Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 21 May 2014

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: TQ ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

CỠ CHỮ
Thủ tướng Việt Nam tố cáo Trung Quốc ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình và ổn định khi đưa giàn khoan quốc doanh vào hoạt động tại khu vực có tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay được đưa ra giữa lúc tàu của Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối đầu căng thẳng gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông.

Tàu của đôi bên đã va đụng vào nhau và phun vòi rồng qua lại, làm tăng khả năng dẫn tới một cuộc đụng độ lớn hơn giữa hai chính phủ cộng sản.

Tháng rồi, Bắc Kinh đưa giàn khoan vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông mà Việt Nam nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Tranh cãi đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.

Đây là bước tiến mới nhất của Bắc Kinh nhằm quyết liệt khẳng định chủ quyền đối với các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-vietnam-to-cao-trung-quoc-de-doa-nghiem-trong-hoa-binh/1919279.html 


HD-981: Việt Nam tố cáo Trung Quốc nhân hội nghị Quốc phòng ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh phát biểu với báo chí -  REUTERS /Kham
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh phát biểu với báo chí - REUTERS /Kham

Trọng Nghĩa
Trong hai ngày 19-20/05/2014, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã họp hội nghị thường niên (ADMM) tại Miến Điện. Vào lúc quan hệ với Trung Quốc căng thẳng hẳn lên sau vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã nhân dịp này tố cáo hành vi « đơn phương » của Trung Quốc trước diễn đàn ASEAN cũng như trong Hội nghị không chính thức ASEAN-Trung Quốc, và nhấn mạnh lập trường phản đối của Việt Nam trong cuộc họp song phương với đồng nhiệm Trung Quốc.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, hai Bộ trưởng Việt Nam và Trung Quốc đã đấu khẩu với nhau trong cuộc họp song phương – ngày 19/05 - và Tướng Phùng Quang Thanh cho biết rằng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận xuống thang nào.
Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh xác nhận là hai bên đã thảo luận về vị trí của giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc trong vùng tranh chấp và nhấn mạnh đến sự cần thiết của một « giải pháp hòa bình » nhằm chấm dứt khủng hoảng. Tuy nhiên, ông cho biết : « Chúng tôi (tức là Việt Nam và Trung Quốc) vẫn có quan điểm khác biệt ».
Lời thừa nhận của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho thấy là Hà Nội vẫn cố gắng bảo vệ quan điểm của mình trong vụ giàn khoan HD-981 bất chấp sức ép ngày càng mạnh của Bắc Kinh.
Bản tin của AFP đã đi ngược hẳn với cách tường trình của Tân Hoa Xã trước đó về cuộc gặp, nhấn mạnh đến lập trường cố hữu của Bắc Kinh được Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn khẳng định, và cho biết là phía Việt Nam đã nhắc lại việc coi trọng tình hữu nghị giữa hai nước và quân đội Việt Nam sẽ không có những hành động nào làm phức tạp tình hình …
Trả lời báo chí Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh đã nói rõ thêm về một số nội dung trao đổi với đồng nhiệm Trung Quốc.
« Quan điểm của Việt Nam là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Việt Nam chỉ dùng các tàu chấp pháp của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư, phối hợp với tàu cá của ngư dân hoạt động tại khu vực này để bảo vệ chủ quyền... Không sử dụng lực lượng chiến đấu như máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái để phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. »
Việt Nam, theo Tướng Phùng Quang Thanh đã đề nghị phía Trung Quốc « hết sức kiềm chế, không sử dụng tàu pháo, tàu tên lửa, máy bay, không nên đâm va và phun vòi rồng vào các tàu làm nhiệm vụ của Việt Nam, gây hư hỏng tàu và thương vong cho các kiểm ngư viên, tạo bức xúc trong dư luận, làm tổn thương tình cảm hữu nghị của nhân dân hai nước ».

Ngoài các phát biểu như nói trên trong cuộc gặp song phương với Trung Quốc, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã nêu bật vụ giàn khoan HD-981 tại cuộc họp riêng của 10 Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, cũng như cuộc họp giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong một bản thông cáo công bố hôm qua, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN công nhận rằng họ đã có những trao đổi quan điểm « thẳng thắn » về tình hình an ninh khu vực và quốc tế.

