Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 31 August 2019

TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 896

 
SƠN TRUNG
Chủ biên

Image result for thanh nga
Thanh Nga
 

S 896
   Ngày 2 tháng IX năm 2019

Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ - Quan hệ hai nước sẽ cải thiện?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp tại Hà Nội hôm 27/2/2019.
Reuters
Mục đích chuyến đi
Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nêu điểm khác biệt lớn nhất giữa lần dự kiến đi Mỹ vào giữa năm 2019 của Nguyễn Phú Trọng và lần dự kiến thứ hai vào tháng 10 cùng năm là hội chứng “Tàu Trung Quốc”.
Ông phân tích rằng trước tháng 5 năm 2019 chưa có vụ tàu Trung Quốc gây hấn ở khu vực Bãi Tư Chính, do đó quan hệ Việt - Mỹ có cần thiết được đẩy lên tầm ‘đối tác chiến lược’ hay không cũng không quá khẩn thiết đối với ông Trọng và giới chóp bu trong Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, dù trước đó đã liên tiếp xảy ra hai vụ Trung Quốc gây hấn đều ở Bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018.
Nhưng kể từ đầu tháng 7 năm 2019, khi Trung Quốc ngang nhiên đem tàu thăm dò dầu khí vào khu vực Bãi Tư Chính, thì tình hình đã khác hẳn, kéo theo cán cân đàm phán Việt - Mỹ đã nghiêng hẳn về phía Mỹ, xét trên phương diện ‘ai cần ai hơn’ vào lúc này?
Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là trong khi ông ta vẫn tuyệt đối ‘cấm khẩu’ về vụ tàu Hải Dương và giới quan chức cấp dưới của ông ta cũng ‘sao y bản chánh’, ông ta phải gấp rút thời gian để lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông.
Nhà báo tự do Nguyễn Ngọc Già, cũng là một người theo dõi sát thời cuộc, nhận định chuyến đi dự kiến vào tháng 10, nếu diễn ra, thì đó là một tín hiệu tốt cho ĐCSVN nói chung và cho Bộ chính trị nói riêng, trong tình thế hiện nay mà ông ví với thành ngữ “thù trong giặc ngoài”.
Ông nêu điểm tương đồng không thay đổi trong mối quan hệ Việt - Mỹ từ năm 1946 cho đến nay:
“Đặt trong bối cảnh tình hình hiện nay, tôi nhớ tới năm 2013, ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ tịch nước lúc bấy giờ, sang thăm chính thức Hoa Kỳ và có mang bức thư của ông Hồ Chí Minh năm 1946 gửi Tổng thống Harry Truman (dù không nhận được hồi âm), gọi là tặng lại cho Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Barack Obama.
Nội dung bức thư đó chúng ta thấy rất rõ ở điểm: Việt Nam đang cầu viện Hoa Kỳ can thiệp vào tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một thông điệp quá rõ để thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang rất cần Hoa Kỳ.”
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc lại cho rằng mục đích chuyến đi của Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, mà theo Giáo sư Carl Thayer là khoảng tháng 10, là để mở rộng quan hệ Việt - Mỹ và giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông. Trong đó, Mỹ với vai trò và tính cách là một cường quốc có quyền lợi ở khu vực này. Tuy nhiên ông không đánh giá cao chuyến đi sắp tới bởi một số lý do sau:
“Thứ nhất, sức khỏe của ông Trọng chưa thể bảo đảm cho một chuyến đi dài ngày; Thứ hai là trong quan hệ Việt - Mỹ, không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi từ quan hệ đối tác chiến lược sang đối tác chiến lược toàn diện.
Một điểm nữa, Tổng thống Donald Trump là một ông “sáng nắng chiều mưa”, và Việt Nam không phải là trọng điểm chiến lược của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương. Do đó mối quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian trước mắt chưa có gì bảo đảm để khắng khít theo mong muốn của Việt Nam với chính sách “ba không”.
Ông Đinh Kim Phúc cho rằng nếu muốn đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ hiện nay thêm một bước thì chỉ cần cấp Bộ trưởng ngoại giao là đủ chứ không cần tới nguyên thủ quốc gia.
Liên quan đến quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, Luật sư Vũ Đức Khanh, một người luôn theo dõi tình hình chính trị Việt Nam từ Canada thì cho rằng ông Trọng không có khả năng "tăng tốc" mối quan hệ này vì hạn chế về tuổi tác và ý thức hệ. Tuy vậy ông nhận xét:
“Với những gì chúng ta có thể quan sát được về mặt nổi trong quan hệ Việt - Trung và những căng thẳng đang có trên Biển Đông, khả năng một quan hệ tầm chiến lược toàn diện sẽ được nâng cấp trong chuyến thăm Nhà Trắng kỳ này của ông Trọng”.
Việt Nam kỳ vọng điều gì?
Tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 14/3/2019, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Vào cuối tháng 4/2019, Bộ Trưởng Công An CSVN Tô Lâm dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Việt Nam thăm Mỹ theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.
Tổng thống Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017.
Tổng thống Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017. AFP
Trong cuộc gặp với Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ David Hale, ông Tô Lâm nói: “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau.”
Đó là cách nói của ông Tô Lâm, còn với nhận định của giới chuyên gia về tình hình chính trị thì theo ông Phạm Chí Dũng, với tình hình Biển Đông như hiện nay, Việt Nam phải làm sao đạt được quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Mỹ, để bảo đảm rằng quốc gia đối trọng duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hỗ trợ chế độ cộng sản Việt Nam khai thác dầu khí. Ông nêu ra giải pháp:
“Nhưng muốn đạt được ý đồ trên, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại phải tính đến việc từ bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ‘ba không’ giáo điều và vô bổ của nó, nhất là hai nguyên tắc không liên kết với nước này để chống lại nước khác và không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam đã tự lấy đá ghè chân mình.”
Chính sách “3 không” của Việt Nam bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Việt Nam cho rằng chính sách này thể hiện Việt Nam giữ trạng thái cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.
Ở một nhìn nhận khác, ông Nguyễn Ngọc Già khẳng định rằng, trong chuyến thăm Mỹ lần này, phía Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ về mặt kinh tế với hai vấn đề quan trọng là thâm thủng mậu dịch và thao túng tiền tệ. Việt Nam không nên để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như Donald Trump đã từng cảnh báo.
Ngoài vấn đề kinh tế, một vấn đề nữa mà theo ông Việt Nam cần phải nắm lấy cơ hội ngay, đó là quốc phòng:
“Bây giờ họ không chần chừ được nữa, không có đường lui nữa với tình hình Bãi Tư Chính nói riêng và tình hình Biển Đông kết hợp với tình hình Hong Kong, Đài Loan…”
Ông Nguyễn Ngọc Già cũng nhận định thêm rằng, Việt Nam có thể thực hiện hay nhượng bộ một số điều để làm vừa lòng Hoa Kỳ, trừ nhân quyền và thể chế độc đảng:
“Một điểm duy nhất xuyên suốt mà theo tôi, những ai có quan tâm thời cuộc đều thấy rất rõ từ thời Trần Đại Quang làm Chủ Tịch nước, đó là họ sẵn sàng đáp ứng tất cả những yêu cầu của Hoa kỳ, nhưng họ chỉ mong muốn phía Hoa Kỳ phải tôn trọng thể chế độc đảng. Tôi nghĩ rằng trong thời điểm hiện nay, có thể Hoa Kỳ vẫn sẽ chấp nhận điều đó.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận xét rằng dù có “chiều” lòng Hoa Kỳ tới đâu, dù có thể hiện quan điểm mới của Việt Nam trong chính sách mà Việt Nam hay gọi là “đa dạng hóa, đa phương hóa” thì cũng không giải quyết được tình hình hiện nay cho Việt Nam, vì Việt Nam hiện vẫn là một nước nhỏ, kinh tế thì vẫn còn nghèo, quân sự thì hạn chế bên cạnh một cường quốc hung hãn như Trung Quốc:
Chính vì vậy mà hơn một tháng qua, ông Nguyễn Phú Trọng không hề lên tiếng trong vấn đề biển đảo. Tôi nghĩ rằng đó là thế thủ, chừa đường lui để tiếp tục quan hệ với Trung Quốc trong tương lai nếu Trung Quốc tạm chấm dứt, tạm đình chỉ hoặc thay đổi phương hướng của mình về tình hình Biển Đông.
Hôm 26/8/2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có những hành động xâm lấn cưỡng bức đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở vùng nước mà Việt Nam đòi chủ quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ gọi các hành động của Trung Quốc là chiến thuật bắt nạt các nước, đồng thời khẳng định cam kết của Mỹ trong việc tiếp tục bảo vệ các đồng minh và đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động kinh tế ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương.
Ý kiến (0)

TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 895

 
SƠN TRUNG
Chủ biên

Image result for CHÙA VĨNH NGHIÊM

  Chùa Vĩnh Nghiêm Saigon

S 895 

Ngày 9 tháng 9 năm 2019

SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN

Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử.

Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ VIỆT SỬ TÂN BIÊN.


Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản. Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia --lúc đó còn nằm trên đường Gia Long-- để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệu. Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Sài Gòn, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quý giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.
Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, đuợc dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Trị... Sau đó không lâu, ông được bổ nhậm vào chức vụ Trưởng Ban Quân Sử của Quân Lực VNCH, thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ông lần lượt được thăng đến cấp Đại tá và giữ nhiệm vụ này cho đến trước ngày miền Nam sụp đổ.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng của ông và dưới sự chỉ đạo của người viết sử sở trường và kinh nghiệm như ông, hẳn là Ban Quân Sử Quân Lực VNCH đã viết được những bộ sử chiến tranh VN cận đại quý giá, nhất là binh sử thời kỳ sau năm 1954 trở đi. Tôi nghĩ như vậy vì tôi biết ông Phạm Văn Sơn rất thận trọng, không thể khinh xuất trong nhiệm vụ của mình và càng không thể để cho thuộc cấp khinh xuất. Ngày trước ông thường bảo tôi: “Phải cố gắng làm sao cho mức độ trung thực và chính xác cao chừng nào tốt chừng đó, như vậy những điều mình viết về sử mới mong có thêm một chút giá trị. Việc sưu tập những sự kiện, chứng tích, tài liệu có độ xác tín cao nhiều chừng nào thì việc so sánh, nghiên cứu, lượng giá, đối chiếu... dễ chừng nấy”. Đó là lề lối làm việc nghiêm cẩn, thận trọng của ông. Vì vậy sau này, năm 1972, tôi đã không ngạc nhiên khi chiến trường An Lộc còn đang sôi động với những trận đánh đối tuyến chỉ cách nhau có một con đường, giành nhau từng góc phố --giữa các đơn vị VNCH và quân CS Bắc Việt-- khi những cơn pháo kích dữ dội của địch quân chưa giảm, khi không một chiếc trực thăng nào đáp xuống An Lộc mà không sợ tan xác, tôi đã thấy ông hiện diện ở chiến trường này để tìm hiểu sự thật viết về trận chiến khốc liệt đó.

Lúc bấy giờ, tôi là Trưởng Phòng 2, Bộ Tư Lệnh SĐ5BB --cũng là Bộ Tư lệnh Hành Quân Chiến Trường An Lộc-- của tướng Lê Văn Hưng, đã cung cấp cho Đại tá Phạm Văn Sơn những tài liệu, sự kiện “sống” nóng bỏng, chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên, muốn viết cho trung thực hơn, ông đã ở lại trong hầm chống pháo với tôi một đêm thức trắng để nghe tiếng đạn pháo của địch quân rơi trên đầu mình và xung quanh đâu đó, vừa hỏi tôi thật chi tiết về những sự kiện ghi trong nhật ký hành quân (mỗi phòng của Bộ Tư Lệnh Hành Quân đều có) kể cả tài liệu, cung từ tù binh của địch bắt được trong các trận đánh trước ở đó.

Sau khi ông rời An Lộc, không bao lâu mặt trận được giải tỏa, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu để gặp ông thì được biết ông đã ra Quảng Trị làm nhiệm vụ như đã làm ở An Lộc. Như vậy ông và những sĩ quan thuộc cấp trong Ban Quân Sử đã hiện diện ở khắp chiến trường lớn để tìm sự thật viết binh sử... Tôi nêu lên những chi tiết trên đây mong các bạn hình dung được tư cách khả trọng của một người viết sử chân chính, ông Phạm Văn Sơn, một người đã thành danh trong giới trí thức VN, để rồi tôi xin kể lại những ngày cuối cùng bi đát trước cái chết thảm thương của ông trong lao tù, dưới chế độ bất nhân, tàn độc của CSVN.

