Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 7 May 2014

CƯ SĨ TIỂU ĐỆ ** TÌM HIỂU PHẬT TÍCH

    TÌM HIỂU PHẬT TÍCH

Cư sĩ Tiểu Đệ




LTS :  Bài TÌM HIỂU PHẬT TÍCH & LỜI PHẬT DẠY xem như bài TÌM HIỂU SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA 2, nhầm để bổ túc cho bài 1, bởi vì SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA rất nhiều, không thể gom góp lại thành một bài viết, cho nên mới có bài này để quý độc giả và thân hữu khắp nơi nhàn lãm hay bổ khuyết khi cần cho hoàn hảo hơn, bởi vì, mỗi người có cái nhìn phiếm diện khác nhau.


Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ-Ni (Lumbini)
Như chúng ta đã biết, nước Ấn Độ là nơi sanh trưởng của thái tử Tất Đạt Đa và cũng là nơi Xuất thế, Giác ngộ và Nhập diệt của Đức Phật, đất nước này nhìn chung chúng ta thấy đời sống hiện nay vẫn còn quá cách biệt giữa sự giàu nghèo, không khác thiên đàng và địa ngục.

 


Cảnh các người đi xin ngồi từng đoàn và phong tục thờ các thú vật, đặc biệt thờ các con Bò vẫn còn đó, không những thờ Bò mà con trân quý cả cứt Bò nữa, họ lấy cứt Bò trộn với đất để phơi khô, làm nhà và đôi khi làm như củi để nấu nướng nữa, xem như nơi nào trong nhà cũng có cứt Bò xung quanh. Ngoài ra, còn thấy những người con gái đã lập gia đình thì có chấm đỏ ở nơi chân tóc trên tráng, để biết người này đã được cha mẹ chọn chồng. Hơn nữa, thường thấy đa số người Ấn Độ, có chấm đỏ ở giữa chân mài, họ giải thich chấm đỏ này để được may mắn và bình an do thần linh hộ độ. Đó là, tục lệ của những người Hindu chiếm đa số ở Ấn Độ không phải theo Đạo Phật Thích Ca.

Cách đây 2.636 vào năm 624 trước công nguyên, khi Bà hoàng hậu Maha Maya (Mahamaya), sắp đến ngày sanh thái tử Sỉ Đạt Đa (Siddhartha), có xin phép nhà vua trở về quê nhà để sanh theo đúng cổ tục của Ấn Độ, đàn bà có chồng lúc sanh nở phải trở về nhà cha mẹ, khi đi đến khu Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ-Ni (Lumbini), cách thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu) khoảng 15km, của vua Thiện Giác, thuộc nước Ấn Độ, nay là xứ Rumini dhehi, thuộc quản hạt Aouth, phía Tây Nam thuộc nước Népal, Bà cho đoàn xa giá ngừng lại để nghỉ ngơi, Bà nhìn thấy một đóa hoa Vô Ưu màu trắng tuyệt đẹp nở ra duy nhứt sau cả ngàn năm cây cổ thụ đã tồn tại ở công viên này (theo người địa phương kể lại), rồi đưa tay trái ra để định hái hoa này làm động bào thai, từ đó trong nách Bà hạ sanh ra thái tử Sỉ Đạt Đa (Siddhartha), lúc mặt trời vừa mọc, nhằm đúng ngày có đêm trăng tròn tháng hai (Vesak) của Ấn Độ, Theo lịch Ấn Độ, tháng Vesak tương đương với tháng 4 âm lịch Trung Hoa.

