Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Sunday, 31 March 2019

Tại sao chùa Ba Vàng bị đánh vào lúc này?

Ngàn Hương (Danlambao) - Những ai theo dõi nguồn tin trên báo chí lề đảng trong thời gian gần đây, đều phát hiện ra một điều rất bất thường. Đó là một chiến dịch hết sức rầm rộ trong làng báo, đồng loạt đánh chùa Ba Vàng, tọa lạc tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, do Đại Đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì.
Hàng trăm tờ báo đồng loạt đăng bài về những hoạt động được cho là mê tín dị đoan, thu tiền bất chính như “cúng oan gia trái chủ”, “gọi vong”, “trục vong”… đang phát triển rầm rộ tại chùa Ba Vàng, một trong những ngôi chùa được ca ngợi là lớn nhất, đẹp nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam.
Trong đó báo chí còn kết tội những hoạt động này là “buôn thần bán thánh”, là mê tín dị đoan, là đi ngược lại với giáo lý nhà Phật v.v...
Báo Lao Động ngày 20/3/2019 nổ quả bom đầu tiên bằng mội video clip của nhóm phóng viên 7 người ròng rã trong 3 tháng trời, phải vượt qua rất nhiều khó khăn qua các vòng kiểm tra nghiêm ngặt của nhân viên nhà chùa, gặp gỡ rất nhiều nhân chứng, mới có thể thu thập được chứng cứ để "lật mặt" tổ chức bịp bợm, lừa đảo và tuyên truyền mê tín dị đoan, trắng trợn cướp đoạt tiền của dân thông qua hình thức "thỉnh vong, trục vong" tại chùa Ba Vàng(1).
Và chỉ trong vòng 6 ngày, từ 20/3 đến 25/3/2019, chỉ riêng Báo Lao Động đã có hơn ba chục bài viết về chủ đề này. Các báo khác cũng đồng loạt “nổ súng” để “hợp đồng tác chiến”.
Bài báo có sức công phá mạnh nhất của Báo Lao Động là bài: “Gọi vong ở chùa Ba Vàng: Những cuộc ngã giá trong "căn phòng cuối".
Theo đó: "Vong" lên nhập vào người của nhà chùa, mặt đỏ phừng phừng, chửi bới ầm ĩ, rồi nhảy lên tát túi bụi. Người thỉnh sợ quá khóc, "vong" dịu đi bảo đóng tiền giải oán sẽ tha cho... Người ít thì vài triệu, nhiều thì vài "chục".
Thậm chí có người bị "vong" đòi 2 tỉ, và “vong” cũng biết “cò kè bớt một thêm hai”(2).
Chúng ta đều biết, trên miền Bắc XHCN từ năm 1954 về sau, trên 90% chùa chiền bị đập phá hoặc sử dụng làm kho Hợp tác xã, làm nơi để cụng cụ sản xuất hoặc nơi hội họp. Tượng trong các chùa đều được gom lại một nơi, nhân dân gọi đùa là ngày nay Phật vào Hợp tác xã. Để rồi đêm đến người ta ném các tượng ấy xuống sông. Vì đa số các bức tượng đều đều được làm bằng gỗ nhẹ nên các tượng ấy không chìm, mà cứ nổi lềnh bềnh trôi theo dòng sông ra biển.
Đồng thời các ngày lễ lớn trong Phật giáo như Phật Đản, Rằm Tháng Bảy, Rằm Tháng Giêng v.v... không được tổ chức.
Đạo Phật chỉ được hồi sinh tại miền Bắc sau thời kỳ đổi mới (1986). Không phải nhà nước CSVN thấy không thể bức tử được một tôn giáo đã có hàng ngàn năm lịch sử trong dân tộc nên giờ cho phục hồi, mà người ta tính đến những mục tiêu khác.
Một là trong một xã hội ngày càng suy đồi đạo đức. Nạn trộm cướp, giết người và các tệ nạn khác như ma túy, mại dâm ngày càng phát triển mà nhà nước không muốn hoặc không thể kiềm chế được. Thì giải pháp đưa ra là cho xây dựng chùa chiền trong phạm vi nhà nước kiểm soát được để hướng con người vào đó, nhằm tìm đến nơi tĩnh lặng an bình để vơi bớt nỗi buồn và giảm bớt sự bất mãn trong dân.