Ngày 30/4/75, như mọi người đều biết, Dương Văn Minh, một tổng thống phi hiến, tuyên bố đầu hàng CS Bắc Việt vô điều kiện, Quân Lực VNCH bị bức tử, buông súng, tan rã. Một số tướng lãnh, sĩ quan cấp tá, cấp úy tuẫn tiết. Tất cả những sĩ quan còn lại ở miền Nam vào lúc đó, bị dồn vào các trại tập trung tạm trong lãnh thổ miền Nam, cùng với các cấp chỉ huy cảnh sát, công chức cao cấp, các nhà hoạt động chánh trị trong các đảng phái miền Nam và các vị tuyên úy Công giáo, Tin Lành và Phật giáo trong QLVNCH. Một năm sau, CSBV đưa tất cả những người mà họ gọi là có “nợ máu nhiều nhất với nhân dân” ra miền Bắc, giam giữ và bắt lao động khổ sai ở những trại giam trong rừng sâu nước độc Thượng du và Trung du Việt Bắc. Một số sĩ quan và công chức khác còn bị giam giữ ở các trại cải tạo miền Nam. Tháng 6, năm 1976, đợt tù nhân đầu tiên bị đưa ra Bắc, trong đó có tôi, bị dồn cứng dưới khoang của những chiếc tàu thủy cận duyên cỡ nhỏ, loại chuyên chở của quân đội CSBV. Sau 4 ngày 4 đêm, tàu cập ở Bến Thủy thuộc Vinh. Từ đó vào nửa khuya, chúng tôi bị chuyển vào bờ, lần này thì bị dồn vào các toa tàu hỏa dùng để chở súc vật, lên phía Bắc. Ngày 15/6/76 -- ngày duy nhất mà tôi nhớ suốt 13 năm tù-- đúng một năm sau ngày tôi đưa đầu vào cùm ở trường Don Bosco ở Gò Vấp, trên chuyến tàu hỏa nói trên, qua một kẽ hở thật nhỏ của toa tàu, tôi đã nhìn thấy nhà thương Bạch Mai và ga Hàng Cỏ, những địa danh của Hà Nội mà tôi đã được đọc qua trong các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn thuở tuổi học trò. Hai sĩ quan tù nhân cấp Tá đã ngộp thở chết trong toa chở súc vật, quãng giữa đường Việt Trì - Yên Bái. Kể từ đó, có thêm hàng trăm tù nhân đi trên những chuyến tàu định mệnh này đã ngã xuống ở các Trại tù miền Bắc, vĩnh viễn không còn thấy được những chuyến tàu xuôi Nam... Trong số những người này có Sử gia Đại Tá Phạm Văn Sơn.

Một số tù nhân trên dưới một ngàn người trên các toa tàu này được đổ xuống ga Yên Bái; tôi cũng nằm trong số “” này. Từ ga Yên Bái, bộ đội CS dùng xe quân sự Molotova chuyển chúng tôi theo đường bộ lên Sơn La giam giữ ở các trại giam “quân quản” dành cho các sĩ quan miền Nam. Tôi ở đó được một năm rồi bị chuyển sang trại giam công an, cũng ở Sơn La, trong 2 năm nữa.

Năm 1979, trước cuộc chiến ngắn ngủi giữa Trung Cộng và CSVN không bao lâu, tất cả chúng tôi -- những tù nhân chính trị -- ở những trại giam trên các tỉnh biên giới phía Bắc và Tây Bắc được chuyển về các trại giam vùng Trung Du và các tỉnh phía nam, tây nam Hà Nội, như các trại giam Tân Lập (Vĩnh Phú), Nam Hà (Nam Định), Thanh Phong (Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh)... Sự chuyển dồn trại như vậy làm cho đời sống lao tù chúng tôi đã cơ cực càng cơ cực hơn, ăn đã đói càng đói hơn, mỗi người không có được đến 4 tấc chiều ngang để có thể nằm ngửa, phải nằm nghiêng chen chúc lẫn nhau mà ngủ sau mỗi ngày lao động nặng nhọc, nên phòng giam nào cũng hôi hám, thiếu ánh sáng, thiếu không khí đến ngộp thở. Bao nhiêu chứng bệnh ngặt nghèo nguy hiểm đã bộc phát trong anh em chúng tôi, thuốc men không có để trị bệnh. Mạng sống của mọi người bị Tử Thần rình rập từng ngày, từng đêm.

Đa số anh em chúng tôi được đưa về trại giam Tân Lập do công an quản chế, bây giờ đặt dưới sự chỉ huy của Trung tá Công an Nguyễn Thùy. Tân Lập là một hệ thống trại gồm một trại chính và nhiều phân trại thường được gọi là K, đánh số từ K1 đến K7, nằm rải rác hai bên bờ một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lô, chảy qua xã Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú. Tôi đến Tân Lập ngày nào năm đó, đã không còn nhớ nữa, chỉ nhớ là lúc đó trời đã bắt đầu trở lạnh... Dù vậy, sau mỗi buổi lao động vẫn phải theo mọi người ra những bãi vắng trên sông này để tắm trước khi về trại. Chính ở các bãi tắm này chúng tôi mới thấy hình hài khốn khổ của nhau, vì mọi người đều trần truồng. Trong khi số tù nhân từ Sơn La mới chuyển về, người ngợm còn chút thịt da, thì, những anh em tù đã ở trại giam K2/Tân Lập từ mấy năm trước thân thể chỉ còn da bọc xương... Đến hai bên mông là nơi lý ra phải còn có chút thịt, cũng chỉ thấy có xương xẩu nhô hẳn lên, trông thật thảm não. Khi tắm ai cũng rét run, vì cái lạnh của trời và nước làm cho mọi người thấu buốt ruột gan... bởi trong người không còn năng lượng đề kháng nào nữa.