Sau khi sanh ra được 7 ngày thì Hoàng Hậu tức thân mẫu của Ngài qua đời, cho nên Ngài được bà dì Maha Ba Xà Ba Đề (Maha Pajapati Gotami), trực tiếp nuôi nấng, dạy dỗ theo lời trăn trối của Hoàng Hậu, tên riêng của Ngài là Sỉ Đạt Ta (Tất Đạt Đa), tên giòng họ Ngài là Gotama (Cồ Đàm). Vì giòng họ nầy thuộc bộ lạc Sakya (Thích Ca), cho nên sau nầy có danh hiệu Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) thuộc bộ lạc Thích Ca.
Ngài sanh ra đi 7 bước, mỗi bước có hiện ra một hoa sen nâng đở chân Ngài và tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất bằng ngón tay trỏ, Ngài đọc bài kệ như sau:

Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã độc tôn

Nhất thiết chúng sanh

Giai hữu Phật tánh


Tạm dịch:

Trên trời và dưới đất
Chỉ có ta trên hết
Tất cả chúng sanh đều
Có tánh thể trí huệ.

Sau khi bài TÌM HIỂU SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA 1 được đăng tải phổ biến, có người gởi các bài kệ khác nữa, để tham khảo thêm như sau :

1- Trường A-hàm kinh, quyển 1, ghi:
Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã vi tôn

Yếu độ chúng sinh

Sinh lão bệnh tử
生、老、病

2- Tu hành bản khởi kinh, quyển thượng, ghi:
Thiên thượng thiên hạ

Duy ngã vi tôn

Tam giới giai khổ

Ngô đương an chi


3- Đại đường tây vức ký,quyển 6, ghi:

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn

Kim tư nhi vãng

Sanh phần dĩ tận


Ngoài ra, các sách như : Quá khứ hiện tại nhân quả kinh,quyển 1; Phổ diệu kinh, quyển 2; Thái tử thuỵ ứng bản khởi kinh, quyển thượng:Phật bản hạnh tập kinh, quyển 8; Tì nại da tạp sự, quyển 20; Thiện kiến luật tì bà sa, quyển 4… đều có ghi chép bài kệ đản sanh tương đồng như đã dẫn trên....

Con số 7 liên quan đến Đức Phật
Xin lần lượt trích dẫn Con số 7 liên quan đến Đức Phật sau :

- Thái tử Sỉ Đạt Đa (Siddhartha) sanh ra, Ngài đi 7 bước, thân mẫu Ngài là Hoàng Hậu Maha Maya (Mahamaya) qua đời sau khi sanh ra Ngài được 7 ngày.

- Ngài ngồi tư duy 49 ngày (tức 7 tuần lễ) dưới gốc cây và cuối cùng thành đạo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo, vui sướng vô lượng, tức thì 28 ngày liền (tức 7 x 4 = 28 ngày) hưởng niềm vui giải thoát dưới các gốc cây gần đó...cũng gắn liển với số 7
Con số 7 tiêu biểu cho Không gian có 4 là : Đông, Tây, Nam, Bắc và Thời gian có 3 là: quá khứ, hiện tại và vị lai.

- Thất chúng : Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di.

- Thất Phật : Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù, Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca.



 Thất thánh quả : Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Duyên giác, Bồ-tát và Phật.

Ngoài ra, 37 phẩm trợ đạo cũng chia làm 7 khoa: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần và Bát chánh đạo.

- Thất đại : địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.
- Thất thánh tài : tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.
- Thất tình là Hỉ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (sợ), Ái (thương), Ố (ghét), Dục (muốn).

Thất phách là 7 vía, viết đến đây tôi nhớ người xưa thường áp dụng : Ba Hồn 7 Vía ...
Một đặc điểm dáng lưu ý, trên gương mặt mọi người đểu có 7 bộ phận là : 2 mắt, 1 miệng, 2 tai và 2 mũi.

Hơn nữa, chúng ta còn thấy con số 7 là con số tối đa của nguyên số thuộc thiên là số dương tức nam và nó cũng là 7 bộ phận nằm trên mặt của thân thể, cho nên người xưa thường dùng con số 7 để chỉ cho dương nam tức thiếu dương là số hạp cho phái nam.

Do vậy, con số 7 tượng trưng cho sự sinh hóa cả vũ trụ, ngay cả sự sống chết của con người như lập đàn Dược sư thất bảo để cầu an hay tổ chức thất thất trai tuần (7 tuần lễ) để cầu siêu cũng dùng đến nó. (kính xin quý bậc cao kiến bổ khuyết thêm cho đầy đủ hơn, chân thành cảm ơn).

