Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Tuesday 17 June 2014

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM



THƯ SAIGON
HUỲNH NGỌC THIÊN TRƯỜNG

Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981 . Hiệntôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốtnghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và thiết bị công nghệ nói chung.

Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống:

Là người VN, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước ta? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.


Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung Quốc gây bệnh ung thư làm số lượng người chết ở nước ta hằng năm cao nhất thế giới….


Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn, nghèo đói, tai nạn giao thông…. Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít thông tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!

Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học tập và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát.


Bạn có biết rằng, mỗi năm VN được nhận biết bao tiền hỗ trợ của bạn bè quốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!).


Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng csVN và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đàn áp thẳng tay. Người dân chúng ta làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn độc, dã man như vậy hay sao?
Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc.

Bản thân tôi rất ấn tượng với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta!
Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng chúng ta phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên!
Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ?

Có gì chưa rõ, xin các bạn liên hệ : Huỳnh Ngọc Thiên Trường

0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243

huynhtruong@phucduc.com.vn hoặc thientruong0808@gmail.com
20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM

Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5
, quận 3, TP.HCM
phucduc.batdongsan@gmail.com

TUỔI TRẺ VN HÃY ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ ĐẤU TRANH VỚI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN!

9 kỹ năng đi xe máy kì tài của người Việt

06:31  | 
Có một nhà báo Mỹ đã “ngã mũ thán phục” trước “tài” điều khiển xe máy của người Việt. Ông ta có lý, và sẽ có lý hơn nếu biết thêm được những kỹ năng đi xe máy kỳ tài của người Việt dưới đây.

1. Kỹ năng quan sát

Không phải ngẫu nhiên mà Nhà báo người Mỹ - Debi Goodwin coi việc quan sát khi đi xe máy ở Việt Nam như là “Bí quyết của ánh mắt”. Với tình trạng giao thông “hỗn loạn” như ở Việt Nam, không bí quyết nào tốt hơn giúp bạn “sống sót” và trở về nhà đó là khả năng quan sát.


Hẳn không ít người trong chúng ta đã từng lao xe đến một ngã tư không đèn đỏ, không cảnh sát giao thông. Mọi người đi theo “tiếng gọi của con tim”. Ai thích đi kiểu gì thì đi. Lúc đó, bạn phải vận dụng tối đa khả năng quan sát. Quan sát càng nhanh, bạn tránh, vượt càng tốt.

2. Kỹ năng phán đoán

Quan sát thôi chưa đủ. Người điều khiển xe máy ở Việt Nam còn phải có một tài phán đoán cực tốt. Hãy nhìn người khác đi và đoán xem anh ta định đi theo kiểu gì. Đừng tin vào việc anh ta bật đèn xi-nhan, vì có đôi khi, anh ta bật xi-nhan trái nhưng lại rẽ phải, hoặc bất ngờ rẽ hoặc quay ngoắt đầu mà chẳng cần phải xi-nhan.


Lái xe ở Việt Nam, bạn cần phải có óc phán đoán như một trung vệ bóng đá. Hãy bắt bài ý tưởng của người tham gia giao thông để có cách xử lý của riêng mình. Bên cạnh đó, bạn lại phải có sự khôn ngoan, lanh lợi của một tiền đạo. Nếu thấy xe phía trước có ý định rẽ phải, hãy điều khiển xe “sửa lưng” hướng đi của họ.

3. Kỹ năng vượt đèn đỏ

Đừng dại gì mà chấp hành đèn tín hiệu giao thông một cách quá theo nguyên tắc. Nếu đèn đỏ còn khoảng 4-5 giây, hãy rồ ga và phóng nhanh lên phía trước. Nếu bạn không làm điều đó, bạn sẽ rất dễ bị nghe những tiếng chửi rủa, những tiếng còi inh ỏi phía sau.


Khi đèn hiệu đang ở tín hiệu xanh, chuyển sang vàng và thậm chí là sang đỏ, đừng ngần ngại vượt đèn. Chấp hành đúng đèn hiệu, bạn rất dễ bị xe phía sau cố vượt đèn đỏ và tông vào phía sau xe bạn.

4. Kỹ năng “liều”

Đi xe máy ở Việt Nam là bạn phải biết tạt đầu ôtô, cắt ngang một dãy ôtô dài để vượt lên phía trước nếu không muốn đợi lâu. Bạn cũng cần có kỹ năng đi ngược chiều, đối mặt với dòng xe cộ đang lao ầm ầm trước mặt để sang điểm mình muốn, đỡ phải đi vòng vèo cho xa xôi. Bạn cũng chẳng cần phải đi qua vòng xuyến nếu muốn, hãy cắt ngang cho nhanh, các phương tiện sẽ tránh bạn, dù hơi nguy hiểm nhưng nhanh hơn, tội gì! Tất cả những kỹ năng điều khiển này cần phải được hội tụ bởi khả năng “liều”. Ở Việt Nam, bạn phải liều bạn mới đi xe máy được.