Tôi nói lên những điều này để chỉ rõ chế độ quản chế, đối xử với tù nhân chính trị của trại giam Tân Lập cay nghiệt hơn bất cứ trại giam nào mà chúng tôi đã trải qua trước đó, mặc dù chúng tôi biết rằng với chế độ tập trung cải tạo, trại giam là nơi CSVN giết người kín đáo nhất, ít đổ máu nhất, bằng áp đặt khổ sai vắt sức, bằng bỏ đói trường kỳ... khiến cho tù nhân chết mỏi mòn vì kiệt sức, vì bệnh hoạn hay vì những lý do mờ ám khác nữa. Không một ai trong chúng tôi, lúc đó, thoát khỏi sự thách đố của định mệnh, của cái chết đến bằng nhiều cách ở bất cứ lúc nào. Ở Tân Lập, Trung tá Nguyễn Thùy và cán bộ Công an trại giam đã làm hơn những điều chúng tôi đã nghĩ, đã biết. Vì thế các tù nhân chính trị chết trong các phân trại Tân Lập nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Riêng ở phân trại K2, mấy tháng mùa đông cuối năm 1979, đầu năm 1980, mỗi ngày ít nhất cũng có 1 đến 2 tù nhân chết; con số tù nhân đến bệnh xá (không có một thứ thuốc men nào để trị bệnh), hằng ngày hơn 200 người, mục đích không phải là để xin trị bệnh, nhưng để được khám, chứng nhận là là “có bệnh” --khỏi đi lao động-- được ngày nào đỡ ngày đó, mặc dầu họ là những người bệnh thực sự cần phải được điều trị và miễn làm việc... chớ đừng nói là lao động nặng.

Tại K2/Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đã gặp lại Đại tá Sử gia Phạm Văn Sơn. Tôi đã nhìn thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông.

Chừng một tháng sau khi đến K2, một buổi trưa, tôi và một người bạn tù khác cùng đợi đến phiên phải lên phạn xá gánh cơm về cho anh em trong đội ăn sau buổi lao động; trong khi chờ đến lượt mình nhận cơm, tôi đã vơ vẩn đến bên ngoài hành lang của một căn phòng nhỏ cạnh phạn xá. Tôi thấy một người, nhận ra ông, mà cứ ngỡ là đôi mắt mình đã nhìn lầm. Ông chính là Đại tá Phạm Văn Sơn, vị chỉ huy trưởng ngày xưa của tôi. Ông chỉ còn là cái bóng âm thầm, một cái xác sắp mục nát, bất động, câm nín sau chấn song sắt, bên trong cửa sổ của căn phòng “cách ly”. Duy đôi mắt hiền hòa thì vẫn tinh anh như thuở nào. Rõ ràng ông đang hiện hữu như một tĩnh vật có linh hồn sáng suốt, đang nhìn ngắm mọi sự vật đổi thay, quay cuồng điên đảo với những nhận định xuyên suốt, những ý nghĩ sâu sắc, cao xa nào đó một cách hữu thức... Vì chính đôi mắt nhìn lắng sâu và sáng kia là “cửa sổ linh hồn”, cho tôi biết điều đó về ông.
Tôi nhìn ông và ông nhìn tôi.

Trong một thoáng, quá khứ như chỗi dậy; không biết vì mừng rỡ hay vì ngỡ ngàng xúc động, tôi chợt buộc miệng gọi lên:
- “Thầy”!

Chỉ một tiếng rồi lặng thinh. Tôi còn biết nói gì hay làm gì hơn khi mà... ai cũng biết rằng mình bất lực trước hoàn cảnh bất hạnh nào riêng của mỗi người. Mắt ông hình như sáng hơn, ông đã nhận ra tôi. Trong gương mặt đã biến dạng, sần sùi của ông, với đôi môi khẽ chớp động, tôi đã nhìn thấy một nụ cười. Ông đã hiểu rõ tâm trạng của tôi, tuy ông lặng lẽ không nói một lời nào.

Không một dấu hiệu, ông rời song cửa sổ. Chỉ chưa đầy một phút sau, cánh cửa ra vào của căn phòng nhỏ --đang khép hờ-- mở rộng ra. Ông đứng ở ngưỡng cửa, thẳng thớm như đứng giữa giang san của mình, một giang san thu hẹp đến thật nhỏ nhoi, lạnh lẽo, cô đơn... Với thế đứng vững vàng như vậy, ông đã cho tôi ý nghĩ là, chính nơi này, nơi thật nhỏ nhoi này, là nơi ông đã tìm ra nguyên ủy, phương trình giải quyết và kết luận cho một nan đề khó giải quyết nhất, hay ông đang ấp ủ một điều gì thật to tát trong tư tưởng của ông. Nhận xét của tôi không thể nhầm lẫn vì ngày xưa nhiều lần tôi đã nhìn vào mắt và tư thế của ông mà đoán đúng những gì ông định ra lệnh cho tôi hay muốn nói cùng tôi. Ở lần gặp lại này, tôi cũng cảm nhận được ý nghĩ của ông như thuở đó.

Tôi định bước vào hành lang, tiến đến gần ông nhưng kịp thấy ông nhìn tôi khẽ lắc đầu. Tôi dừng lại và ghi nhận đầy đủ hơn tín hiệu của căn bệnh ghê gớm đã và đang tàn phá cơ thể của ông. Ông đứng thẳng, hai tay chập lại để trước người. Những ngón tay đan chéo vào nhau. Chỉ nhìn tôi không nói một lời nào. Ngày đó, trời vẫn lạnh căm. Tuy nhiên, tôi nghĩ không phải vì trời lạnh mà ông trùm kín đầu bằng một chiếc khăn lông trắng đã trở màu vàng, bẩn và lấm tấm những vệt máu, mủ. Vòng khăn quấn kín cổ chỉ chừa có đôi mắt, mũi, miệng và một phần rất nhỏ ở hai bên má. Ông trùm kín mặt như vậy có lẽ để che bớt đi những vết lở lói trên mặt mình, bởi chứng bệnh nan y của ông. Thân thể gầy gò nhưng cộm lên vì mặc nhiều lớp áo quần bên trong. Bên ngoài, ông mặc một chiếc áo mưa màu nhà binh đã thật cũ, sờn rách một đôi nơi. Chân được bó lại bằng những mảnh vải quần áo cũ xé ra, dính đầy bụi đất và những vết máu, vết mủ. Chỉ có một phần mặt mũi và hai tay của ông lộ ra, các phần thân thể khác không thấy được. Và chỉ có vậy thôi, tôi cũng nhận ra rằng không phải ông mang chứng lở lói bình thường mà tôi đã từng thấy, từng biết. Mũi ông đỏ ửng, bóng; hai má cũng vậy, cộng thêm một số vết lở lói; lông mi ở mắt đã rụng. Hai bàn tay cũng có những vết lở tấy, nhưng các ngón tay đã co lại, móng tay nhiều ngón đã bị khuyết lại hay mất hết: Ông bị chứng phong hủi (leprosy) ở thời kỳ trầm trọng. Vì không có thuốc điều trị và vì điều kiện vệ sinh không thể có được trong tù nên bệnh phát triển rất nhanh. Đó là lý do tại sao chỉ mới đi tù trong vòng bốn, năm năm ông đã trở thành người tàn phế, bị cách ly riêng biệt. Có lẽ người ta gán cho ông chứng bệnh lở lói là để tránh sự loan truyền căn bệnh cùi trong trại giam. Vả lại ông bị “cách ly”, chỉ được ra ngoài vào những giờ mọi người đã đi lao động, không còn ai trong trại, nên ít ai biết rõ. Nhưng chính ông, ông biết rõ bệnh trạng của ông. Tôi nhìn ông thật lâu, trong lòng xót xa, không biết phải nói gì, làm gì. Vị sĩ quan cao cấp chững mực với quân phục chỉnh tề trang nghiêm ngày xưa nay đã mang hình hài của một người tàn phế mà ai cũng có thể gặp ở đâu đó. Đôi mắt tôi nói rõ sự thương cảm của tôi đối với ông. Và một lần nữa ông cười, nụ cười nhăn nhúm với một chiếc răng khểnh trong môi, như ông muốn nói với tôi rằng: -“Tôi chấp nhận định mệnh của tôi, nhưng tư tưởng của tôi đã vượt khỏi thân xác nhỏ nhoi tàn phế của tôi rồi. Anh đừng thương hại cho tôi.”