Giờ đây, quý Ngài Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni khắp nơi thường hướng dẫn các Phật Tử của mình trở về thăm các Phật Tích, bằng chứng năm 2009 Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, trụ trì chùa Thiện Minh Lyon (France), Thượng Tọa Thích Chân Tính trụ trì chùa Hoằng Pháp (Việt Nam).v.v. (không làm sao kể hết các phái đoàn đi thăm Phật Tích được) hướng dẫn phái đoàn quý Tăng Ni cùng Phật Tử Về Thăm Xứ Phật, thấy được trụ đá Vua A Dục đặt để ghi dấu nơi đản sanh Đức Phật trong vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ-Ni (Lumbini), vô cùng xúc động, bởi không còn đẹp như xưa và đóa hoa Vô Ưu màu trắng đã biến mất tự bao giờ. Đó là, việc vô thường trên trần gian này. Khi nhắc đến cây Vô Ưu tức cây Adu-ca, trong văn hóa Ấn Độ thường cho rằng cây Vô Ưu là điềm lành (*) :

Nhưng nếu chúng ta chịu khó nghiền ngẫm, đọc các kinh điển Phật giáo sẽ thấy đời sống Đức Phật đều dính liền với cây cối, ví như cây bông Sala nơi : Xuất thế ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm-Tì Ni) và Ngài Nhập diệt giữa hai cây Sala tại Kusinara (Câu-Thi-Na), bởi vì, thời gian đó rớt đúng vào mùa Xuân, trăng rằm tại Ấn Độ, cho nên mùa này có bông hoa nở rộ.Thường cây Sala nở hoa vào đầu mùa Xuân (tháng 3 - 4.) Lễ hội Sarhu hay Hội Hoa Sa-La vẫn còn được nhiều sắc dân cao nguyên Chotanagpur tổ chức hằng năm.




Vì thế ngày nay, không những cây Bồ-Đề mà cây Sala cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa. Cây Sala thường được gọi là cây Vô Ưu.
Một đặc điểm khác nữa, loại cây Sala này, nó có hoa một cách đặc biệt, bởi vì nó nở hoa mọc từng chùm trực tiếp từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác, cho nên Bà hoàng hậu Maha Maya mới có thể đưa tay ra để định hái hoa cây Sala cổ thụ này ngàn năm đã tồn tại ở công viên mới trổ hoa trắng tuyệt đẹp được, làm động bào thai.

Đó là, các cây và hoa liên quan đến Vô Ưu, xin mời quý độc giả vào xem trang nhà này để tìm hiểu thêm :
http://phatphap.wordpress.com/2009/01/10/duoi-bong-cay-vo-uu/ đã trích dẫn để quý vị bậc trí thức xem tùy ý phân giải và bổ túc thêm, bởi vì cách đây trên 2500 kẻ viết bài này không thể thấu hiểu hết được.


 
Riêng các ngôi mộ của vua cha Tinh Phạn và Hoàng Hậu Maha Maya cũng hoang phế, xin xem hình dưới đây :