Hai là số người được nhà nước đào tạo về nghành "An ninh văn hóa” của Bộ Công an sau nhiều năm nhiều khóa cũng tạm đủ để phục vụ “nhu cầu tâm linh” của nhân dân tại các địa phương theo ý đảng. Những ngươi này một khi đã ngồi vào ghế trụ trì của các chùa, ngoài việc theo dõi, nắm bắt và kiểm soát nhất cử nhất động trong dân, con làm công tác tuyên giáo, tuyên truyền các chủ trương chính sách của đảng.
Đồng thời việc xây dựng thêm nhiều chùa cũng nhằm khoe khoang với thế giới rằng tại Việt Nam không có đàn áp hoặc hạn chế tôn giáo, bằng chứng là chùa chiền ngày càng nhiều, ngày càng to đẹp, mọc lên khắp nơi.
Ba là, không nghề gì đưa về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhà nước cho bằng nghề “buôn thần bán thánh”, kinh doanh về lĩnh vực tâm linh dựa trên sự nhẹ dạ cả tin của một số người. Đây là “mỏ vàng” bất tận cho nhà cầm quyền khai thác.
Vì thế mà hàng loạt chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn. Kể cả nơi vùng sâu vùng xa cũng được nhà nước hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây chùa mới.
Tại Việt Nam, các nhóm lợi ích sau những phi vụ kiếm được hàng tỷ USD từ những vụ cướp đất của dân dưới chiêu bài “chủ trương lớn của đảng”, rồi bán lại cho Tàu, như Bô xít Tây Nguyên, như Formosa Hà Tĩnh…
Từ những vụ cắt đất bán cho Tàu cộng được nấp bóng dưới những cái gọi là “Hiệp ước”, “Hiệp định” như bán đất rừng đầu nguồn, bán đất tại những vị trí chiến lược xung yếu như Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Đồn, Phú Quốc… Hoặc từ những dự án chúng vẽ ra để cướp đất trắng trợn, đẩy hàng vạn người dân đến trắng tay như vụ Thủ Thiêm, Quận 9 v.v...
Bọn chúng thường đưa những đồng tiền bẩn ấy sau khi mua nhà tại các nước tư bản, cho con cái đi du học tại các nước này nhằm “lót ổ” sẵn cho những toan tính về sau, số tiền dư thừa còn lại chúng đem đi rửa bằng cách đầu tư vào hai lĩnh vực:
Một là đâu tư vào BOT bằng cách “tráng men” một đoạn đường độc đạo nào đó, và lắp đặt trạm BOT chặn họng kiểu đơm đó để thu tiền. Lĩnh vực này thường bị dân chửi vì hút máu dân một cách trắng trợn, gây bức xúc dư luận. Ngoài ra khi bị dân tố gian lận thì chúng còn có thể bị thanh kiểm tra. Khi dân tập hợp nhau chống đối tập thể thì chúng phải nhờ vả lực lượng công an an thiệp, vừa phiền phức vừa tốn kém. Ngoài ra chúng còn phải trích một phần đóng thế rồi mới chia nhau.
Hai là chúng đầu tư xây dựng chùa. Đầu tư vào lĩnh vực này là yên bình nhất. Cứ nhằm những nơi chùa cũ xuống cấp nhưng đông dân là ok. Đồng tiền thu được không phải đóng thuế, không lo đoàn này đoàn nọ kiểm tra nguồn thu chi, vì đấy là lĩnh vực “nhạy cảm”, lại được dân khen ngợi là làm việc thiện, phát triển tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Vì thế chùa Bái Đính được UBND tỉnh Ninh Bình cấp 1500ha đất để xây chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Tỉnh Hà Nam đã cấp 5000ha đất để xây chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới.
Chùa Ba Vàng chiếm hàng chục ngàn mét vuông đất rừng quốc gia mà không bị xử lý. - Hình ảnh từ vệ tinh năm 2006 cho thấy chùa Ba Vàng chỉ là một chấm xanh khiêm nhường giữa núi rừng bạt ngàn của TP Uông Bí (Quảng Ninh). Nhưng đến năm 2016, nơi đây đã biến thành một ngôi chùa nguy nga, chiếm dụng hàng chục ngàn mét vuông đất rừng.
Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo quốc doanh Việt Nam, từ năm 1997, đến năm 2007, cơ sở thờ tự Phật giáo chỉ tăng từ 14.048 ngôi, lên 14.777 ngôi (tăng 729 chùa). Nhưng gian từ 2007 đến 2017, đã có đến 18.466 ngôi, tăng 3629 ngôi.