Sau nụ cười là ánh mắt nhìn tôi sâu hơn. Trong ánh mắt đó, tôi đã ghi nhận được sự thương xót của ông đối với tôi. Hình như ông đã nhìn thấy lại người sĩ quan thuộc cấp trẻ tuổi của ông ở những ngày xưa, còn độc thân, mặt còn non sữa, nhưng sáng sủa và nhanh nhẹn, đã từng lúc làm ông hài lòng, cùng từng khi khiến ông phải chỉ bảo... Ngày nay, hắn ta đã trở thành một người cằn cỗi, gầy ốm, lam lũ với áo quần chùm đụp rách rưới, má hóp, mắt thâm vì những ngày thiếu ăn, những đêm thiếu ngủ. Hơn thế nữa, hắn ta còn chưa biết phải làm gì trong cảnh tù đày và trong tương lai.

Tôi chưa biết nói gì thêm, làm gì thêm, ở buổi gặp lại ông trong hoàn cảnh khốn khổ đó, thì anh bạn cùng tôi đi lãnh cơm, tìm được tôi, thấy tôi đang đứng “nói chuyện” với Đại tá Sơn. Anh đến gọi tôi vì cơm anh đã lãnh xong để ngoài sân phạn xá. Tôi tần ngần một phút nhưng rồi cũng phải theo anh trở lại phạn xá gánh cơm về cho anh em ăn. Chúng tôi chào từ giã ông, không thấy ông trả lời. Tôi quay đi, mang theo nỗi buồn thật lớn. Anh bạn nói với tôi:
- “Đại tá Sơn đó, ông ta bị chứng bệnh nan y, vừa bị suyễn, bệnh tim và lao phổi. Ông không hề nói chuyện với ai.”

Tôi trả lời ngắn: -“Ông là boss cũ của tôi.”
Suốt ngày hôm đó tôi thẫn thờ vì những ý nghĩ miên man trong đầu óc tôi. Đêm đó cũng không thể ngủ được. Tôi suy nghĩ về ông và những ngày tù đày của chính bản thân tôi. Quả thật, trong lần đối thoại bằng mắt ở buổi gặp lại lạ lùng này, ông đã nói với tôi thật nhiều về thân phận của ông và của tôi. Tôi biết rõ ông đã vượt khỏi cái thân xác bệnh hoạn yếu đuối nhỏ nhoi của con người, dẫn phần tâm linh của ông đến một cõi an bình nào đó, như một tín đồ công giáo tin tưởng sự an bài của Đấng Tạo Hóa về định mệnh của mình. Hơn thế nữa, trong tư tưởng, ông không chỉ còn là một người viết sử bình thường, một sĩ quan bình thường, mà đã trở thành một triết gia lớn biết cả cội nguồn của dân tộc và tổ quốc. Tâm trí ông đã đi ra ngoài thân thể ông để đến một khung trời bao la nào đó, cao rộng, hay ít nhất cũng phủ trùm trên bờ cõi VN. Rõ ràng ông đã tìm được cho ông một lối thoát, sau khi đã trải qua đau khổ đến tột độ: thể xác nứt nẻ, nhức nhối vì bị gặm nhấm, rút tỉa bởi con máu độc hại của chứng bệnh nan y; bị bỏ đói khát lạnh lẽo, cô độc trong một nơi cách biệt đến trở thành câm nín. Bao nhiêu tháng ngày đau đớn oằn oại mà ông phải chịu đựng từng phút từng giây đó không đủ để ông trở thành một triết nhân hay sao, vả lại ông là một người thâm trầm, hiểu sâu học rộng... Dù sao thì ông cũng đã vượt thoát được đau khổ và tìm ra cho mình một con đường. Một ngày nào thoát khỏi gông cùm CS, nếu tấm thân tàn phế của ông còn hơi thở, thì biết đâu khối óc phong phú và tĩnh đạt của ông sẽ không giúp ông trở nên bất tử trong lòng mọi người, vì những điều chứa đựng trong đó sẽ có thể cho chúng ta những hiểu biết về lịch sử Việt Nam -- trong thế hệ chúng ta -- một cách xác đáng nhất, tường tận nhất, đáng suy gẫm nhất vì sao chúng ta đã đau khổ triền miên trong cuộc chiến tranh tàn khốc dai dẳng vừa qua. Hay xa hơn nữa, biết đâu ông cũng có thể cho chúng ta một triết lý nhân sinh rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân ông, khả dĩ giúp được nhiều người tìm ra sự an bình trong tâm hồn ở cuộc sống nhiều đau thương này.