Phát biểu với báo chí, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà là Miến Điện, Wai Lwin cũng cho biết là giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đã có những cuộc thảo luận « xây dựng ».
Theo ông Wai Lwin : « Chính quyền Việt Nam hiểu rằng tình hình có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của mình », và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã nhấn mạnh rằng « họ có thể kiểm soát được tình hình ».
tags: ASEAN - Biển Đông - Châu Á - Trung Quốc - Việt Nam
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140521-gian-khoan-hd-981-viet-nam-tiep-tuc-to-caotrung-quoc-tai-hoi-nghi-bo-truong-quoc-p

  Lãnh đạo Việt Nam, Philippines gặp nhau, phản đối Trung Quốc

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Malacanang ở Manila, ngày 21/5/2014.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Dinh Malacanang ở Manila, ngày 21/5/2014.

CỠ CHỮ
Simone Orendain
Thủ tướng Việt Nam đã mở các cuộc hội đàm với tổng thống Philippines hôm nay ở Manila. Hai bên đã thảo luận việc tăng cường quan hệ quốc phòng và hợp tác hàng hải. Nhưng thủ tướng Việt Nam đã gây chú ý qua các lời lẽ gay gắt đối với Trung Quốc, và nói rằng cả Manila và Hà Nội đều kiên quyết chống đối điều ông gọi là những vi phạm lãnh hải của Bắc Kinh trong vùng Biển Ðông. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Manila sau khi căng thẳng tăng cao với Bắc Kinh vì vụ một giàn khoan của Trung Quốc được Bắc Kinh đưa tới địa điểm mà Việt Nam nói là thuộc hải phận của mình.

Philippines cũng than phiền về những vụ đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại nhiều hòn đảo đang có tranh chấp. Tháng trước, Philippines đã phản đối điều họ gọi là dự án 'lấp biển lấy đất' tại một ghềnh đá mà họ đòi chủ quyền ở quân đảo Trường Sa.

Phát biểu qua một thông dịch viên tại dinh Tổng thống Philippines, ông Dũng nói Manila và Hà Nội có chung quan điểm về tình hình.

Thủ tướng Việt Nam nói: “Hai bên quyết tâm phản đối những hành động vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi các nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục cực lực lên án Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc tức khắc chấp dứt các hành động vi phạm vừa kể và tôn trọng đầy đủ và nghiêm khắc luật quốc tế.”

Trong các cuộc họp hôm nay, hai nhà lãnh đạo tuyên bố họ muốn thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề quốc phòng và dự tính hội ý với nhau một cách tích cực hơn khi có liên quan đến an ninh khu vực.

Các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã xịt vòi rồng qua lại hồi đầu tháng này sau khi giàn khoan dầu bắt đầu dự án khoan. Sự cố này đã dẫn tới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều công ty Trung Quốc đã bị phá hoại. Các giới chức Việt Nam nói hồi cuối tuần họ sẽ trấn át các cuộc biểu tình.
 
Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc và Ðài Loan đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc và Ðài Loan đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.

Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc và Ðài Loan đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển, là một tuyến thông thương được nhiều người sử dụng, có nguồn hải sinh dồi dào và được cho là chứa trữ lượng lớn về dầu khí.

Hồi tháng 3, Philippines đã đệ trình khoảng 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho vụ đòi quốc tế tài phán về cái mà họ gọi là những “khẳng định chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc trong vùng biển này. Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và chưa đáp lại.

Trong số các nước đòi chủ quyền, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng nhiều nhất chống lại việc Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong vùng biển.

Tổng thống Aquino nói hai nước đang cứu xét các điều kiện “tiên quyết” hướng tới việc thành lập một đối tác sách lược.

Ông Aquino nói: “Tôi tin rằng hợp tác liên tục với Việt Nam cũng như các thành viên khác của ASEAN về phòng thủ và an ninh sẽ chỉ góp phần thăng tiến ổn định khu vực. Ðây không phải là một lời tuyên bố quá đáng khi tôi nói rằng tôi trông đợi gia tăng hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng của hai bên.”

Thủ tướng Dũng dự trù sẽ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Ðông Á do Philippines chủ trì trong 2 ngày sắp tới. Trung Quốc đã không gửi phái đoàn đến dự diễn đàn này.
http://www.voatiengviet.com/content/lanh-dao-vietnam-philippines-gap-nhau-phan-doi-trung-quoc/1919337.html
 

 

 Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà cầm quyền Hà Nội



Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

CỠ CHỮ
Tôn thờ ngay kẻ thù trực tiếp và lâu dài nhất mà lại bảo chúng tôi theo thì chúng tôi theo thế nào?
Hành động mới đây của Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động tại khu vực có tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông không những thổi bùng lên làn sóng phẫn nộ của người Việt chống chủ nghĩa thôn tính-bành trướng từ Bắc Kinh, mà còn khơi dậy những bất bình trong dân chúng đối với đường lối đối nội-đối ngoại của Hà Nội.

Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay ghi nhận ý kiến của 4 người trẻ trong nước ngay sau khi xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc rầm rộ tại 3 miền đất nước hồi cuối tuần qua.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc thảo luận
Anh Chí: Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc tiếp tục khiêu khích dẫn tới leo thang, cũng không loại trừ khả năng có thể nổ súng giữa hai bên. Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ ngay mục tiêu lâu dài. Kế hoạch họ xây dựng từ rất lâu và họ quyết tâm sẽ làm bằng được. Việt Nam lần này nếu không phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát, thì họ sẽ còn lấn tới nữa.
 
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt NamBiểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam


Trà Mi: Theo các bạn, vì sao lần này Trung Quốc hành động táo bạo tới mức báo động như thế?

Trung Nghĩa:Mình nghĩ rằng khi Trung Quốc leo thang như thế ít nhất phải có sự hậu thuẫn nhất định nào đó từ phía Việt Nam. Mình không tin tưởng đường lối của các vị lãnh đạo. Mình nghĩ ít nhất phải có sự ‘tay trong’ nào đó hoặc có sự hậu thuẫn thì Trung Quốc mới dám ngang nhiên đưa cả giàn khoan lớn vào như thế. Thật vô lý, không thể nào có chuyện cả một giàn khoan đưa vào Việt Nam mà mình hoàn toàn không biết gì cho đến khi nó công khai ra. Lúc đó mới phản ứng lại, sự phản ứng đó quá muộn màng. Họ giả vờ không biết thì đúng hơn.

Trà Mi: Nếu ‘giả vờ’ vì sao lần này họ lại phản ứng rất mạnh, thậm chí đáp trả các cuộc tấn công vòi rồng của Trung Quốc, tuyên bố dùng ‘mọi biện pháp’ cần thiết trước các hành động khiêu khích của Bắc Kinh, tàu Việt Nam vẫn hiện diện tại hiện trường, báo chí nhà nước ồ ạt đưa tin…v..v..?
Em là một công dân của Việt Nam, em sẵn sàng cầm súng ra chiến trận, nhưng nếu ra chiến đấu để sau này cho đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền thì chắc chắn là không bao giờ em làm.


Mai Thanh:Khi sự việc rất nóng bỏng, sau 3 ngày dân phẫn nộ lên như vậy thì nhà nước mới bắt đầu có phản ứng nhẹ chứ không phải gay gắt. Khi giàn khoan ấy đã lộ ra rồi mới lên tiếng phản ứng, chắc chắn phải có bí ẩn trong vụ giàn khoan này.

Nguyễn Chí Đức: Mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản Trung-Việt là mối quan hệ giữa cộng sản và độc tài, họ có những thương lượng và đối thoại ‘đi đêm’. Đáng ra chuyện này người đứng đầu quốc gia phải lên tiếng. Đại hội đảng lần rồi họ không nói gì đến chuyện biển đảo hay mối đe dọa từ Trung Quốc, chứng tỏ họ có kênh đối thoại ngầm với đảng cộng sản Trung Quốc. Sự việc lần này đặt nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vào thế bắt buộc phải phản ứng, không thể bịp được nữa. Nếu không có đủ phản ứng thích hợp, giữa lúc lòng phẫn nộ của dân Việt đang bị thổi bùng lên họ không bảo vệ Tổ quốc thì không đủ tư cách để lãnh đạo đất nước. Cho nên buộc họ phải có biện pháp cứng rắn hơn so với những lần trước. Không thể bưng bít thông tin hay bịt miệng dân như xưa nữa.

Trà Mi: Những phản ứng quyết liệt lần này có thỏa lòng dân?

Trung Nghĩa:So với những lần trước, lần này phản ứng tương đối là mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Philippines hay Nhật, phản ứng hiện tại của Việt Nam vẫn còn quá là yếu ớt, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Dân cần chính phủ phải có hành động rõ rệt và quyết liệt hơn. Nó lấn sân mình như thế, nó đã xác định giẫm đạp lên luật quốc tế, không coi luật quốc tế ra gì thì mình không thể nào chấp nhận đàm phán như thế được.

Trà Mi: Nếu Việt Nam ‘quyết liệt hơn’ e dẫn tới những rủi ro. Việt Nam nếu không kiềm chế, khó đối đầu với Trung Quốc, khó tránh được tổn thất. Ý kiến các bạn thế nào?
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt NamBiểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam


Trung Nghĩa: Mình biết thế nhưng không nhất thiết phải là chiến tranh.
 