Con số tăng trưởng này nói lên điều gì? Nó nói lên lợi nhận thu được từ các chùa là rất lớn, là nơi kinh doanh ổn định và thu hồi vốn nhanh nhất. Và qua việc tập hợp đám đông tại các chùa chiền vào dịp lễ dịp tết, còn có tác dụng dẫn dụ đám đông quên đi hiện thực điêu tàn của đất nước, làm tê liệt sức phản kháng và răm rắp đi theo hướng dẫn của các vị trụ trì.
Nên nhớ chỉ những chùa nằm trong hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) do nhà nước quản lý được xây dựng dễ dàng mà thôi. Còn các tổ chức phật giáo khác không nằm trong hệ thống nhà nước quản lý, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hay Phật Giáo Hòa Hảo, thì chẳng những không phát triển, mà ngày càng teo tóp, chùa chiền bị đập phá, như chùa Lên Trì tại TP.HCM là ví dụ điển hình.
Tại miền Bắc hiện nay, 90% sư trụ trì là công an, trong đó đa số là đảng viên.
Tại miền Nam thì khoảng 50% sư trụ trì các chùa là công an. Số còn lại đều nằm trong sự kiểm soát của Ban Tôn giáo địa phương. Việc bổ nhiêm sư trụ trì các chùa do nhà nước quyết đinh, thông qua cái gọi là “Hội đồng trị sự GHPGVN” các tỉnh, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chùa càng lớn thì cấp bậc của sư trụ trì càng cao. Như Thích Thanh Quyết mới được thăng lên Thiếu tướng, Thích Trúc Thái Minh là Đại tá v.v...
Tại các chùa thuộc GHPGVN, trong các ngày lễ lớn không thể thiếu tấm băng rôn rất lớn được treo nơi trang trọng nhất với nội dung: “ĐẠO PHÁP-DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”. Vì vậy dân gian gọi những ngôi chùa đó là “chùa quốc doanh”, và những vị sư đó là “sư quốc doanh”.
Và người ta cũng công khai việc các vị lãnh đạo cao cấp trong GHPGVN là đảng viên ĐCSVN. Báo Giác Ngộ Online ra ngày 14/3/2018, trích nguồn từ Báo Bắc Ninh, đã đăng tiểu sử của Hòa thượng Thích Thanh Sam (1929-2018). Sau khi nêu chức vụ là Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, và những công lao và huân huy chương của ông, trong đó nhấn mạnh: “Năm 1962, Hòa thượng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam”. Và trong “Cáo phó” không quên ghi “ Huy hiệu 50 năm tuổi đảng”(3).
Một nhiệm vụ rất quan trọng của các chùa quốc doanh, là làm cơ quan kinh-tài cho nhà nước các tỉnh, thành. Vì vậy đằng sau mỗi ngôi chùa lớn đều là “sân sau” của các nhóm lợi ích. Như chùa Bái Đính (Ninh Bình) là “sân sau” cho phe nhóm Trần Đại Quang, chùa Ba Vàng là “sân sau” của phe nhóm Phạm Minh Chính v.v...
Có tài liệu nói chùa Ba Vàng có tổng vốn đầu tư lên đến 400 tỷ đồng. Trong đó ông Phạm Minh Chính đầu tư 100 tỷ. Còn lại là của Vũ Đức Đam, Lê Hồng Anh, Trần Đức Lương v.v... (4).
Ý kiến này cũng nổi lên rất sôi động trong dư luận nhân dân. Tai cuộc họp báo vào sáng ngày 26/3/2019 của Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh và UBND TP.Uông Bí để thông báo một số vấn đề nóng về chùa Ba Vàng. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc dư luận cho rằng có nhiều quan chức đầu tư tiền tỉ vào việc xây dựng chùa Ba Vàng, Chủ tịch TP.Uông Bí, ông Lê Mạnh Hà đã chối bai bải và phủ nhận thông tin này, cho rằng thông tin này là không chính xác. Nhưng ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Không có lửa làm sao có khói”(5).
Và trong tổng số thu nhập tại các chùa hàng năm, thì đến 70% tổng thu nhập phải nộp về cấp trên. Nhà chùa chỉ được phép giữ số còn lại cho mọi hoạt động của chùa.