Tôi yên tâm phần nào về ông, vì tôi biết, dù ông là kẻ chiến bại trong cuộc sống, nhưng lại là người chiến thắng chính bản thân mình. Còn tôi, ông đã nói cho tôi biết bằng ánh mắt, là ông thương cảm cho tôi, vì hình như ông biết rõ tôi đã và đang còn mù mờ, quờ quạng trong đáy ngục, trong lưu đày. Tôi chưa nghĩ gì cho hôm nay và cho ngày mai hơn là phải sợ lao động nặng nhọc sáng nay hay sợ bị đói lạnh chiều nay. Tâm trí, tư duy của tôi là một thứ bòng bong.

Tôi phải gặp lại ông, tôi phải học tấm gương của ông, phải biết nhận chịu cái đau buốt tận xương tủy, để nghiền ngẫm về lẽ sống và tìm cho mình một con đường thích hợp nhất mà bước đi. Từ ngày đó tôi định bụng hôm nào thuận tiện tôi sẽ đi tìm ông, vì ông ở phòng “cách ly” không phải lúc nào cũng tự tiện mà đến được. Cán bộ Công an trại giam cấm ngặt mọi tù nhân đến đó. Trong mấy ngày liền, sau các buổi lao động xong về trại, tôi đi theo các bạn lãnh cơm lên phạn xá, lảng vảng đến gần căn phòng cách ly mong nhìn thấy ông để đến gặp, nhưng lần nào cũng trở về không. Rồi một buổi chiều tôi trở lại đó, từ xa tôi đã thấy ông sau song cửa sổ, mắt đang nhìn ra xa xôi... cao hơn bờ tường rào của trại trước mặt ông. Tôi muốn nhìn ông cho rõ hơn nên bước thêm mấy bước nữa rồi dừng lại. Một chập rất lâu, ánh mắt ông vẫn thế, không thay đổi hướng. Ở hướng đó, mặt trời chiều đã xuống thấp, nắng đã nhạt, mấy áng mây thật mỏng, ráng hồng, còn vơ vẩn, rồi bỗng như bị gió giật xé, tan ra. Tôi chợt thấy ông rùng mình. Tôi tự nghĩ: “Chẳng lẽ mình nhầm hay sao khi nhận xét về ông ở buổi đầu tiên?” Không do dự nữa, tôi bước đến gần, đứng ngoài sân, trước hành lang, chào ông và khẽ hỏi:

-“Chào Thầy, hôm nay Thầy có khỏe hơn không?”
Ông quay lại nhìn tôi, nhẹ gật đầu nhưng không trả lời. Đôi mắt ông lại hướng về góc trời có một bóng mây vừa tan, một thoáng như mờ đi, như nghĩ ngợi, rồi chợt sáng hẳn ra nhìn thẳng hơn vào mắt tôi. Thầy. Thầy ơi! Tôi đã hiểu rồi. Tôi đã hiểu trong lòng Thầy nghĩ gì và Thầy muốn gì ở tôi. Lòng tôi trong một phút cảm thấy đau điếng. Tôi có nên nói đến những điều này cho các bạn nghe hay không? Liệu các bạn có tin rằng tôi nói bằng sự thật, bằng tấm lòng của tôi hay không? Thôi thì tôi cứ nói.

Ông đã cảm nhận được định mệnh của ông rồi. Hơn ai hết, ông hiểu rõ tình trạng sức khỏe của ông. Ông chỉ sợ mình như ráng mây mong manh kia, sẽ phải tan rã mất đi vội vàng. Thời gian quý báu không còn nữa đối với ông, ngọn đèn hắt hiu trong tim ông sắp tắt, nhưng ngọn lửa lớn trong óc ông, đang rực sáng, không có chỗ thoát ra. Bốn bức tường của nhà giam này thật cay nghiệt; cái hoài bão của ông, niềm ấp ủ đã hình thành trong tâm não ông cũng sẽ tan biến mà thôi. Ông không sợ bản thân ông bị tiêu hủy, ông chỉ sợ những điều đó bị tiêu diệt, tôi nghĩ như vậy. Với ánh mắt nhìn thẳng vào mắt tôi, tôi nhận ra hình như ông muốn ủy thác cho tôi một việc gì đó sau này --khi tôi ra khỏi bốn bức tường của trại giam-- chẳng hạn như sẽ thay ông viết lên những gì mà ông muốn để lại cho những thế hệ tương lai. Nếu quả thật điều này tôi đoán đúng, tôi cam đành chịu sự thất lễ đối với ông. Dù tôi hiểu ông, nhưng làm sao tôi có thể hiểu tường tận những gì tách bạch định hình trong tư tưởng của ông. Ông đã nghĩ gì, ông đã biết những gì --hẳn nhiên là phải rộng lớn và khúc chiết-- ông muốn viết những gì, làm cách nào tôi có thể biết được. Vả lại, những thứ ấy là những điều mà ông phải phấn đấu thật cam go với bệnh tật, với chính mình bao nhiêu năm trời, chịu đựng vô vàn đau đớn tủi nhục từ thể xác đến tâm não mới có được. Nó là của riêng ông. Làm sao tôi có thể cảm nhận được hết, khi mức độ thương đau của tôi có hạn; làm sao tôi có thể viết những điều ấy thành lời.

Sở năng của ông là viết sử. Ngay ở công việc này, nếu tôi có hiểu biết một đôi điều, thì với khả năng của tôi, tôi cũng không thể thay ông mà viết nổi hết cái cao xa rộng lớn của ông, cái sâu sắc phong phú của ông, cái chiết trung tinh túy của ông, cái kinh nghiệm dồi dào của ông về những gì phức tạp nhất, nhiêu khê nhất, khuất lấp nhất của lịch sử ở thời đại nhiễu nhương này. Nếu tôi cần thời gian để có được những ưu điểm trên đây như ông, thì sẽ bao lâu. Có lẽ suốt đời đến khi nhắm mắt, tôi cũng không có được. Hôm trước tôi gọi ông bằng “Thầy” để tránh tiếng gọi cấp bậc đã trở thành “không thích hợp” nữa. Hôm nay, tôi cũng gọi ông bằng chữ đó, cùng nghĩa. Xét cho cùng, tôi chưa đáng là học trò của ông trên nhiều phương diện. Tôi đành cam chịu sự bất lực rồi. Cái hy vọng giữ được cuộc sống của ông thật mong manh, cái hy vọng giữ sự hiểu biết trong trí não ông cũng không thể có... Rồi cát bụi sẽ trở về với cát bụi mà thôi... Bỗng nhiên tôi nghe mấy giọt nước mắt lăn trên má tôi.

Ông nhìn tôi lặng lẽ thở dài rồi quay đi...

Tôi trở về phòng giam của mình với tâm trạng buồn bã, mệt mỏi. Tôi muốn làm vui lòng cố nhân, muốn làm tròn bổn phận với một cấp chỉ huy tôi quý trọng, nhất là khi ông đang ở trong hoàn cảnh khốn cùng, nhưng tôi biết tôi kém tài, thiếu khả năng để khả dĩ hoàn thành sự ký ủy của ông.

Sau buổi chiều đó, lại một đêm và nhiều đêm khác nữa tôi mất ngủ. Dù ông muốn hay không, tôi cũng thương cảm cho ông, xót xa cho ông. Niềm trắc ẩn của tôi không ngoài việc tôi biết ông cảm thấy sức khỏe của ông đã cạn, ông biết ông sẽ không thể -- bằng cách nào đó, phổ cập được những gì đó thật hữu ích đã kết tinh trong não tủy của ông qua những tháng ngày đau khổ. Niềm hy vọng cuối cùng là ký thác những điều đó cho một ai đó có khả năng, cũng đã bị giập tắt. Sự cô đơn của ông bây giờ đã hoàn toàn. Tất cả đã quay lưng lại với ông. Bên ông có lẽ chỉ còn Thượng Đế là vị an ủi, là vị cứu tinh cuối cùng mà thôi. Con người đã không còn trong tầm mắt và niềm hy vọng của ông nữa, mãi mãi...

Sau đó không lâu, một buổi tối, bọn cán bộ trại tổ chức buổi chiếu bóng ngoài trời cho tất cả tù nhân xem ở cái sân rộng lớn giữa trại. Đêm ấy, trời đầy trăng sáng trong sương đêm loang loáng của mùa Đông. Hơn một nghìn tù nhân được xếp hàng ngồi theo đội của mình trong sân. Tuy nhiên, mọi người khi cần thiết cũng có thể tách ra đứng lên đi tiểu ở một vài nơi mà cán bộ trại giam CS đã chỉ định trước. Một nơi như vậy nằm bên trong bờ tường của phạn xá. Đây là cơ hội may mắn cho tôi. Khi phim chiếu được chừng một giờ --phim gì đó, tôi không còn nhớ-- tôi đứng lên đi về phía ở bờ tường vào phạn xá, đến chỗ đi tiểu. Nhìn không có ai, tôi bước thêm mấy bước nữa, dừng lại. Chỗ tôi đứng chỉ còn cách căn phòng nơi ông ở không đầy mươi bước. Tôi không có ý định gặp ông, chỉ muốn nhìn thấy ông mà thôi, và tôi đã nhìn thấy. Ông đứng bên trong cửa sổ, ở đó có ánh đèn le lói hắt ra, đang nhìn lên khung trời đầy ánh trăng bàng bạc trong sương. Giờ đó cũng gần khuya, ông vẫn thức, đứng nhìn trăng, nhìn trời. Tôi đã hiểu rõ hơn tâm sự của ông. Tôi đứng nhìn ông một lúc khá lâu, rồi sợ bị bọn cán bộ bắt gặp, tôi quay trở ra về chỗ ngồi của các bạn cùng đội và không xem gì được nữa ở những thước phim tuyên truyền còn lại. Tôi lơ đãng ngắm nhìn những vì sao xa xa, ngắm vầng trăng nhàn nhạt trên nền trời nhiều sương lành lạnh, diệu vợi, buồn man man.

- “Tin buồn!”

Tin buồn có nghĩa là trong anh em của chúng tôi có thêm một người vĩnh viễn nằm xuống, cũng có nghĩa là đội của chúng tôi phải xẻ thêm những tấm ván để đóng chiếc hòm tạm bợ bọc xác bạn bè, một điều không ai muốn, nhưng ai cũng tình nguyện làm để biểu lộ lòng thương xót với người đã ra đi. Biết đâu rồi ngày nào cũng đến lượt mình. Tâm lý trái ngược đa đoan là thế đó.ế đó.

Tôi nghe anh nói xong, định hỏi xem là ai, nhưng anh đã bảo tôi:

poids” lớn, dùng làm chất đốt ở bếp. Mỗi lần như vậy, họ đổ than đá ở phần sân ngoài bức tường, trước cửa vào nhà bếp. Bọn cán bộ ra lệnh cho ông hằng ngày dần dà chuyển hết những đống than đá đó vào bếp, trừ trường hợp trời mưa, phải chuyển gấp, chúng cho người phụ. Như vậy, một người bệnh trầm kha như ông vẫn bị chúng vắt sức lao động đến giọt máu cuối cùng. Hôm nay ông đã ngã xuống như trăm ngàn nạn nhân khác dưới chủ trương giết người siêu dã man này trong các trại giam CSVN.

Sau buổi giải lao, tất cả anh em trong đội cưa xẻ đều biết về cái chết thảm thương của ông. Ông đã mất rồi, đã về cõi thiên đường, đã mang theo sự chịu đựng và sự hiểu biết của ông vốn dĩ không hề tưởng là đã có trong con người mang nhục thể. Cái gì của Thượng Đế trả về cho Thượng Đế.g Đế.

Người ta ra lệnh xẻ gỗ đóng quan tài cho ông. Tôi nhận việc ấy với những giọt nước mắt chảy dài trên má. Chỉ còn một chút đáp đền này thôi, cố nhân ơi...


