Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Friday 23 May 2014

VŨ KHÍ TRUNG QUỐC

 
Tử huyệt của hải quân Trung Quốc
 
Bài viết ngày 25/4 của Tạp chí Quốc phòng Hán Hòa (Kanwa) Canada cho biết, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược (SSBN/SSN), tàu sân bay Liêu Ninh tại đảo Hải Nam là một "sai lầm chết người".
 
Tiêm kích đa năng Sukhoi Su-30 MKV2.
Theo lý giải của tờ Hán Hòa, toàn bộ căn cứ trên đảo Hải Nam này nằm gọn trong tầm khống chế của các lực lượng tấn công dưới nước, trên bộ tương đối mạnh mà Hải quân Việt Nam đang sở hữu.
Tuyên bố giật gân trên Hán Hòa rằng trong năm 2014, Việt Nam đã nhận được hai tàu ngầm Kilo-636MV (Đề án 636.1), với những máy bay hiện có cùng tàu ngầm Kilo, xét trên lý thuyết, thì lực lượng quân sự này đủ khả năng để phong tỏa căn cứ tàu ngầm Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Bên cạnh việc đặt căn cứ hải quân và tàu sân bay ở đảo Hải Nam chỉ cách bờ biển Việt Nam dưới 272 km, thì hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mới của Việt Nam Bastion-P với tầm tiêu diệt hiệu quả trong phạm vi bán kính 300 km sẽ khiến tàu sân bay không thể rời cảng.
Ngoài ra, Tạp chí Hán Hòa còn cho biết các máy bay chiến đấu Su-22, Su -30MKV/MK2 cũng có thể tập kích hiệu quả căn cứ tàu sân bay và căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc tại đây. Cũng cần phải lưu ý rằng, quân đội Việt Nam đã bắt đầu trang bị một loại tàu ngầm mini tự chế, và đây là một bước tiến lớn của quân đội Việt Nam.


 
Căn cứ của Hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam. 

Hán Hòa cũng cho biết thêm rằng chỉ với một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud-C, là đủ để có thể thổi bay toàn bộ đảo Hải Nam. Với tình hình hiện trạng như hiện nay thì căn cứ tàu ngầm khổng lồ và tàu sân bay trên đảo Hải Nam đã trở thành một tử huyệt mà Việt Nam đã nắm bắt được, từ nay trở đi khi Trung Quốc giải quyết các vấn đề quan trọng trong mối quan hệ với Việt Nam, họ đã và sẽ phải khá thận trọng.
 


Đặc biệt là ở vùng biển đang có tranh chấp, một trong những lý do chính mà cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa thành lập Khu vực nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chính là thái độ thận trọng. Tàu sân bay, căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của một quốc gia lại được xây dựng trong tầm ngắm của một trong những "đối thủ tiềm năng", với các loại vũ khí công nghệ cao thì đây là một đòn chí tử đối với Trung Quốc.

 
 10 LOẠI VŨ KHÍ KHỦNG
Trong nhiều thập kỷ qua, nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc phát triển không ngừng và cho ra đời hàng trăm loại vũ khí khác nhau. Nhưng khi nói đến các loại vũ khí tốt nhất thì trong trăm loại vũ khí ấy, chỉ có thể chọn được một số loại. Một loại vũ khí tốt không chỉ bao gồm sức mạnh hay hiệu suất sử dụng mà nó cần phải có sự tin cậy, nhưng quan trọng nhất nó phải thực sự đại chúng.
Tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc

Mô tả ảnh.

Trong bài viết này của mình, tôi xin thống kê ra 10 loại vũ khí tốt nhất của Giải phóng quân Trung Quốc dựa trên 4 tiêu chí sau:
1.    Hiệu suất chiến đấu cao, sản xuất hàng loạt được
2.    Không nhất thiết phải tiên tiến nhất, nhưng đáp ứng được nhu cầu thực tế có khả năng tương tác với các loại vũ khí khác
3.    Có khả năng đại chúng, có tiềm năng phát triển thành nhiều biến thể khác
4.    Tương đối ít khuyết điểm và không có điểm yếu chết người


Trên đây chỉ là ý kiến phân loại mang tính cá nhân mà thôi, hy vọng các bạn sẽ có nhiều cách đánh giá và phân loại hợp lý hơn nữa. Dưới đây là 10 loại vũ khí tốt nhất do Trung Quốc tự sản xuất:

 1.Tên lửa YJ - 83

Đây là loại tên lửa chống hạm nổi tiếng của Trung Quốc, được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước và được phát triển dựa trên nguyên mẫu của các loại tên lửa theo Seri YJ- 8. Theo đó phiên bản YJ- 81 dùng cho máy bay, cũng như tàu chiến còn YJ-82 được phát triển để trang bị cho tàu ngầm.