Câu hỏi đặt ra là việc buôn thần bán thánh như thu tiền “Dâng sao giải hạn”tại chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội), do Thượng tọa Thích Thanh Quyết trụ trì, trong dịp tết vừa qua, mỗi ngày mấy ngàn người kéo tới đông nghịt ngồi chật cứng trong sân chùa, và tràn ra đường làm ách tắc giao thông hàng cây số thì tại khu vực sát chân cầu vượt Ngã Tư Sở, sao nhà chức trách làm ngơ?
Việc chùa Ba Vàng hành nghề mê tín dị đoan, thu lợi bất chính từ hình thức “cúng oan gia trái chủ”, “trục vong” này đã có từ hàng chục năm nay. Những lúc cao điểm mỗi ngày có hàng mấy ngàn người đến “tác nghiệp”. Thế nhưng cán bộ an ninh văn hóa chìm nổi đầy rẫy khắp nơi tại sao không biết? Chưa nói đến cán bộ phụ trách tôn giáo xã, Phòng Tôn giáo- Dân tộc huyện và Ban Tôn giáo tỉnh là những cơ quan có trách nhiểm thường xuyên theo dõi và nắm bắt mọi hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn mình. Lẽ nào họ đột nhiên mắc bệnh mù tập thể cùng lúc?
Một điều cần khẳng định là khả năng làm truyền thông của chùa Ba Vàng rất tuyệt vời. Nhiều buổi thuyết pháp của chùa này được phát sóng trực tiếp (Live Stream), đã thu hút hàng ngàn người theo dõi, nên có sức loan tỏa ghê gớm. Đến nỗi không chỉ là thường dân, mà rất nhiều những kẻ có học như sinh viên, giáo viên, kỹ sư, bác sỹ, thậm chí là Giáo sư-Tiến sỹ cũng đến ngửa cổ ngồi chăm chăm mà nghe “thầy” hoặc “cô” thuyết giảng. Một khi đã được quảng bá rầm rộ thì đương nhiên tiền vào như nước, mỗi năm thu hàng trăm tỷ là điều bình thường.
Đến như ông Nguyễn Thanh Sơn, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, có bằng Tiến sỹ hẳn hoi, cũng đã bị chùa này “thôi miên” làm cho u mê lú lẫn.
Khi biết Báo Lao Động đăng clip vạch trần trò lừa đảo của chùa Ba Vàng, ông ta đã làm một clip để bênh vực cho chùa này, coi việc “cúng oan gia trái chủ”, “trục vong” là đúng và có trong giáo lý Phật giáo?(6).
Kết quả bước đầu xử lý vụ buôn thần bán thánh và hành nghề mê tín dị đoan này là sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh chịu hình thức kỷ luật “Sám hối đại tăng”, và Hòa thượng Thích Thanh Quyết “làm Thầy giáo giới cho Thích Trúc Thái Minh”, nghĩa là “thằng đui dắt thằng mù”? Còn Phạm Thị Yến bị phạt hành chính 5 triệu đồng.
Nhưng tại sao chùa Ba Vàng lại bị đánh vào lúc này?
Để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội ĐCSVN khóa 13, nhiệm kỳ 2021-2026 sắp tới, ngay từ Hội nghị TƯ 9 khóa 12 tổ chức vào cuối tháng 12 năm 2018 vừa qua, ĐCSVN đã đề ra mục đích là để “Hội nghị cho ý kiến bước đầu về quy hoạch BCH Trung ương khoá XIII, lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư”. Nghĩa là cuộc đấu đá nội bộ để tranh giành quyền lực trong ĐCSVN đã chính thức bắt đầu.
Để đạt mục tiêu này, người ta dùng mọi mánh khóe, thủ đoạn, chạy chức chạy quyền, liên minh liên kết, “bắt tay dưới gầm bàn” giữa các nhóm lợi ích để đạt thỏa thuận chia chác quyền lực và quyền lợi, và không từ việc dùng đòn “đánh dưới thắt lưng” để hạ đối thủ v.v... để được cơ cấu vào Ban chấp hành TƯ, cao hơn là vào Bộ Chính tri, và nhắm tới cái ghế quyền lực nhất là nằm trong Tam trụ hoặc Tứ trụ, trong đó chiếc ghế quyền lực nhất là chức Tổng Bí thư.
Các nhân sự được cho là ứng viên cho chức Tổng BT tại ĐH 13 gồm đương kim Tổng BT-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, và Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính.