5. Kĩ năng chọn vị trí

Trời nắng, bạn tạm dẹp qua luật giao thông. Hãy chọn chỗ có bóng dâm khi dừng đèn đỏ, một cái bóng cây hay đứng cạnh một chiếc xe lớn chẳng hạn. Hãy đừng quan tâm người khác nghĩ gì, bạn chỉ quan tâm đến bạn mà thôi. Thực tế là nhiều người vẫn đang làm như vậy và thực tế là giao thông Việt Nam đang trở nên rối ren hơn cũng vì thế.

6. Kỹ năng lách luật

Đường đông, hoặc tắc nghẽn. Bạn hãy cố len lên, bất chấp luật lệ. Vì nếu bạn không len lên, bạn sẽ phải đứng hàng giờ chờ đợi mà đôi khi còn bị người khác ném cho vai câu chửi hoặc những cái nhìn khó chịu. Hãy vượt lên phía trước bằng cách lấn sang làn đường bên trái, đi lên vỉa hè, thậm chí là đi hẳn sang bên ngược chiều.


7. Kỹ năng đi xe bằng một tay

Nếu bạn đang vội, đang đi xe có điện thoại mà không muốn dừng lại. Hãy vô tư vừa đi, vừa gọi điện hoặc nhắn tin. Có điều, muốn làm được điều này, bạn phải có kỹ năng đi xe bằng một tay. Đừng lo, khối người đang làm như bạn. Dĩ nhiên, tính mạng của bạn là do bạn chịu trách nhiệm.


8. Kỹ năng sắp xếp và chuyên chở

Đừng nghĩ chiếc xe của bạn chỉ dùng để chở người. Nếu bạn muốn chở hàng hóa gì cồng kềnh trên xe máy mà không muốn thuê xe ôtô, bạn vẫn có thể làm được. Hãy vừa đi, vừa vác, vừa đi, vừa treo, vừa ôm, vừa đi vừa kéo thêm một chiếc xe bò hoặc vừa đi vừa đẩy thêm một chiếc xe khác. 

Bạn hãy học một số người ở khả năng chở 4-5 người trên một chiếc xe – số người mà bạn phải thuê một chiếc taxi 4 chỗ vẫn thấy chật chội. Bạn cũng có thể chuyên chở tất cả những gì bạn mua được từ siêu thị về nhà từ tivi, tủ lạnh, giường chiếu, bàn, ghế… miễn là bạn biết cách sắp xếp và trốn được mấy anh cảnh sát giao thông.


9. Kỹ năng chiến đấu

Cuối cùng, để đi xe máy được ở Việt Nam, bạn phải được trang bị cả kỹ năng chiến đấu. Nếu xảy ra va chạm rất có thể bạn phải đối mặt với những lời chửi rủa, nặng hơn nữa là những cú bạt tai, những cú đấm hay “bị ăn” cả cái mũ bảo hiểm vào đầu.

Kết luận

Thật buồn khi chúng tôi phải khuyên bạn những điều trên đây, nhưng thực tế giao thông ở Việt Nam đang là như vậy. Nếu bạn muốn thay đổi tình hình giao thông ở Việt Nam, hãy tôn trọng luật lệ, hãy có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Đó mới là điều chúng tôi muốn khuyên bạn. Hãy chung tay để việc tham gia giao thông được trở nên an toàn hơn và mong bạn sớm không phải dùng đến tất cả những kỹ năng mà chúng tôi vừa nêu ra.
Thế Đạt
 
 




http://www.triethocduongpho.com/2014/06/13/du-hoc-di-di-dung-ve/


Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.
Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”


“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:


“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”


Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”


Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.


Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.”
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”

*

Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.


Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”

Đỗ Thanh Lam


Triết Học Đường Phố


VIỆT NAM NHẤT THẾ GIỚI


Giáo dục Việt Nam5/28/2014


SAIGÒN - Choáng với những "thành tích kinh dị" của VN so với thế giới, nghe qua đã thấy giật mình: Tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, giá sữa, giá đất, giá thuốc cao nhất. .. !!!

Giá bất động sản Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Giá nhà đất tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm.

Giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động.

Đồng thời, giá nhà ở Việt Nam lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển.

Giá cho thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM vào hàng đắt đỏ nhất thế giới. TP.HCM đứng ở vị trí 27 (417 euro/m2/năm) và Hà Nội ở vị trí 32 (371 euro/m2/năm).

Ở Đông Nam Á, Hà Nội và TP.HCM chỉ đắt đỏ sau Singapore (thứ 6).

Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới. Kể từ năm 2011 và quý 1/2012, lãi suất cho vay thông thường tại Việt Nam lên tới hơn 20%/năm, cao hơn gấp từ 3 - 4 lần so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Việt Nam được xếp vào top 5 nước hạnh phúc nhất thế giới (Global Happiness Index). Tuy nhiên đây mới chỉ là bề nổi. Hiện Việt Nam vừa mới vượt qua mức thu nhập thấp để lên mức trung bình.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tính theo sức mua chỉ bằng 3/4 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/3 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia năm.

Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.

Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới.

Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn xe cộ, chủ yếu là xe gắn máy. Thành phố HCM còn được mệnh danh là "the motorbike capital of the world" !!

Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng gạo Việt Nam lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Cũng với sự giúp đỡ của Google Trends có thể thấy người Việt đam mê công nghệ nhất thế giới. Thử với từ khóa "3G", Việt Nam lại đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm từ khóa này.

Thử với từ khóa "Iphon" (vì người Việt viết sai tiếng Anh) thì Việt Nam đứng số 1, còn với từ khóa đúng là iPhone thì Việt Nam đứng thứ 3.

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), lượng click gian lận chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009. Con số này bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ thứ ba với 25.6%. Các công ty dùng dịch vụ quảng cáo mạng phải trả tiền quảng cáo theo số lượng các cú click chuột, gian lận này khiến họ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng.

Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực ASEAN.

Để sở hữu chiếc Honda Civic 1.8, khách hàng Hà Nội phải bỏ ra trên 925 triệu đồng, đắt gấp 2 lần chi phí của người dân New York, Mỹ.

Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới: giá bán lẻ trung bình là 1,4 USD/lít, trong khi Trung Quốc là 1,1 USD, Ấn Độ: 0,5 USD, các nước Âu - Mỹ từ 0,5-0,9 USD/lít. Hiện giá sữa ở Việt Nam cao gấp đôi Malaysia và gấp 1,5 lần so với Thái Lan.

Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới.

Theo khảo sát năm 2010 của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Việt Nam là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới cũng là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4.050 đồng và bao mềm là 3.450 đồng.

Tỷ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47,8%. Việt Nam có hơn 40.000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá.

Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác.

Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.

Việt Nam được coi là thiên đường ẩm thực châu Á, thành phố Hồ Chí Minh là một trong thanh phố có ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới.

Theo các tạp chí và báo nước ngoài, thịt chuột, tiết canh lòng lợn, mì dế rán và trứng vịt lộn của Việt Nam luôn là một trong số các món ăn được cho là kinh dị nhất trên thế giới.

Nhiều người tỏ ra e dè, ngần ngại không dám thưởng thức khi trông thấy vịt con đã thành hình đủ lông đủ cánh trong quả trứng.

Nhiều du khách nước ngoài còn rất sợ món thịt chó và mắm tôm. Họ không thể hiểu tại sao người Việt lại “làm thịt” con vật nuôi trong nhà.

Tuy nhiên, đây lại được coi là món ăn "truyền thống", rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với dân nhậu các tỉnh phía Bắc.

Người Việt có thói quen mua vàng dự trữ và Ngân Hàng Nhà Nước VN ước tính rằng có đến 1000 tấn vàng cất giấu trong nhà người dân.

Trong năm 2011, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 35 - 38 tấn vàng.

Lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước. Theo ADB, lạm phát ở châu Á năm 2011 ở khoảng 3-6%.
Trong đó, Việt Nam ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong khu vực với 20,8%. Ảnh: Giá các mặt hàng tăng mạnh những năm qua.

Chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào diện bị stress (căng thẳng) nhất thế giới trong năm 2009. 72% doanh nhân Việt Nam được hỏi đã cho rằng họ rất căng thẳng bởi nhiều sức ép trong môi trường kinh doanh. Họ chỉ có 1 tuần/năm dành cho nghỉ ngơi, du lịch, trong khi các doanh nhân vùng Bắc Âu có tới 3 tuần/năm. Ảnh: Các doanh nhân Việt Nam.

Với mức tiêu thụ 2,7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất châu Á, sau Nhật và Trung Quốc.

Trong đó 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7.250 tỷ đồng.

Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia phục vụ thị trường 88 triệu dân. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia lớn nhất thế giới của hãng bia Heineken.

Sau 10 năm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã giảm 14% (xuống còn 29,3%) năm 2010 nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trên phạm vi toàn cầu.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đến nay đã có khoảng 1,6 triệu HS, SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn với số tiền 18.000 tỷ đồng. 53% số học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí.

Tuy vậy tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam lại cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng vạn sinh viên đi… du học tốn kém.

(Nguồn: GiaoDucVN.net)

No comments:

Post a Comment