Giới quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao loại tên lửa này coi nó là bậc thầy so với các loại phiên bản cũ và không kém hơn so với tên lửa cùng loại của Mỹ và Nga, nó được sản xuất chủ yếu để trang bị cho các tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu ngầm thông thường, tàu tuần tiễu cao tốc hoặc trên máy bay ném bom….



Mô tả ảnh.


Tên lửa YJ-83 có chiều dài 6,39 mét, trọng lượng khi phóng là 715kg. Tốc độ của tên lửa tăng theo từng giai đoạn hành trình bay: tốc độ cận âm trong giai đoạn đầu; khi cách mục tiêu 30 km tên lửa đạt vận tốc vượt âm Mach 1,3; cách mục tiêu 20 km tốc độ đạt Mach 1,7 và đạt đến tốc độ tối đa Mach 2 khi cách mục tiêu 8 km. Tên lửa có tầm bắn khoảng 180 km, lắp đầu đạn nặng 165 kg.


Mô tả ảnh.  


Tên lửa YJ-83 đang được chuyển lên tàu khu trục (Ảnh: chinamil)

2. Máy bay J-10
Sau 23 năm, vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, thời kỳ đầu của cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đầu tư lớn và định hình được chiếc máy bay J-10.
Mô tả ảnh.  

Máy bay chiến đấu J-10 là máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn đầu tiên của Trung Quốc
 
Được biết, máy bay chiến đấu J-10 là máy bay chiến đấu nội địa hoàn toàn đầu tiên của Trung Quốc, năm 2005 chính thức trang bị cho quân đội và trong thời gian ngắn đã hình thành sức chiến đấu có hệ thống. 

Phương Tây gọi J-10 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba điển hình, cho rằng J-10 là loại máy bay nội địa thế hệ thứ ba đầu tiên của Trung Quốc có khả năng tác chiến “kép” đối không và đối đất.

Máy bay chiến đấu nội địa J-10 của TQ dài 16,43 m; cao 5,43 m; sải cánh 9,75 m; trọng lượng rỗng 8.840 kg; trọng lượng cất cánh bình thường 12.400 kg/tối đa 19.277 kg; tốc độ tối đa 2,2 Mach; bán kính tác chiến 1.250 km; hành trình tối đa 3.500 km; lượng tải đạn 7.000 kg J-10 áp dụng 80% công nghệ mới trở lên, tiếp cận được trình độ máy bay tương đương của nước ngoài, vì vậy J-10 bay lần đầu tiên hay được trang bị đã đánh dấu khoảng cách của Không quân Trung Quốc với nước ngoài đã từng bước thu nhỏ, cơ bản còn khoảng 20 năm.
 
3.Tàu khu trục Type-054 
Với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.
Mô tả ảnh. 

Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm. Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil.
 
Ngoài ra nó còn được trang bị loại rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7, 8 tên lửa chống tàu YJ-83, C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. 

Mô tả ảnh.    

Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút, Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.

    Mô tả ảnh.    


4. Xe tăng chủ lực kiểu 96

  Là xe tăng chủ lực do Trung Quốc tự chế tạo. 
Xe được đưa vào sử dụng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1997. Đến năm 2008 đã có khoảng 1500 xe này được trao cho quân đội Trung Quốc. 
 
Mô tả ảnh.  

Thông số kĩ thuật:
Trọng lượng 42,8 tấn
Chiều dài 10,28 m
Chiều rộng 3,45 m
Chiều cao 2,30 m
Kíp chiến đấu 3
Bọc giáp các biến thể mới có trang bị giáp phản ứng nổ
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 125 mm
Vũ khí phụ: Súng máy đồng trục 7,62 mm
Súng máy phòng không 12,7 mm
Động cơ diesel
1000 hp (750 kW)
Công suất/trọng lượng 21 hp/tấn
Hệ thống treo: Thanh xoắn
Tầm hoạt động 450 km, 600 km với nguyên liệu dự trữ Tốc độ 70 km/h

Mô tả ảnh.

