Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Monday 23 June 2014

VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG

  Việt Nam và Philippines hợp tác gì để đối phó Trung Quốc

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-06-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9837648-600.jpg
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (P) chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, Philippines hôm 21 tháng 5 năm 2014 AFP photo

Những diễn tiến liên tiếp trên biển Đông trong thời gian gần đây đang khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Philippines để đối phó với những hành động được coi là lấn lướt của Trung Quốc trước hai nước láng giềng nhỏ. Đâu là những lĩnh vực hợp tác có thể giữa hai nước? Những chuyên gia Việt Nam và Philippines nhận xét gì về khả năng hợp tác giữa hai nước? Việt Hà có bài tìm hiểu và tường trình

Dấu hiệu hợp tác

Philippines và Việt Nam, hai nước vốn đang có những tranh chấp về chủ quyền liên quan đến quần đảo Trường Sa, dường như đang gạt sang bên những bất đồng, tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác trước những đe dọa phát xuất từ các hành động lấn lướt gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.
Dấu hiệu hợp tác rõ ràng gần đây nhất là việc quân đội hai nước giao lưu uống bia, chơi bóng đá và bóng chuyền trên đảo Cay Tây Nam hay còn gọi là Song Tử Tây hiện do Việt Nam kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa, vào hôm 8 tháng 6 vừa qua. Hãng tin Aljazeera trích lời một giới chức cao cấp hải quân Philippines hôm 8 tháng 6 nói rằng bằng cuộc giao lưu này hai nước không chỉ phá bỏ bức tường của sự mất lòng tin và nghi ngờ mà còn xây dựng sự tin tưởng hướng đến việc giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp về chủ quyền hiện có.


Song Tử Tây là đảo có diện tích khoảng 12 hectare và là đảo lớn thứ 6 trong số các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đảo này đã từng có thời nằm dưới quyền kiểm soát của Philippines nhưng sau đó đã bị Việt Nam Cộng Hòa chiếm giữ. Hiện tại, cả Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với hòn đảo này.
Liên minh quân sự rất là phức tạp và Việt Nam phải cân nhắc nhiều vấn đề… quan điểm của Việt Nam đã rất rõ ràng là Việt Nam không muốn liên minh với bên nào để chống lại bên khác.
- TS. luật Hoàng Việt
Trước đó trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines vào ngày 21 tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt nam nói với báo chí rằng hai nước cùng nhất trí chống lại những hành động vi phạm gần đây của Trung Quốc và kêu gọi các nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm.
Lời nói mạnh mẽ này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 vào gần quần đảo Hoàng Sa là khu vực đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc thì đây cũng là điều chưa từng xảy ra khi Việt Nam liên kết với một đồng minh của Mỹ, trực tiếp lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế.

Khả năng về liên minh quân sự

Sau những sự kiện này, một số báo và blog đã có những bài phân tích cho rằng hai nước, Việt Nam và Philippines đang xích lại gần nhau hơn và có thể tiến tới một liên minh để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia của cả Philippines và Việt Nam tỏ ra nghi ngờ về khả năng này.
Giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc trường đại học De La Salle, Philippines nhận định:
Nó có ý nghĩa xây dựng lòng tin nhiều hơn. Nó giúp hai bên cảm thấy thoải mái với nhau hơn nhưng tôi không nghĩ là sẽ có một liên minh giữa Philippines và Việt Nam…. Philippines đã có Hoa Kỳ là liên minh rồi… Việt Nam và Philippines có cách tiếp cận với Trung Quốc khác nhau. Đây là vấn đề lịch sử và địa lý… 
Philippines và Mỹ đã ký kết một hiệp ước phòng thủ chung từ năm 1951. Mới đây nhân chuyến thăm Philippines vào cuối tháng 4 của Tổng thống Hoa Kỳ Obama, hai nước đã ký một hiệp ước cho phép Hoa Kỳ gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ tại Philippines. Theo nhận định của các chuyên gia Philippines, thì thỏa thuận này giúp Philippines gia tăng khả năng quốc phòng để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của đài Á châu Tự do qua email, giáo sư Aileen Baveria thuộc trường đại học Diliman Philipines nhận định khả năng liên minh của Philippines với các nước khác ngoài Mỹ là thấp tương đương nhau:
Theo tôi cho đến lúc này vẫn chưa có cơ sở cho thảo luận về một liên minh quân sự (giữa hai nước). Hợp tác và đối thoại giữa hai bộ quốc phòng đã diễn ra trong khuôn khổ cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM cộng. Philippines cũng có những thỏa thuận hợp tác quốc phòng ở mức thấp tương tự với các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc.
...tôi không nghĩ là sẽ có một liên minh giữa Philippines và Việt Nam…. Philippines đã có Hoa Kỳ là liên minh rồi…
- GS. Renato Cruz de Castro
Trong khi đó, lập trường của Việt Nam từ trước đến nay là không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước thứ ba. Điều này cũng cản trở khả năng Việt Nam thiết lập một liên minh quân sự với Philippines để đối phó với Trung Quốc. Thạc sĩ luật Hoàng Việt, một chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định:
Liên minh quân sự rất là phức tạp và Việt Nam phải cân nhắc nhiều vấn đề… quan điểm của Việt Nam đã rất rõ ràng là Việt Nam không muốn liên minh với bên nào để chống lại bên khác.
Mặt khác, theo giáo sư Renato de Castro, liên minh quân sự giữa Việt Nam và Philippines cũng khó có thể xảy ra do những lo ngại về đe dọa từ Trung Quốc:

Tôi không nghĩ là Việt Nam và Philippines muốn cùng một lúc làm Trung Quốc tức giận.
Trước sự kiên quân đội hai nước giao lưu tại đảo Song Tử Tây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh hôm mùng 9 tháng 6 đã gọi buổi giao lưu giữa quân đội hai nước tại Trường Sa là một vở kịch vụng về. Bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi Việt Nam và Philippines phải dừng ngay lập tức những hành động có thể gây tranh cãi và gây thêm rắc rối.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu thống kê được Bộ Công Thương Việt Nam công bố gần đây, kim ngạch hai chiều 5 tháng qua đạt hơn 22 tỷ đô la. Trung Quốc hiện cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ với tổng giá trị đạt hơn 6 tỷ đô la trong 5 tháng qua. Điều này cũng khiến nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam lo ngại về sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc và những khó khăn mà Việt Nam sẽ gặp phải nếu căng thẳng hai nước gia tăng ảnh hưởng xấu đến quan hệ kinh tế hai nước.

Những hợp tác có thể

Trong khi khả năng về một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Philippines vẫn chưa được định hình, một số hợp tác về quân sự giữa hai nước đã được bắt đầu và vẫn đang tiếp tục.

000_Hkg9917502-250.jpg
Buổi giao lưu giữa quân đội hai nước Việt Nam và Phillipines tại Trường Sa hôm 08/6/2014. AFP photo
Vào tháng 10 năm 2010, Philippines và Việt Nam đã ký một Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng nhân chuyến thăm của Tổng thống Benigno Aquino tới Hà Nội.
Một năm sau đó, hai nước ký thỏa thuận tăng cường an ninh biển giữa lực lượng tuần duyên Philippines và cảnh sát biển Việt Nam. Hợp tác về hải quân giữa hai nước được đẩy thêm một bước vào tháng 3 năm 2012 trong thảo luận tại Hà Nội giữa Phó đô đốc Alexander Pama của Philippines và Đô đốc Nguyễn Văn Hiến của Việt Nam. Hai bên đã ký ghi nhớ về tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hải quân hai nước. Hai bên cũng đã ký thỏa thuận cho phép hai bên thực hiện những tuần tra chung trên biển tại vùng nước chồng lấn.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh cáo bất cứ những hoạt động tập trận chung giữa hải quân hai nước. Ngay sau đó ý tưởng về những tuần tra chung giữa hai nước đã bị bỏ lại mà thay vào đó là những buổi giao lưu chơi bóng đá và bóng chuyền giữa quân đội hai nước.
Trong chuyến thăm gần đây nhất của Phó đô đốc Jose Luis Alano đến Hà Nội vào tháng 3 năm ngay, hai bên đã bày tỏ mong muốn thực hiện các đào tạo chung, chia sẻ thông tin qua đường dây nóng và thực hiện các diễn tập cứu nạn và tìm kiếm.
Theo nhận định của Giáo sư  Carl Thayer, hợp tác quốc phòng giữa hai nước kể từ năm 2010 đến nay đã có những bước tiến nhưng vẫn ở mức sơ khai ban đầu. Hai nước vẫn chưa thực hiện một cuộc tập trận chung nào trong khi hoạt động này được coi là một bước để cải thiện khả năng hoạt động phối hợp giữa hai bên.

