Khủng hoảng Việt-Trung: Cơ hội chuyển đổi
CỠ CHỮ
22.05.2014
Sự kiện Trung Quốc lập giàn khoan dầu nước sâu HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam đã làm căng thẳng quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam bày tỏ thái độ quyết liệt hơn
trước sự hung hăng của Trung Quốc và đề ra các giải pháp cải cách cụ
thể nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ngày 2 tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã điều hơn 80 tàu thuyền và máy bay yểm trợ để đặt giàn khoan HD-981 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu vào bên trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có thể đây là chiến lược mà Trung Quốc tiến hành nhằm trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “khiêu khích” một cách rất ngoại giao. Trong khi đó, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra tuyên bố chung rằng họ “quan ngại nghiêm trọng trước các diễn biến phức tạp tại khu vực Biển Đông” nhưng không đề cập đích danh đến Trung Quốc.
So với cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine thì vấn đề Biển Đông vẫn chưa phải là sự kiện cấp bách để gây sự chú ý hoặc can thiệp của phương Tây. Cho đến thời điểm này, bất chấp phản ứng từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh (trong một thông cáo riêng), Trung Quốc vẫn tiếp tục hành vi xâm phạm lãnh hải của Việt Nam. Thậm chí, Bắc Kinh còn quay sang chỉ trích Hà Nội cố tình khuấy động bạo lực.
Việc va chạm giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam vừa qua cũng như việc Trung Quốc đưa tàu vào hải cảng Việt Nam để di tản kiều dân của họ cho thấy tình hình ngày càng trở nên căng thẳng và nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi Trung Quốc gửi hơn cả tàu chiến và không quân để ngang ngược áp đặt chủ quyền của họ tại khu vực này.
Mặc dù giàn khoan chỉ được đặt tạm thời cho đến tháng Tám và dùng để đo lường phản ứng của Hà Nội nhưng tổng thể vụ việc có thể dẫn đến xung đột vũ trang và đe dọa hòa bình trong cả khu vực.
Trung Quốc toan tính rằng với “tình đồng chí” giữa hai nước, Việt Nam chỉ lên tiếng chỉ trích chứ không đi xa vào việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, các diễn biến ngoài biển có thể khó lường và bất kỳ một hành động thiếu tính toán nào cũng có thể bùng nổ thành cuộc hải chiến đẫm máu tương tự như những năm 1974 và 1988.
Cơ hội để thay đổi
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ chung một ý thức hệ nhưng căng thẳng giữa hai nước đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Các vụ cắt cáp tàu bè và bắt giữ ngư dân Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần minh chứng cho sự lấn áp từ phía Bắc Kinh.
Tuy có những ý kiến cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện bị chia rẽ trầm trọng giữa nhóm bảo thủ thân Trung Quốc và những thành phần ủng hộ cải cách hệ thống nhích lại gần với phương Tây, nhưng trước sự thách thức to lớn liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ thì đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh rằng mình là nước đáng tin cậy trong cách xử lý cuộc khủng hoảng thay vì cục bộ tranh giành sự ảnh hưởng giữa các phe nhóm khác nhau. Thay vì tiếp tục lo sợ gây mất lòng tin hay thiệt hại giữa mối quan hệ Việt–Trung, lãnh đạo Việt Nam cần nghĩ về danh dự của cả dân tộc và hành xử quyết liệt vì rõ ràng đây là hành vi xâm lược trắng trợn.
Các lãnh đạo Việt Nam – mà thực chất là Đảng Cộng sản Việt Nam – cần học bài học trong quá khứ và dứt khoát đứng về phía nhân dân, cùng với nhân dân bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ thay vì tiếp tục giao hảo cho quyền lợi riêng giữa hai đảng cộng sản.