5.Xe lội nước ZTD-05
 Được trình làng lần đầu tiên vào năm 2009, trước đây Trung Quốc có loại xe lội nước Lớp 63A nhưng xe này quá chậm, trong khi đó yếu tố thành công của các cuộc đổ bộ là sự nhanh chóng và hiệu quả do vậy ZTD-05 ra đời, với tốc độ cao hiệu suất làm việc tốt nó nhanh chóng được đưa vào biên chế của quân đội Trung Quốc và được sản xuất hàng loạt.

Nó là sự kết hợp của xe tăng, xe bọc thép với trang bị vũ khí mạnh. Có thể nói đây là loại xe lội nước tốt nhất của Trung Quốc.

 
Mô tả ảnh.  

Hình ảnh chiếc xe Lội nước ZTD-05 trong cuộc tập trận đổ bộ tháng trước của quân đội Trung Quốc

Mô tả ảnh. 

Được trình làng lần đầu tiên trong cuộc diễu binh mừng ngày độc lập của Trung Quốc vào năm 2009

    6. Máy bay ném bom chiến thuật JH-7A
 Mô tả ảnh.

JH-7 với toàn bộ trang bị vũ khí của mình
JH-7A là máy bay ném bom chiến thuật của không quân thuộc hải quân Trung Quốc. Đây là một trong những thiết kế của Trung Quốc có tỉ lệ nội địa hóa rất cao kể từ khâu thiết kế tới chế tạo. Chữ “JH” phiên âm tiếng Trung là Jianjiji Hongzhaji (tiêm kích – bom).
 Mô tả ảnh.


JH-7 vũ trang pháo hai nòng tự động GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 300 viên/phút. Nó có 9 giá treo (6 giá dưới cánh, 2 giá ở đầu mút cánh và 1 ở dưới thân) mang tổng cộng 9.000kg vũ khí các loại. Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Roll – Royce Spey Mk202 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.808km/h, tầm hoạt động gần 4.000km, trần bay 16.000m.
JH-7 là máy bay tiêm kích – bom thiết kế và trang bị cho không quân thuộc Hải quân Trung Quốc với vai trò chủ yếu là chống hạm.

Phiên bản JH-7 trang bị radar điều khiển hỏa lực Type 232 H Eagle Eye (mắt đại bàng) để thực hiện nhiệm vụ không đối không và không đối hải. “Mắt đại bàng” tồn tại điểm thiếu sót lớn nhất là không thể hỗ trợ các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao trên đất liền.   
  Mô tả ảnh.    


Niềm tự hào của không quân Trung Quốc JH-7 còn lắp thiết bị nhận diện bạn -  thù, thiết bị đối phó điện tử, radar cảnh báo sớm, thiết bị gây nhiễu chủ động/bị động.
JH-7 vũ trang pháo hai nòng tự động GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 300 viên/phút. Nó có 9 giá treo (6 giá dưới cánh, 2 giá ở đầu mút cánh và 1 ở dưới thân) mang tổng cộng 9.000kg vũ khí các loại.
Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Roll – Royce Spey Mk202 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.808km/h, tầm hoạt động gần 4.000km, trần bay 16.000m.
7. Pháo tự hành loại PLZ-89 122 mm
Hiện nay trong biên chế của quân đội Trung Quốc có khoảng 1200 khẩu pháo tự hành như loại 155mm, 120mm nhưng loại PLZ-89 122 mm được cho là hiện đại nhất và có số lượng lớn nhất.
  Mô tả ảnh.
 

Hiện nay trong biên chế của quân đội Trung Quốc có khoảng 1200 khẩu pháo tự hành như loại 155mm, 120mm nhưng loại PLZ-89 122 mm được cho là hiện đại nhất và có số lượng lớn nhất.

 So với các bậc tiền bối thì loại PLZ-89 122 mm nhẹ hơn, tác chiến ở không gian rộng hơn. Nó được sử dụng rộng rãi trong thủy quân lục chiến của Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành cải tiến và trang bị thêm những thiết bị mới cho loại PLZ-89 này, hứa hẹn nó sẽ là chủ lực trong lực lượng pháo binh của Trung Quốc trong 10-20 năm tới. 