Cây Bồ Đề và Tháp Đại Giác Bồ Đề Đạo Tràng Các phái đoàn thăm Phật Tích thường đến thăm Cây Bồ Đề và Tháp Đại Giác Bồ Đề Đạo Tràng, bởi vì nơi đây, theo truyền thuyết kể rằng sau 6 năm khổ hạnh, Ngài rời bỏ Uruvilva (U lâu tần hoa), xuống tắm trong dòng sông Nairanjana (Ni liên hà), ăn cơm và uống sữa cô thôn nữ Sujata biếu tặng, xin một nắm cỏ lót đất rồi lại ngồi dưới gốc cây Bồ Đề cách thị trấn Gaya (Già da) 8 cây số để thiền định 49 ngày, cuối cùng Ngài đã thắng vượt được mọi ma chướng trong ngoài, tâm trí được khai thông, vào đêm mùng 8 tháng Chạp năm 659 trước công nguyên. (tức đêm mùng 8 tháng Pao-sa, tháng 2 theo lịch Ấn), lúc canh hai, Ngài chứng được quả Túc mệnh minh, thấy rõ được tất cả khoảng đời của mình trong tam giới. Nửa đêm canh ba, Ngài chứng được quả Thiên nhãn minh, thấy được rõ tất cả bản thể của vũ trụ và nguyên nhân cấu tạo của nó. Đến canh tư, Ngài chứng được quả Lậu tận minh, thấy rõ nguồn gốc của đau khổ và phương pháp dứt trừ đau khổ để được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. Khi sao mai vừa mọc, Ngài hiểu thấu mọi pháp không gì không do duyên khởi, tất cả pháp duyên khởi rốt cuộc là đạo lý vô ngã. Thế là “nảy sinh trí tuệ, nảy sinh nhận thức, định được đạo, đánh giá được pháp, cuộc đời đã hết, phạm hạnh đã thành, điều cần làm đã làm xong, không còn trở lại kiếp người, biết được như chân thật” (Kinh Trung A- Hàm, La - ma thứ 56).Thái Tử Tất Đạt Đa viên ngộ, soi tận chỗ tối tăm, trong tâm rỗng lặng, tỏ ngộ hết thảy, thành Đẳng chánh giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, xưng là Vô thượng Phật Đà. Các đệ tử của Ngài gọi Phật Đà là Thế Tôn, là Thích Ca Mâu Ni.
www.quangduc.com/DucPhat/82sutichducphat.html
Ngày nay, các Phật Tử thiện nam tín nữ, thường đến chiêm bái các thánh tích : Phật Đản Sanh, Phật Thành đạo, Phật Chuyển Pháp Luân, Phật Nhập Niết Bàn. với lòng thành kính sẽ hưởng được phước báu vô lượng, mà còn một ước mơ một nhu cầu tâm linh. Xin trích dẫn hình ảnh dưới đây :Ảnh: Bảo tháp tại vườn Lâm Tì Ni, Tháp đại giác Bồ Đề Đạo Tràng, và tượng Đức Phật.
Đặc biệt, tại Both Gaya tức là Bồ đề đạo tràng. Chính vua Asoka (A dục) năm 258 trước dl đã xây quanh cây Bồ Đề một cái miếu lộ thiên và cạnh cây một ngôi tháp cùng một ngôi đền, một hành lang là nơi đức Phật đi dạo sau khi chứng ngộ, bước đầu cho một khuôn viên đồ sộ. Tương truyền rằng : cây Bồ Đề nguyên thủy đã bị phá hủy vào thế kỷ 7, cho nên nơi đây, người ta có trồng một cây khác được chiết nhánh từ một cây Bồ Đề ở xứ Tích Lan đem qua, nhưng người bản xứ vẫn tin tưởng cây Bồ Đề hiện nay là cây nguyên thủy xa xưa vẫn còn sống tới bây giờ ?

Viếng thăm Sông Hằng Ấn ĐộNếu chúng ta đến chiêm bái các thánh tích như : Phật Đản Sanh, Phật Thành đạo, Phật Chuyển Pháp Luân, Phật Nhập Niết Bàn…mà không viếng thăm Sông Hằng (gange fleuve) là thiếu sót quan trọng, bởi vì dân tộc người Hindu chiếm đa số ở Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng, phát nguồn từ núi Himalaya (Hy Mã Lập Sơn) cao nhứt chảy xuống. Theo tín ngưỡng dân tộc này cho rằng, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng. Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông…

Do vậy, chúng ta đến xem sông Hằng sẽ thấy sanh hoạt ở đây rất náo nhiệt, mọi người tắm giặt tự nhiên bên những xác chết người hay vật đã thiêu dang dở chưa tiêu tan hẳn phối hợp các loại rác vứt bỏ xuống dòng sông trôi lềnh đềnh theo sông nước, tạo mùi hôi thúi nồng nặc làm khách hành hương khó chịu.
Riêng các phái đoàn các Chư Tăng Ni thăm đất Phật, thường hướng dẫn các phật tử đến thăm viếng Sông Hằng thường đến vào sáng sớm, để chiêm ngưỡng mặt trời mọc và để đọc kinh cầu nguyện cùng phóng sanh trên những chiếc ghe được mướn chèo ra giữa dòng sông.