Trà Mi: Những việc làm ‘quyết liệt hơn’ cụ thể mà các bạn đề nghị là gì?

Anh Chí:Có nhiều bước nhà nước phải làm từ mặt trận ngoại giao, pháp lý, tới mặt trận quân sự. Việt Nam cần phải ngay lập tức đưa vụ này ra tòa quốc tế như Philippines đã làm, chứng minh Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam theo Luật biển 1982. Đánh động được dư luận quốc tế thì người ta mới có thể can thiệp. Việt Nam càng lùi thì họ càng tiến. Mình đang cầm chính nghĩa trong tay không lý gì không làm được việc đó, phải chăng vì những uẩn khúc trong quá khứ lịch sử mà không dám làm?

Trà Mi: Anh muốn nhắc tới công hàm của ông Phạm Văn Đồng với Trung Quốc lúc trước?

Anh Chí: Vâng, chính xác.

Trung Nghĩa:Điều mà chính phủ Việt Nam làm không tốt nữa là không lấy được lòng dân. Mình là công dân Việt Nam mà cảm thấy không tin tưởng chính phủ Việt Nam hiện tại.

Nguyễn Chí Đức:Người dân trong nước bây giờ thật sự chả ưa gì đảng cộng sản. Họ muốn tạo đoàn kết nhân dân, phải thể hiện qua việc chống tham nhũng và bớt đàn áp dân lành, đàn áp những tiếng nói phản biện giúp cho đất nước. Đằng này họ cứ đàn áp, sách nhiễu. Chính quyền này phải thay đổi toàn diện, chẳng hạn phải ra luật biểu tình. Họ sợ ra luật này, cái gì ảnh hưởng tới quyền cai trị của họ là họ sợ. Chính vì vậy từ rất lâu rồi họ bưng bít thông tin về chuyện biển đảo. Lần này mà im nữa là đảng của họ mất chính nghĩa ngay, lòng dân còn sôi sục hơn.
Mồm họ đòi chúng tôi ủng hộ mà tay họ vẫn cứ bóp cổ dân, tống tù đày đọa bao nhiêu người yêu nước thì làm sao mà chúng tôi chấp nhận được. Thứ hai, họ cứ ca tụng ‘4 tốt’, ‘16 vàng’ thì làm sao các nước xung quanh như Philippines hay Nhật liên minh với Việt Nam, một nước cứ ca tụng kẻ thù đánh mình thì họ liên minh làm gì?


Trà Mi: Khi Việt Nam để diễn ra các cuộc biểu tình hôm 11/5 có là một ‘thay đổi’ không so với các cuộc biểu tình trước đây mà chính anh Chí Đức là một nạn nhân bị đạp vào mặt khi tham gia?

Nguyễn Chí Đức:Không thay đổi. Họ cài cắm những người phò đảng vào để đánh anh em thuần túy yêu nước cơ. Tôi chứng kiến hết. Đối tượng được nhà nước bật đèn xanh cài vào biểu tình họ không hô đả đảo Trung Quốc. Họ chỉ tung hô ‘đảng cộng sản quang vinh’, ‘nhân dân đứng sau chính phủ’ thế này thế kia. Ý tôi muốn nói họ đi biểu tình mang tính trá hình.

Trà Mi: Ý anh là các cuộc biểu tình đó theo cái gọi là ‘định hướng’?

Trung Nghĩa: Chính xác. Chính vì vậy mà có rất nhiều anh em đấu tranh không tham gia cuộc biểu tình này vì đơn giản họ không muốn thành con rối cho đảng cộng sản giật dây.
Nếu chiến tranh, không riêng gì tôi mà nhiều thanh niên Việt Nam sẽ lên đường. Lên đường xong về bảo đảm kiểu gì chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ này, không còn độc tài cộng sản nữa mà phải là dân chủ


Trà Mi: Việt Nam có thể làm gì hơn nữa trong tình thế hiện nay? Các bạn chưa hài lòng, các bạn có kiến nghị nào nữa cụ thể không?