Tuy nhiên, giáo sư Baveria cho rằng thay vì có những diễn tập quân sự chung, hai nước có thể phối hợp trong lập trường về ngoại giao bao gồm cách thức duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực thông qua luật quốc tế.
Sau những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến vụ giàn khoan dầu HD 981, Thủ tướng Việt Nam mới đây cũng đã nói về khả năng Việt Nam sẽ đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế. Trước đó, vào đầu năm 2013, Philippines đã đưa đơn kiện Trung Quốc lên tòa Trọng tài Quốc tế theo công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc.

  'Dân không tin vào luận điệu của TQ'

Cập nhật: 10:06 GMT - chủ nhật, 22 tháng 6, 2014

Media Player


Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người từng làm đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, đã nói với BBC về cách phản ứng của Đảng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông nói ông đã nghe những lời tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng như những phát biểu bảo vệ chủ quyền của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Thông tấn xã Việt Nam nhưng ông còn 'phải chờ hành động'.
Tướng Vĩnh là người đã gửi một bức thư đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 17/6 kêu gọi ông Trọng 'cùng toàn dân đấu tranh quyết liệt để bảo vệ chủ quyền và độc lập, tự chủ, thoát ra khỏi vòng tay nham hiểm của bành trướng Đại Hán'.
Khi được hỏi về 'đại cục' mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường hay nhắc nhở Việt Nam, ông Vĩnh nói người dân Việt Nam không tin vào những 'lập luận bịp bợm' của Trung Quốc.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/06/140622_nguyentrongvinh_party_oilrig.shtml

Việt Nam ký kết xác nhận tư cách Tòa Trọng tài Thường trực

Tàu tuần duyên Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc 130 hải lý ngoài khơi  Việt Nam 16/06/2014 - REUTERS /Nguyen Minh
Tàu tuần duyên Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc 130 hải lý ngoài khơi Việt Nam 16/06/2014 - REUTERS /Nguyen Minh

Thụy My
Hôm nay 23/06/2014 Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký Tòa Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký kết Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Hà Nội và định chế quốc tế này. Đây có thể là một động thái hướng về việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thông qua thủ tục trọng tài. 

Qua việc ký kết các văn bản trên, Việt Nam đã chính thức xác nhận tư cách pháp lý của Tòa Trọng tài Thường trực tại Việt Nam, cho phép PCA tiến hành giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình thông qua hoạt động trọng tài, trung gian hòa giải và điều tra. Bên cạnh đó, PCA còn có những hỗ trợ khác liên quan đến việc hòa giải các tranh chấp quốc tế của định chế này tại Việt Nam, cũng như hợp tác với Hà Nội.
Theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam, Hà Nội sẽ tạo điều kiện cho PCA hoạt động. Về phía PCA sẽ cung cấp các thông tin, tư vấn về các thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế, giúp đào tạo cán bộ pháp lý.
Tòa Trọng tài Thường trực là tổ chức quốc tế gồm 115 quốc gia thành viên, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, được thành lập theo Công ước La Haye năm 1899 nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các nhà nước, tổ chức liên chính phủ và thể nhân, kể cả tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và trên biển.
Hai ngôn ngữ chính thức là Anh và Pháp, nhưng các bên nhờ đến PCA cũng có thể thỏa thuận sử dụng một thứ tiếng khác. Việc nhờ đến PCA là một chọn lựa dựa trên các nguyên tắc chủ quyền của các Nhà nước và các bên tranh chấo đồng ý nhờ đến trọng tài, nhưng một khi đã được ra PCA thì phán quyết mang tính bắt buộc.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực về đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh tự ấn định, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển, nhưng Trung Quốc từ chối tham gia.
Một vụ kiện trước đây do Tòa Trọng tài Thường trực thụ lý là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ năm 1928. Đảo này ở giữa Mindanao của Philippines và quần đảo Nanusa. Tây Ban Nha đã chiếm đảo năm 1606 nhưng rời bỏ vào cuối thế kỷ 17, sau đó Hà Lan thiết lập chủ quyền. Theo Hiệp ước Paris 1898 sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Hoa Kỳ được quyền cai trị Philippines trong đó có đảo Palmas.
Tòa Trọng tài Thường trực đã quyết định đảo Palmas thuộc về Đông Ấn Hà Lan, nay là Indonesia. Quyết định này cho thấy trọng tài nghiêng về phía quốc gia chiếm hữu thực tế hòn đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác.


No comments:

Post a Comment