Nếu chúng ta nhìn dòng Sông Hằng thấy sanh hoạt ở đây rất dơ bẩn kinh hoàng đủ loại vứt xuống, nhưng dòng sông nước cứ từ từ trôi chảy lên xuống theo thủy triều, để đem lại lợi lộc cho tha nhân, làm cho tôi trộm nghĩ với kiếp con người, cũng bị bàn dân thiên hạ đôi khi ném những lời nói hay việc làm không vừa lòng chẳng khác nào các vật kia vứt xuống sông Hằng vậy.

Hơn nữa, Đức Phật trước kia cũng còn bị sự đối đãi khiếm nhả bởi những người không am tường hoặc khác đạo Đạo Phật, huống hồ bản thân chúng
 

 ta, bằng chứng Người đàn ông thô lỗ, (xin xem bài trước sẽ thấy Đức Phật đã trả lời một cách nhẹ nhàng, nhưng thâm sâu và cho chúng ta học được bài học chữ nhẩn nữa, bởi vì : Những lời khiếm nhả đối với người thô lổ nói với Ngài, mà Ngài không nhận tức người thô lổ sẽ nhận lảnh lại hết) đáng cho chúng ta học để xử thế khi cần.

Phật Nhập Niết Bàn và Xá Lợi Phật Được biết, Đức Phật Thích Ca thượng thọ 80 tuổi, Ngài sanh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước công nguyên, tại vườn Lâm Tỳ Ni, thuộc nước Ấn Độ nay thuộc nước Népal và Ngài nhập Niết Bàn vào tháng rằm tháng hai năm 544 trước công nguyên, cho nên Phật Lịch năm 2014 sẽ là 2558. Bởi vì, lấy 544 + 2014 = 2558. Còn Phật Đản năm 2014 sẽ là 2638. Bởi vì, lấy 2558 + 80 (tuổi thọ) = 2638 hoặc lấy năm sanh của Đức Phật trước công nguyên là 624 + 2014 = 2638).

Ngoài ra, khi chúng ta đến chiêm bái Xá Lợi Phật còn có công đức ích lợi gì? căn cứ theo kinh Đại Bát Niết Bàn, quyển 2, Phẩm Di-Giáo (thứ 26), xin xem bài viết của Quảng Đệ (3)
Được biết Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn, Ngài ngự tại rừng Ta La, nơi này bốn phía có tám cây Ta-La (cây Ta La có thân cao chót vót, ít cành ngang, lá bầu và tròn như lá Bàng, Thân cây nhỏ như cây Dương ở miền nhiệt đới) chia làm bốn cập, nên gọi là Ta La Song Thọ, nơi thành Câu Thi Na. Ngài ở cùng với tám mươi ức trăm ngàn vị đại Tỳ Kheo.
Khi Phật nhập diệt, hai cây “sala song thụ” cũng như người, chúng đau buồn và lá đều biến thành màu trắng như một rừng chim hạc. Kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) cùng với A Nan Đa, vị thị giả của mình, Đức Phật bảo: “Này A Nan Đa, ta cảm thấy mệt mỏi quá và muốn nằm nghĩ, hãy trải tấm tọa cụ ra giữa hai cây sala, đầu hướng về phương Bắc”....

Sáng sớm, ngày rằm tháng hai năm 544 trước công nguyên, Ngài sắp nhập Niết Bàn, Ngài dùng thần lực để thông báo khắp các nơi, suốt đến trời Tam Hữu Chi Đảnh tức Sắc Cứu Cánh Thiên, theo từng ngôn ngữ của mỗi loài mà bảo rằng : "Ngài sắp nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh nếu có chỗ không thông, nên đến bạch hỏỉ lần cuối cùng" để Ngài giảng giải thoả đáng trước khi nhập Niết Bàn. Khi hay tin nầy tất cả các nơi vội vàng về nơi Ngài ngự, trước gặp mặt Ngài để hỏi những thắc mắc, cùng mang theo những bảo vật trân quý nhứt để xin Ngài nhận lễ cúng dường, đồng thời than khóc xin Ngài đừng nhập Niết Bàn.