Chính danh và chủ quyền
Trung Quốc đã, sẽ và luôn là mối thách thức lớn đối với nền hòa bình của Việt Nam. Việt Nam không thể đứng nhìn và cũng không thể ngồi chờ Trung Quốc tự rút giàn khoan. Đã đến lúc lãnh đạo cộng sản Việt Nam nắm bắt cơ hội để thay đổi và thực sự cùng với nhân dân bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Khởi động sức mạnh toàn dân và tình đoàn kết trên dưới một lòng của người Việt trong lẫn ngoài nước là nền tảng vững chắc cho mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Và việc này chỉ có thể thực hiện nếu Việt Nam có một chính quyền chính danh đúng nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân thực sự được đề cao và hiến định.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngày 2 tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã điều hơn 80 tàu thuyền và máy bay yểm trợ để đặt giàn khoan HD-981 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu vào bên trong lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Có thể đây là chiến lược mà Trung Quốc tiến hành nhằm trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “khiêu khích” một cách rất ngoại giao. Trong khi đó, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra tuyên bố chung rằng họ “quan ngại nghiêm trọng trước các diễn biến phức tạp tại khu vực Biển Đông” nhưng không đề cập đích danh đến Trung Quốc.
So với cuộc khủng hoảng ở Syria và Ukraine thì vấn đề Biển Đông vẫn chưa phải là sự kiện cấp bách để gây sự chú ý hoặc can thiệp của phương Tây. Cho đến thời điểm này, bất chấp phản ứng từ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh (trong một thông cáo riêng), Trung Quốc vẫn tiếp tục hành vi xâm phạm lãnh hải của Việt Nam. Thậm chí, Bắc Kinh còn quay sang chỉ trích Hà Nội cố tình khuấy động bạo lực.
Việc va chạm giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam vừa qua cũng như việc Trung Quốc đưa tàu vào hải cảng Việt Nam để di tản kiều dân của họ cho thấy tình hình ngày càng trở nên căng thẳng và nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi Trung Quốc gửi hơn cả tàu chiến và không quân để ngang ngược áp đặt chủ quyền của họ tại khu vực này.
Mặc dù giàn khoan chỉ được đặt tạm thời cho đến tháng Tám và dùng để đo lường phản ứng của Hà Nội nhưng tổng thể vụ việc có thể dẫn đến xung đột vũ trang và đe dọa hòa bình trong cả khu vực.
Trung Quốc toan tính rằng với “tình đồng chí” giữa hai nước, Việt Nam chỉ lên tiếng chỉ trích chứ không đi xa vào việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, các diễn biến ngoài biển có thể khó lường và bất kỳ một hành động thiếu tính toán nào cũng có thể bùng nổ thành cuộc hải chiến đẫm máu tương tự như những năm 1974 và 1988.
Cơ hội để thay đổi
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ chung một ý thức hệ nhưng căng thẳng giữa hai nước đã từng xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Các vụ cắt cáp tàu bè và bắt giữ ngư dân Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần minh chứng cho sự lấn áp từ phía Bắc Kinh.
Tuy có những ý kiến cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện bị chia rẽ trầm trọng giữa nhóm bảo thủ thân Trung Quốc và những thành phần ủng hộ cải cách hệ thống nhích lại gần với phương Tây, nhưng trước sự thách thức to lớn liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ thì đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh rằng mình là nước đáng tin cậy trong cách xử lý cuộc khủng hoảng thay vì cục bộ tranh giành sự ảnh hưởng giữa các phe nhóm khác nhau. Thay vì tiếp tục lo sợ gây mất lòng tin hay thiệt hại giữa mối quan hệ Việt–Trung, lãnh đạo Việt Nam cần nghĩ về danh dự của cả dân tộc và hành xử quyết liệt vì rõ ràng đây là hành vi xâm lược trắng trợn.
Các lãnh đạo Việt Nam – mà thực chất là Đảng Cộng sản Việt Nam – cần học bài học trong quá khứ và dứt khoát đứng về phía nhân dân, cùng với nhân dân bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ thay vì tiếp tục giao hảo cho quyền lợi riêng giữa hai đảng cộng sản.
Chính danh và chủ quyền
Hàng ngàn người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đã lần lượt xuống đường
phản đối Trung Quốc xâm lược và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra
khỏi biển Việt Nam. Chính quyền đã cố gắng bày tỏ thái độ rằng họ không
bị lệ thuộc vào Trung Quốc và khuyến khích nhân dân biểu tình ôn hòa,
một phần nhằm xoa dịu sự bất mãn và lòng tin của nhân dân đối với sự độc
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đang được người dân đặt ra rằng liệu chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo có đủ tính chính danh để đại diện cho nhân dân chống giặc ngoại xâm và giành lại chủ quyền?