  Mô tả ảnh. 
Pháo tự hành Trung Quốc bắn đạn thật  
8. Máy bay cảnh báo “Không cảnh - 200” Trước đây Trung Quốc có hai loại máy bay cảnh báo trước là loại Không cảnh - 2000 và loại IL - 76. Nhưng sau quãng thời gian sử dụng cả hai loại máy bay này đều không phát huy được hiệu quả hoạt động của mình, do vậy ngay lập tức Trung Quốc tập trung vào nghiên cứu loại máy bay cảnh báo mới với cái tên là “Không cảnh - 200” 
 
“Không cảnh - 200” được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng động cơ Turboprop loại mới nhất , với 4 động cơ cánh quạt 6 lưỡi. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá “Không cảnh - 200” tương đương hoặc hơn loại C -130J “Super Hercules" nhiều mặt không chỉ vậy “Không cảnh - 200” còn mạnh hơn cả IL - 76 loại Trung Quốc nhập khẩu của Nga vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay loại máy bay này còn được trang bị rada mạng pha loại mới nhất.


Mô tả ảnh. 

“Không cảnh - 200” được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng động cơ Turboprop loại mới nhất , với 4 động cơ cánh quạt 6 lưỡi. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá “Không cảnh - 200” tương đương hoặc hơn loại C-130J “Super Hercules" nhiều mặt

  Mô tả ảnh.

“Không cảnh - 200” của Không quân Trung Quốc

9. Máy bay huấn luyện K - 8  
Đây là loại máy bay huấn luyện khá nổi tiếng của Trung Quốc, bên cạnh đó hiện nay loại máy bay này đang rất đắt hàng. Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 500 máy bay loại này cho các nước trên thế giới.

Với thế mạnh là như một huấn luyện viên về nhào lộn, tác chiến hàng đầu cho các phi công mới vào nghề, đây thực sự là một chiếc máy bay huấn luyện tốt nhất của Trung Quốc. 
 
  Mô tả ảnh.  

Phi đoàn: 2 người
 Chiều dài: 11,6 m

 Sải cánh: 9,63 m
Chiều cao: 4,21 m
Trọng lượng rỗng: 2.687 kg
  Trọng lượng cất cánh tối đa: 4.330 kg
Động cơ: 1 × Garrett TFE731-2A-2A Turbofan, 16,01 kN (3.600 lb)
 Mô tả ảnh.

Hiệu suất
Tốc độ tối đa: Mach 0,75 (800 km / h, 498 mph)
Phạm vi: 2.250 km (1.398 mi)
Trần bay: 13.000 m (42.651 ft) tải trọng: 254,40 kg


10. Tên lửa Đông Phong 21 

  Mô tả ảnh.



DF-21C sát thủ tàu sân bay của Mỹ có trọng lượng 14,7 tấn/quả với tầm bắn xa nhất lên tới 3.000 km mang theo đầu đạn 600 kg, tầm bắn trung bình 1.700 km; được sử dụng chủ yếu trong tấn công các mục tiêu căn cứ không quân, mục tiêu trên biển.

 DF - 21 là tên lửa tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn có thể phóng từ xe phóng đạt tầm xa lên tới 1.800 km và mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600 kg. DF - 21 được chế tạo để thay thế hoàn toàn DF - 3 với khả năng phóng cực nhanh khi thời gian chuẩn bị 10 -15 phút, độ chính xác cao (độ lệch 3 - 400m). Đây cũng là tên lửa đạn đạo đầu tiên được Trung Quốc cải tiến để trang bị cho lực lượng tàu ngầm chiến lược có tên JL -1 (Cực Lãng 1). Theo sách trắng của Nhật Bản công bố năm 2002, hiện Trung Quốc có khoảng 70 quả tên lửa đạn đạo có thể chạm tới đất Nhật trong đó đa số là DF-21

.Mô tả ảnh.  
DF - 21 là tên lửa tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn có thể phóng từ xe phóng đạt tầm xa lên tới 1.800 km và mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600 kg.Theo sách trắng của Nhật Bản công bố năm 2002, hiện Trung Quốc có khoảng 70 quả tên lửa đạn đạo có thể chạm tới đất Nhật trong đó đa số là DF - 21.
Phú Nguyễn( Theo Ifeng, Wki,PNToday) 