Khi giảng giải xong, Ngài căn dặn về việc nhập Niết Bàn như sau : Sau khi chuyển Luân Thánh Vương mạng chung, đình thi hài 7 ngày mới để vào quan tài vàng, rồi lấy dầu thơm vi diệu đổ đầy quan tài đậy lại thật kín. Đủ 7 ngày đem thi hài ra, dùng nước thơm tắm rửa, đốt hương thơm cúng dường. Dùng bông Đâu La Miên bao khắp thân thể, sau đó dùng ngàn bức bạch diệp tốt đẹp vô giá thứ tự vấn chồng lên nhau khắp thi hài của Luân Vương. Vấn xong để dầu thơm đầy trong kim quan rồi mới để thi hài Luân Vương vào. Đậy kín quan tài xong, chở trên xe thất bảo, bốn mặt treo các chỗi ngọc, dùng châu báu trang nghiêm xe ấy, vô số phan lọng bằng châu báu tốt đẹp giăng treo trên xe. Đốt hương thơm, trổi đại nhạc để cúng dường. Sau đó dùng thuần những gỗ thơm cùng những dầu thơm mà Trà Tỳ. Trà Tỳ xong hốt lấy Xá Lợi, xây tháp thất bảo giữa đường ngã tư trong thành, bốn phía tháp có bốn cửa an trí xá lợi trong đó, để cho tất cả mọi người đồng chiêm ngưỡng.

Duyên giáo hóa thế gian đã xong, ta vì chúng sanh nên hôm nay thị hiện nhập Niết Bàn. Vì muốn cho chúng sanh khắp được cúng dường, nên ta theo pháp thế gian như vua Chuyển Luân, mà tẩn táng cùng trà tỳ.


Tứ chúng nhơn thiên đem Xá Lợi của Như Lai đựng trong bình thất bảo xây dựng tháp thất bảo để cúng dường Xá Lợi, có thể làm cho chúng sanh được công đức lớn, lìa khổ ba cõi đến vui Niết Bàn.
Một điều đáng lưu ý là lễ Trà Tỳ của Đức Phật không thể thực hiện được, vì không có ngọn lửa nào đốt được lầu gỗ thơm, mãi đến khi ngài Ma Ha Ca Diếp cùng năm trăm Tỳ Kheo ở tại núi Kỳ Xà Quật biết Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nên vội vàng đến thành Câu Thi Na nơi Đức Phật nhập Niết Bàn để cúng dường Đức Phật xong,

Ảnh: Bảo Tháp tưởng niệm nơi trà tỳ nhục thân của Đức Phật

thì bấy giờ chính Đức Phật mới dùng sức đại bi từ nơi ngực phóng ra ngọn lửa ra ngoài kim quan để lần lần đốt cháy lầu gỗ thơm trải qua bảy ngày mới cháy hết.

. . . Ngài A Nâu Lâu Đà cùng người trong thành vừa khóc than rơi lệ, vừa thâu lấy Xá Lợi để vào trong ché vàng trên toà sư tử. Tám chén vàng đựng đầy Xá Lợi của Phật mới hết, rồi để yên trọn bảy ngày. Đại chúng trời người cũng trọn bảy ngày khóc than chẳng dứt và không ngớt đảnh lễ cúng dường. Mỗi tòa sư tử đều có năm trăm nhà chú thuật giữ gìn, phong ngừa có thiên, long, dạ xoa, quỉ thần đến lén lấy Xá Lợi.




Ảnh: Bảo tháp thờ Đức Phật nhập Niết Bàn (trái) Kim thân Đức Phật thờ trong bảo tháp dài 15m (phải)

Riêng Ông Thiên Đế được chia một răng nanh Xá Lợi ở hàm trên bên phải (hữu) đem về thiên cung xây tháp cúng dường ở trên trời, để cho Ông được phước đức vô tận. Thế là, sự phân chia Xá Lợi Phật cho tất cả trời, người cùng khắp ba cõi để tất cả thế gian đều được cúng dường.