Trong những ngày tới, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự tìm thấy họ trong thế tiến thoái lưỡng nan trước vấn đề Biển Đông. Mặc dù biết rằng cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích hành động ngang ngược của Trung Quốc nhưng vẫn chưa có nước nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Việt Nam rất cô độc trong việc đối đầu với Trung Quốc.
Khác với Philippines và một số nước khác trong khu vực, Việt Nam có thể là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nhưng vẫn thiếu các đồng minh đáng tin cậy. Chính sách đối ngoại cục bộ hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã buộc cả dân tộc phải đối mặt với những thách thức một cách đơn độc.
Đây là lúc để Việt Nam tiến hành cải cách để có khả năng bảo vệ chủ quyền hữu hiệu hơn. Việc giao hảo giữa hai đảng cộng sản chỉ tạo thêm lợi thế để Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam xứng đáng có một chính quyền có trách nhiệm do người dân chính thức ủy quyền thông qua bầu cử công bằng để đáp ứng hiệu quả trước các sự kiện như thế này.
Ngoài việc chính quyền đứng về phía nhân dân để phản ứng quyết liệt trước hành vi xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam nên chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế theo Chương XV của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa và trong phạm vi của luật pháp quốc tế sẽ phần nào giúp hóa giải những gút mắc cho tất cả các bên có liên quan. Trong trường hợp Việt Nam không thành công trong việc sử dụng các phương pháp ngoại giao và pháp lý để yêu cầu Trung Quốc loại bỏ giàn khoan thì câu hỏi đặt ra rằng liệu có nên sử dụng vũ lực?
Tuy nhiên, câu hỏi lớn đang được người dân đặt ra rằng liệu chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo có đủ tính chính danh để đại diện cho nhân dân chống giặc ngoại xâm và giành lại chủ quyền?
Trong những ngày tới, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự tìm thấy họ trong thế tiến thoái lưỡng nan trước vấn đề Biển Đông. Mặc dù biết rằng cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích hành động ngang ngược của Trung Quốc nhưng vẫn chưa có nước nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Cho đến thời điểm này, Việt Nam rất cô độc trong việc đối đầu với Trung Quốc.
Khác với Philippines và một số nước khác trong khu vực, Việt Nam có thể là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nhưng vẫn thiếu các đồng minh đáng tin cậy. Chính sách đối ngoại cục bộ hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã buộc cả dân tộc phải đối mặt với những thách thức một cách đơn độc.
Đây là lúc để Việt Nam tiến hành cải cách để có khả năng bảo vệ chủ quyền hữu hiệu hơn. Việc giao hảo giữa hai đảng cộng sản chỉ tạo thêm lợi thế để Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam xứng đáng có một chính quyền có trách nhiệm do người dân chính thức ủy quyền thông qua bầu cử công bằng để đáp ứng hiệu quả trước các sự kiện như thế này.
Ngoài việc chính quyền đứng về phía nhân dân để phản ứng quyết liệt trước hành vi xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam nên chính thức đệ đơn kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế theo Chương XV của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa và trong phạm vi của luật pháp quốc tế sẽ phần nào giúp hóa giải những gút mắc cho tất cả các bên có liên quan. Trong trường hợp Việt Nam không thành công trong việc sử dụng các phương pháp ngoại giao và pháp lý để yêu cầu Trung Quốc loại bỏ giàn khoan thì câu hỏi đặt ra rằng liệu có nên sử dụng vũ lực?
Trung Quốc đã, sẽ và luôn là mối thách thức lớn đối với nền hòa bình của Việt Nam. Việt Nam không thể đứng nhìn và cũng không thể ngồi chờ Trung Quốc tự rút giàn khoan. Đã đến lúc lãnh đạo cộng sản Việt Nam nắm bắt cơ hội để thay đổi và thực sự cùng với nhân dân bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Khởi động sức mạnh toàn dân và tình đoàn kết trên dưới một lòng của người Việt trong lẫn ngoài nước là nền tảng vững chắc cho mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Và việc này chỉ có thể thực hiện nếu Việt Nam có một chính quyền chính danh đúng nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân thực sự được đề cao và hiến định.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment