Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Saturday, 24 August 2019

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thành lập chính quyền đến nay, đấu đá nội bộ một mất một còn ở cao tầng vẫn không hề dừng lại. Truyền thông Mỹ tiết lộ, Đặng Tiểu Bình căm ghét Mao Trạch Đông, sau khi Đặng nắm quyền, không chỉ gắng sức giết hại Giang Thanh (vợ của Mao) mà còn trả thù cả con gái của Mao là Lý Nạp, ngay cả Dương Thượng Côn cũng phải chỉ trích hành động của Đặng Tiểu Bình.
ADVERTISEMENT
Ảnh chụp ông Đặng Tiểu Bình  đang ngậm điếu thuốc lá vào năm 1984 (Nguồn: Getty Images) 
Sau khi Đặng Tiểu Bình nắm thực quyền trong ĐCSTQ, dù vẫn kiên trì “tư tưởng Mao Trạch Đông” nhưng Đặng Tiểu Bình kỳ thực rất căm ghét Mao Trạch Đông, ông ta không chỉ cố gắng “trảm” vợ của Mao là Giang Thanh. Đối với thế hệ sau của Mao cũng tìm mọi cách để gây khó dễ, khiến cho con gái của Mao Trạch Đông và Giang Thanh là Lý Nạp phải sống cuộc sống thê thảm, cuộc sống khó khăn của Lý Nạp thậm chí còn khốn khổ hơn cả người dân bình thường khác.
Bên cạnh việc Giang Thanh bị xử tù chung thân, Lý Nạp cũng bị đuổi khỏi Trung Nam Hải, và mất tích bí ẩn suốt 5 năm. Sau khi khôi phục lại tự do, Lý Nạp lại bị bệnh tật quấn lấy thân. Trước khi Giang Thanh tự sát, do Lý Nạp bị nhiều loại bệnh mạn tính nên cần phải trị liệu và điều dưỡng, vì thế mà đã tốn hàng nghìn Nhân dân tệ để chữa trị. Nhưng khi Lý Nạp đến đơn vị để thanh toán tiền viện phí thuốc thang, thì phần lớn tiền thuốc không được thanh toán, cần phải tự chi trả.
Lý Nạp nhìn tiền nợ khám bệnh, không biết làm gì hơn, chỉ đành căng đầu viết một bức thư cho Trung ương ĐCSTQ, hỏi về việc cô có quyền kế thừa tài sản của bố mình là Mao Trạch Đông khi còn sống hay không, nhất là tiền nhuận bút. Lý Nạp cho biết bản thân cũng không dám có nhiều đòi hỏi gì, chỉ muốn kế thừa một phần tài sản của Mao, hy vọng có thể lấy được vài nghìn tệ từ tiền nhuận bút của bố mình để bù vào chi phí trị bệnh đang nợ.
Tuy nhiên, không ngờ sau khi báo cáo cho Đặng Tiểu Bình xử lý, Đặng Tiểu Bình lại nói một câu lạnh lùng, tài sản trong quá khứ của Mao Trạch Đông “đều là tài sản của đảng và quốc gia, bất kỳ cá nhân nào cũng không được phép lấy”.
Sau khi Lý Nạp bị từ chối, cô lại thông qua con trai của Dương Thượng Côn là Dương Chiêu Minh để cầu cứu Dương Thượng Côn, Dương Thượng Côn nói với người nhà của mình rằng Đặng Tiểu Bình là người “không đủ phúc hậu”.
Khi đó, Dương Thượng Côn đang giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy kiềm Tổng thư ký Quân ủy, là trợ lý số 1 của Chủ tịch Quân ủy Đặng Tiểu Bình.
Từ khi Mao Trạch Đông qua đời, thường ngày Lý Nạp đi bộ trên đường phố Bắc Kinh, vẫn luôn mặc chiếc áo màu xanh đã giặt đến nỗi bạc cả màu và chiếc quần quân đội ống rộng, một dáng bộ chán nản khốn khổ giống như hình ảnh một lão bà bình dân lạc hậu so với thời đại. Bộ dạng này của Lý Nạp khiến người ta không thể nào liên tưởng đến hình tượng liên lạc viên của Mao Trạch Đông thời Cách mạng Văn hóa, Tổng biên tập “Báo Quân đội giải phóng”, Phó bí thư thị ủy Bắc Kinh.
Còn cháu ngoại của Mao Trạch Đông, con trai của Lý Nạp là Vương Hiệu Chi, từ nhỏ đã phải cùng mẹ đi nhặt loại rau rẻ tiền nhất trên đường phố Bắc Kinh. Khi nhìn thấy dưới sạp bán rau ở chợ có người vứt rau nát ở dưới, liền nhanh chóng nhặt cho vào giỏ của mẹ. Khi người bán hàng ngoài chợ dùng ánh mắt thương hại để nhìn đứa trẻ đang trong độ tuổi đi học, cô ta không dám tin rằng đây lại là cháu ngoại của Mao Trạch Đông.
Vương Hiệu Chi nhớ lại về bản thân mình và nói, trong những năm mà gia đình xảy ra những biến cố lớn, anh vừa mới bắt đầu biết nhận thức thì cũng học được “nhìn sắc mặt người khác”, “Khi đó, tôi cảm thấy bản thân mình là đứa trẻ luôn làm sai việc gì đó, bởi vì ánh mắt của người khác cứ chăm chăm vào tôi.”
Từ những chuyện nhỏ này đã chứng minh một cách đầy đủ nhất về thù hận của Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông xác thực là đến mức không còn gì có thể hơn được nữa. Bởi vì vợ chồng Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa” khiến con trai cả của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương phải nằm liệt giường, từ đó Đặng Tiểu Bình căm ghét cả con cháu đời sau của Mao Trạch Đông.
Hành vi trả thù đối với người nhà của Mao Trạch Đông cũng giống y như năm xưa Mao Trạch Đông báo thù Bành Đức Hoài. Khi đó, Mao Trạch Đông vì con trai cả tử nạn ở chiến trường Bắc Triều Tiên, nên đã trút giận lên Bành Đức Hoài. Năm 1959, Mao bãi chức của Bành Đức Hoài, thời kỳ Cách mạng Văn hóa lại chỉnh đốn Bành Đức Hoài đến chết.
Điều trở thành đối lập rõ ràng với “công chúa” Lý Nạp chính là, sau khi Đặng Tiểu Bình lật đổ thành công Hoa Quốc Phong, trở thành “gia đình số 1”, toàn bộ thành viên nhà họ Đặng Tiểu Bình nhanh chóng bắt đầu trở thành “giàu có hàng đầu”.
Giữa những năm 1980, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, con trai Đặng Phác Phương của Đặng Tiểu Bình bị bức hại đến nỗi không đứng nổi dậy, khi đó, đến Sân bay Bắc Kinh tiễn người, Đặng Tiểu Bình ngồi một chiếc xe Mercedes đắt tiền, đi theo phía sau là một chiếc xe nhập khẩu từ Nhật Bản, chuyên môn vận chuyển xe lăn đặc biệt được gửi về từ Canada. Còn khi đó, rất ít người Trung Quốc nghe nói đến đẳng cấp và giá trị của hai chiếc xe này.
Trí Đạt
Xem thêm:
Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào?
Tin chọn lhttps://trithucvn.net/trung-quoc/dang-tieu-binh-cam-ghet-mao-trach-dong-am-tham-tra-thu-nguoi-nha-mao.html

No comments:

Post a Comment