Ngày nay, chúng ta đã biết Ngài sanh phía nách bên trái (tức hướng Đông) và kim thân Ngài nằm phía bên mặt (tức hướng Tây) thờ trong bảo tháp.[/SIZE]

Lời Phật dạy đáng trân quý và ngưỡng mộ noi theoLời Phật dạy của Ngài rất nhiều, không thể tham khảo hết kinh điển để thâu thập hết được, chỉ đơn cử một lời nói của Ngài như: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” = Ngả nải dỉ thành chi Phật, chúng sanh nải tương thành chi Phật (
佛,众 ) để khuyến tu cho mọi người Phật Tử ( ) tức con Phật, dù xuất gia hay tại gia suy ngẫm cuộc đời và nên có tấm lòng Từ Bi Hỉ Xả để cho bản thân được nhẹ nhàng, Thân Tâm An Lạc để mọi người hoan hỉ vui sống và Ngài còn xem tất cả mọi người đều được bình đẳng vì cùng có máu đỏ và nước mắt mặn như nhau. Đó là, lời vàng ngọc của Ngài đáng trân quý và ngưỡng mộ noi theo.
Nhân nhắc Thân Tâm An Lạc, tôi nhớ lại bài viết Tìm Hiều Đời Sống An Lạc trước kia, xin trích đoạn tiêu biểu dưới đây :

Người ta thường ví : Cuộc đời giống như canh bạc, có kẻ thắng người thua.
Nếu quả thật vậy, thì tâm của mình sẽ bất an, vì chỉ lo nghĩ đến sự thắng thua mà quên đi hưởng an lạc cuộc đời.
Do vậy, nếu muốn hưởng được cuộc đời an lạc, thì người ta nên nhứt quyết không thèm lo nghĩ sự thắng thua của nó là quan trọng nữa.

Hơn nữa, nếu chúng ta thực hiện được Tri túc, tri chỉ (Biết đủ, biết thôi)
hoặc là :
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc (Biết đủ thì đủ)
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn (Biết nhàn thì nhàn)

Biết đủ sẽ đủ
Các bình chậu hủ đựng lủ khủ,
Biết dùng chúng nó đời sẽ đủ,
Không tranh đủ thiếu được an ngủ,
Vui sống mọi người trong hoàn vủ






thì cuộc sống sẽ được An Lạc trên trần gian này.
Ngoài ra, chúng ta đã từng biết, mỗi người có mỗi ý cho nên đừng cho rằng ý tôi là tuyệt đối, là hay hơn cả, mà nên áp dụng câu : "Le moi est haïssable" của Blaise Pascal (1623 - 1662) đã để lại cho đời "Cái tôi thật đáng ghét" đáng suy ngẫm vậy. (4)

Hơn nữa, cuộc đời khó ai biết được tương lai, để chọn sự sống được sung túc thoải mái về vật chất lẫn tinh thần suốt đời. Bởi vì, nhân loại bị chi phối các vận hành trong Trời Đất tạo nên trong thời gian nào đó mà thôi, vì thế mọi người không thể thoát khỏi luân hồi : Sanh, Lão, Bịnh và Tử.
Từ đó, tất cả đời sống chúng ta có được hiện tại chỉ là tạm bợ kể cả bản thân, chớ không phải của riêng chúng ta mãi mãi.

http://youtu.be/-BlNdiQhYdA
Cư sĩ Tiểu Đệ

3 comments:

  1. Thân tâm cảnh thảy đều sinh diệt. Không sinh diệt là cái gì? ( chuabenhdongian.com )

    ReplyDelete
  2. Thân tâm cảnh thảy đều sinh diệt. Không sinh diệt là cái gì? ( chuabenhdongian.com )

    ReplyDelete
  3. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của dịch giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    ReplyDelete