HÁT CHẦU VĂN CÔ BÊ THƯỢNG NGÀN

Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Nam Định và cả Việt nam đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1) và được công nhận là Di sản thế giới. Ở Huế cũng có hình thức chầu văn, nhưng giai điệu rất khác biệt so với các tỉnh Bắc Bộ. Từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX, thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1945), Huế là Kinh đô của cả nước đã kết tinh, hội tụ nhiều sắc thái văn hóa trong đó âm nhạc thấy khá rõ nét. Ngoài những làn điệu như hò, vè , lý, nhạc Cung đình, nhạc Nghi lễ thì hình thành một thể loại mới gọi là nhạc Chầu văn, gắn liền với tính ngưỡng thờ Mẫu mà dường như tách khỏi âm nhạc xứ Huế. Một nhà nghiên cứu có tên tuổi ở Huế đã không đồng ý việc đưa hát chầu văn Huế (còn gọi là chầu văn) vào chốn cung đình, cụ thể là các buổi dạ yến tiệc, cơm cung đình. Nhà nghiên cứu nọ còn nhấn mạnh: “Các hoạt động lễ nghi trang trọng càng không nên, bởi âm hưởng diễn xướng của hầu văn rộn ràng hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp”. Lý do mà nhà nghiên cứu đưa ra để “cấm cản” hầu văn là do loại hình này “gắn với văn hoá tâm linh, thường được diễn tại miếu điện”. Cũng trên Báo Thừa Thiên Huế số 940 Cuối tuần ra ngày 25 đến 28/1/2018, tác giả Hiền An lại tiếp tục nêu vấn đề hát chầu văn Huế trong không gian nào là phù hợp:
  1. Chầu văn Huế “cải biên” không phải là ca Huế, nên không thể giới thiệu trong một chương trình ca Huế thuần túy. Nó chỉ nên được giới thiệu trình diễn chung trong một chương trình âm nhạc truyền thống.
  2. Trong yến tiệc cung đình “phục nguyên” không trình diễn hát văn “cải biên”, vì nó không phải là âm nhạc cung đình. Trường hợp buổi yến tiệc đó tổ chức ở chốn cung đình, nhưng không phải là “phục nguyên” (phục dựng như cũ) thì có thể trình diễn hát chầu văn “cải biên”.
  3. Chầu văn Huế “cải biên” được trình diễn ở bất kể đâu, kể cả chốn cung đình xưa, trong các lễ hội lớn (như Festival Huế); các liên hoan, hội diễn nghệ thuật… Sở dĩ như vậy là bởi, chầu văn Huế “cải biên” đã không còn làm chức năng là một loại hát tín ngưỡng; lúc này nó thuần túy là một tiết mục âm nhạc truyền thống. Lúc này, không gian diễn xướng, vũ đạo, trang phục, lời ca… không phải là một trình diễn của một buổi “hầu đồng”. Còn như nhà nghiên cứu nào đó lo rằng “âm hưởng diễn xướng hát văn rộn ràng, hơi thiếu nghiêm túc, ít phù hợp” với chốn cung đình, cũng không nên “băn khoăn” làm gì. Mười bản tấu (còn gọi là Mười bản ngự, Thập thủ liên hoàn…) vốn được tấu lên ở cung đình Huế trong các buổi yến tiệc, đón tiếp của triều đình còn có những điệu nhanh, mạnh, dồn dập, như xuân phong, long hổ, tấu mã, còn “rộn ràng” hơn các điệu hát chầu văn Huế rất nhiều!

Phân loại

Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền:
  • Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa...) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
  • Hát hầu, trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì mới thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên. Một số bài hát văn hầu phổ biến như "Cô Đôi Thượng Ngàn",...
  • Hát văn cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương.
Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai quang) cho thanh sạch.

Trình bày

Chầu văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên đồng. Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh, ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.

Phần lời của chầu văn

Bài hát văn luôn phải ăn khớp với người lên đồng
Mannequin mặc phục trang của người hầu đồng Mẫu Thoải
Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói…
Lời của các bản văn thường có nội dung ca ngợi công đức, kể sự tích các thánh, khen vẻ đẹp ngoại hình và thú phong lưu của các vị ấy, đồng thời tả cảnh và xin được ban ơn phù hộ.

Âm nhạc

Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ hầu đồng. Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn làm cho buổi lễ sống động. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng[1]
Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la, ngoài ra còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, , đàn bầu,...
Hát văn thường được nhắc tới kèm hai địa danh là Hà NộiNam Định, song hát văn Hà Nội hay hát theo lối bay bướm hơn hát văn Nam Định. Hát văn Nam Định thường đơn giản mộc mạc.

Thứ tự trình diễn

  • Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
  1. Mời thánh nhập
  2. Kể sự tích và công đức
  3. Xin thánh phù hộ
  4. Đưa tiễn
Bài hát thường chấm dứt với câu: "Xe loan thánh giá hồi cung!"

Các làn điệu và tiết tấu

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…
Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh …..
Mỗi giá hầu thường có một số điệu hát riêng, như các giá về Thiên phủ hay Địa phủ thường dùng dọc, phú, giá về Thoải phủ thường là cờn, còn các giá Nhạc Phủ là Xá.
  • Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ được hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
  • Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
  • Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
  • Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
  • Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
  • Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
  • Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
  • Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
  • Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
  • Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
  • Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
  • Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.
Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số[2]
Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

Một số nghệ nhân hát văn nổi tiếng

Các nghệ nhân hát văn nổi tiếng đa phần đều ở Hà Nội và Nam Định.

Hà Nội

Nghệ nhân Cả Mã
Nghệ nhân Vĩnh Hàng Tre - Tâm Cẩn
Nghệ nhân Phạm Văn Kiêm: Ông đã có công bảo tồn, sưu tầm và sáng tác nhiều bản văn, cho thu âm và dành nhiều tâm huyết cho nghệ thuật này.
Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha: Trước ông tham gia làm nhạc công đoàn cải lương
Nghệ nhân Lê Bá Cao Thường tín-Hà nội

Nam Định

NSND Bùi Trọng Đang: Nghệ sĩ chèo giỏi đàn hát chầu văn
NSUT Kim Liên - Thế Tuyền: Cặp đôi hát - đàn quê Nam Định nổi tiếng, từng công tác tại Đài TNVN
Các Nghệ sĩ Thanh Long, Khắc Tư, Xuân Hinh, Trọng Quỳnh...

Huế

Ca sĩ Vân Khánh, nhóm Mặt Trời Mới, nghệ sĩ Hoài Linh.

Thông tin thêm

Chầu văn cũng được nhắc tới trong các bộ phim và bài hát Việt Nam như trong bài Nghe em câu hát văn chiều nay của nhạc sĩ Nguyễn Cường, hay đoạn hát văn " Tống Biệt" trong phim Mê Thảo, thời vang bóng...

Một số tác phẩm

Chú thích

  1. ^ Phần giới thiệu hát văn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
  2. ^ Đàm Quang Minh & Patrick Kersalé. Viêt-Nam du Nord: Chants de Possession. Paris: Buda Musique, 1995.


.
.