5 loại vũ khí của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ nhất



(GDVN) - Những vũ khí này gồm tàu sân bay lớp Ford, tàu ngầm lớp Virginia, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35, máy bay ném bom B-2. Bước dạo đầu của tuyên bố Khu nhận dạng phòng không Biển Đông Philippines và Indonesia đạt được thỏa thuận về phân chia vùng biển Báo Nhân Dân của TQ đăng bài xuyên tạc của học giả Vương Hiểu Bằng Báo TQ: Việt Nam và Trung Quốc sẽ có một “cuộc chiến lâu dài”


Tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford Mỹ

Tờ “Want Daily” Đài Loan ngày 20 tháng 5 dẫn tờ “The National Interest” Mỹ ngày 15 tháng 5 đăng bài viết “5 loại vũ khí chiến tranh của Mỹ có thể làm cho Trung Quốc lo sợ”.  Bài viết cho rằng, Mỹ có 5 loại vũ khí, rõ ràng có ưu thế, là thứ khiến cho Trung Quốc lo sợ.
Theo bài báo, những vũ khí này lúc ban đầu thiết kế hoàn toàn không lấy Trung Quốc làm đối thủ một cách rõ ràng, rất nhiều vũ khí được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trước khi Trung Quốc trỗi dậy về quân sự. Dưới đây là 5 loại vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc sợ nhất như đưa tin của tờ “The National Interest”:
1. Tàu sân bay lớp Ford:
Bài viết cho rằng, tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford mới nhất của Mỹ (chiếc đầu tiên sẽ đưa vào hoạt động năm 2016), là hệ thống vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ.
Từ lò phản ứng hạt nhân đến hệ thống phóng điện từ và hệ thống tác chiến phòng không tổng hợp, tàu sân bay lớp Ford có rất nhiều công nghệ mà Trung Quốc vẫn chưa nắm được.
 

2. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor:
F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới được đưa vào sử dụng hiện nay.
Bài viết phân tích cho rằng, Trung Quốc sợ F-22 là do, máy bay chiến đấu hiện có của Trung Quốc đều không phải là máy bay chiến đấu tàng hình, nằm ở thế yếu khi tiến hành tác chiến siêu tầm nhìn.
Trung Quốc tuy nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng đến khi đưa vào sử dụng có thể còn phải mất tới 10 năm. Trong thời gian này, Trung Quốc hầu như bất lực với mối đe dọa của F-22.

3. Tàu ngầm lớp Virginia:
Bài viết cho rằng, Trung Quốc sợ tàu ngầm lớp Virginia là do kinh nghiệm tác chiến săn ngầm của Trung Quốc “bằng không”, khả năng tác chiến săn ngầm thực sự thiếu thốn. Tàu ngầm Trung Quốc không thể so sánh với tàu ngầm lớp Virginia trên các phương diện như bộ cảm biến, tính tàng hình và vũ khí trang bị, rõ ràng nằm ở thế yếu khi đối đầu dưới nước.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ
4. Máy bay ném bom B-2 Spirit:
Trong tình hình không tiến hành tiếp dầu trên không, B-2 có thể bay 6.000 dặm Anh và mang theo bom dẫn đường vệ tinh nặng 40 tấn. Bài viết cho rằng, Bắc Kinh sợ máy bay ném bom B-2 là do loại máy bay ném bom này khó có thể dò tìm, hơn nữa có thể vươn tới bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ Trung Quốc.
5. Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II:
Bài viết cho rằng, F-35 sẽ làm trầm trọng vấn đề Trung Quốc phải đối mặt trên phương diện tàng hình. Tất cả hệ thống phòng không của Trung Quốc đều sẽ buộc phải cố gắng tìm cách hoàn thiện để đối phó với máy bay tàng hình.
Tuy chi phí chế tạo máy bay chiến đấu F-35 rất đắt đỏ, nhưng một lực lượng tàng hình hoàn toàn sẽ buộc đối thủ phải tiến hành đầu tư rất nhiều cho việc nâng cấp hệ thống phòng không của họ.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ 
Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Mỹ
\

No comments:

Post a Comment