallurgical Corporation of China Ltd.; Liên danh Vinci Highways - Horizon Invest JV, Pháp.
Đoạn Nha Trang - Cam Lâm (Khánh Hòa): 8 nhà đầu tư. Gồm có: Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng Vân Nam (Trung Quốc), Tập đoàn Cầu và Đường Trung Quốc và hai liên danh giữa công ty Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.
Cao tốc Cam Lâm (Khánh Hòa) - Vĩnh Hảo (Bình Thuận): 6 nhà đầu tư. Gồm có: Công ty Cơ khí và Xây dựng POSCO E&C Việt Nam, Công ty TNHH China Harbour Engineering; Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư và thi công Vân Nam, Liên
danh Công ty China National Machinery Import & Export Corp - Công
ty Đường sắt 21 Trung Quốc (China Railway 21 Bureau Group) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập.
Dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết (Bình Thuận): 5 nhà đầu tư. Gồm Tổng công ty Cầu và Đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation); Liên
danh Công ty China National Machinery Import & Export Corp - Công
ty Đường sắt 21 Trung Quốc - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập; Liên danh
Công ty TNHH China Gezhouba Group - Công ty CP Đầu tư xây dựng 194 - Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng 620.
Đa số đều là các công ty Trung Quốc với khả năng trúng thầu 80% chỉ dựa vào tỉ lệ công ty nộp hồ sơ.
Lược qua những diễn biến trên, có thể nói rằng cho đến giờ phút này, mọi
nẻo đường của cao tốc Bắc Nam đều chạy về một hướng: nhà thầu Tàu cộng.
Trong tiến trình này, mọi chuyển biến, dự trù hoạt động đều đến từ cấp
thứ trưởng trở xuống. Từ Bộ trưởng Bộ Giao thông đến Thủ tướng hay Chủ
tịch Quốc hội hoặc Tổng Tịch đều "thủ" rất kỹ. Không một ai có tuyên bố
chỉ đạo nào về "chủ trương nhạy cảm" - giao ĐCTBN cho Tàu cộng.
06.09.2019
No comments:
Post a Comment