Ông Nguyễn Phú Trọng sau khi loại được đối thủ nặng ký nhất là Trần Đại Quang để gom “Hai trong Một”, và tuy rất được lòng quan thầy Trung Nam Hải nhờ một lòng một dạ tôn thờ Thiên triều, nhưng điểm yếu nhất của ông Trọng là vấn đề tuổi tác.
Tại Đại hội 12, ông đã dùng đủ mọi mánh khóe để được tái cử, trong đó có lời hứa chỉ ngồi nửa nhiệm kỳ. Nay chắc chắn ông sẽ ngồi kết nhiệm kỳ này. Mặc dù ông đang rất muốn và đang tìm mọi cách để ngồi tiếp một nhiệm kỳ tới, nhưng tuổi tác là “gót chân Achilles” để các đối thủ nhắm bắn vào ông.
Phạm Minh Chính tuy rất được Tàu ủng hộ, vì đã có công lớn trong việc lập dự án về ba Đặc khu kinh tế từ khi còn làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh để rước Tàu vào Việt Nam, nhưng với các vụ mua quan bán chức diễn ra thường xuyên từ trung ương đến địa phương, thì người ta rất nghi ngờ về sự trong sạch của ông này. Nay thêm vụ làm “sân sau” và bảo kê cho chùa Ba Vàng, đã để cho Thích Trúc Thái Minh và Phạm Thị Yến, người có quan hệ họ hàng với ông, lộng hành buôn thần bán thánh và truyền bá mê tín dị đoan để thu trăm tỷ hàng năm trên người bệnh và dân nghèo, làm chấn động dư luận thế giới và trong nước, thì đây là cơ hội cho các đối thủ tha hồ khai thác, nhằm hạ uy tín của ông, qua đó không những bào mòn tham vọng tranh chức TBT, mà ngay đến cái việc giữ chiếc ghế đang ngồi cũng khó.
Đó là lý do tại sao các báo được phép đồng loạt “nổ súng” vào chùa Ba Vàng những ngày vừa qua. Nếu Phạm Minh Chính không giữ được ghế Trưởng ban Tổ chức TƯ nhiệm kỳ tới, thì cũng là niềm hy vọng cho một số kẻ khác chen vào.
Nguyễn Phú Trọng cũng muốn hạ Phạm Minh Chính để loại bớt đối thủ tiềm năng ỷ thế thân Tàu tranh chức TBT và đã nhiều phen qua mặt ông Trọng.
Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vương Đình Huệ cũng muốn đánh gục Phạm Minh Chính để nếu rồi đây loại được ông Trọng thì có thể Nguyễn Xuân Phúc làm Tổng BT, Phạm Bình Minh làm Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ làm Thủ tướng.
Trần Quốc Vượng thì muốn đánh Phạm Minh Chính hơn ai hết vì nếu loại trừ được ông Trọng thì chức TBT có thể 90% về tay Trần Quốc Vượng.
Bộ Chính trị ĐCSVN giờ nát bét như nồi cám lợn. Tuy bề ngoài các đồng chí vẫn tươi cười bắt tay nhau, nhưng trong bụng thì chứa đầy dao găm, chỉ chực chờ tìm cách hạ đồng chí mình. Nhất là thời kỳ “quy hoạch BCH Trung ương khoá XIII, lấy phiếu tín nhiệm các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư” như nội dung Hội nghị TƯ 9 khóa 2 vừa qua.
Rồi đây vụ chùa Ba Vàng sẽ được giải quyết nhanh gọn với hình thức “xử lý nội bộ. Sẽ không có việc xử lý hình sự với cặp đôi “Minh-Yến”, vì người ta không muốn để dư luận xoáy sâu vào và tìm hiểu thêm về những hoạt động của chùa này, vì người ta rất sợ “lòi đuôi” những kẻ bảo kê, sự chia chác lợi nhuận và những bí mật khác diễn ra sau cánh cửa chùa.
Điều có thể nhìn thấy ngay lúc này, là cái gọi là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” quốc doanh này đang đẩy dân tộc và đất nước vào con đường như điên như dại, đang đầu độc một thứ tín ngưỡng nguy hiểm là tin vào những điều mê tín dị đoan mà ngay giáo lý Phật giáo cũng không dạy Phật tử tin vào những điều như vậy.
Đúng là thời mạt Pháp đang lên ngôi.
___________________________________
Chú thích:


No comments:

Post a Comment