Anh Chí:Cái cần nhất bây giờ là đảng cộng sản phải tuyên bố công khai cho dân chương trình hành động cụ thể của họ thế nào để dân biết mà ủng hộ hay không ủng hộ. Họ cứ nói chung chung là dân phải đồng lòng với chính phủ, với đảng. Nhưng đồng lòng như thế nào. Chúng tôi không biết cụ thể nó như thế nào thì làm sao mà đồng lòng được? Chúng tôi có quyền lựa chọn. Dân không phải ‘đứng sau chính phủ’ như họ vẫn nói, mà dân có quyền đứng ngang bằng hoặc thậm chí đứng trước chính phủ. Từ hôm xảy ra tới giờ, ‘tứ trụ triều đình’, những người đại diện của chính quyền Việt Nam không có một phát ngôn chính thức nào ngoài những phản ứng của người dân hoặc từ cán bộ các cấp để chấp nhận sự đã rồi và ăn chia với Trung Quốc. Cái đó khác gì bán nước. Dân muốn biết đảng cộng sản có dám lựa chọn dứt khoát giữa lợi ích của họ mà bấy lâu họ đặt lên trên lợi ích dân tộc, lợi ích Tổ quốc. Bây giờ họ dám từ bỏ cái đó không hay vẫn cứ muốn đè đầu cưỡi cổ dân, dành đặc quyền đặc lợi, bán rẻ đất nước vì đặc quyền đặc lợi của phe nhóm thiểu số của họ và con cháu họ. Chúng tôi nực cười với bụng dạ của họ thì làm sao chúng tôi đồng lòng với họ được? Họ không thể nào hô hào suông. Cái bây giờ người dân phải biết là đảng cộng sản có tuyên bố dứt khoát hay vẫn giữ chính sách tôn thờ ‘16 vàng’, ‘4 tốt’.Tôn thờ ngay kẻ thù trực tiếp và lâu dài nhất mà lại bảo chúng tôi theo thì chúng tôi theo thế nào? Không bao giờ chúng tôi tốn xương máu cho kẻ khác ngồi hưởng lợi trên xương máu của nhân dân. Họ là những kẻ bán nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc nếu như họ không có những động thái đứng về phía nhân dân. Chúng tôi bây giờ nói công khai chuyện đấy chứ không có gì phải che giấu với họ.

Trà Mi: Có thể chăng đảng và nhà nước Việt Nam cũng muốn có những hành động dứt khoát, mạnh mẽ với Trung Quốc, nhưng trong thế kẹt vì Trung Quốc bây giờ quá hùng mạnh?

Anh Chí: Ở đây nói ‘dứt khoát’ không phải là đánh nhau mà là phải thể hiện thái độ cứng rắn và quyết liệt qua chính sách có phụ thuộc vào Trung Quốc hay không. Cái đó mới là quan trọng. Sự phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, văn hóa còn nguy hiểm hơn gấp vạn lần. Cái đó mới nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam vì chuyện đánh nhau rất khó xảy ra. Trung Quốc cũng không muốn vì nếu họ phát động chiến tranh, tổn hại cho họ sẽ lớn hơn Việt Nam. Thế giới văn minh không cho phép anh dùng sức mạnh đè bẹp nước láng giềng như thế. Khi đó Việt Nam có thể kêu gọi sự giúp đỡ của các nước khác và người ta sẵn sàng giúp chống lại Trung Quốc.

Trà Mi: Nhưng trong thời đại đối tác-đối thoại hiện nay, nếu mình có thái độ ‘cứng rắn’, ‘quyết liệt’ với người khổng lồ như vậy liệu chăng cũng có nhiều rủi ro cho mình? Phải chăng mình cũng nên ‘kiềm chế’, ‘mềm dẻo’, ‘uyển chuyển’?

Trung Nghĩa:Em không nghĩ thế. Mặc dù đều có kẻ thù chung là Trung Quốc, nhưng ta thấy Philippines, Nhật, Hàn họ có thể liên kết với nhau nhưng chưa thấy một mối liên kết nào của họ với Việt Nam cả. Nguyên nhân là do đảng cầm quyền ở Việt Nam. Mình yếu không thể nào đánh lại kẻ mạnh hơn mình, thế thì phải liên kết với những người khác. Nhưng vì lý do gì mà những người hàng xóm của mình không liên kết với mình.

Nguyễn Chí Đức: Tôi từng là cộng sản tôi hiểu. Bản chất của đảng cộng sản là muốn cầm quyền đến suốt đời, như khẩu hiệu ‘đảng cộng sản muôn năm’ của họ đó. Cho nên họ phải o bế nước cộng sản Tàu vì bây giờ trên thế giới thật ra chả ai thích cộng sản cả. Họ muốn bám trụ quyền lực đến cùng, thậm chí phải bán rẻ Tổ quốc họ cũng chấp nhận. Bây giờ họ cứ lẩn quẩn thế. Nếu họ thật tâm vì đất nước này, cách đây mười mấy năm họ đã phải ý thức vấn đề biển đảo, thức tỉnh lòng dân, tăng cường nội lực kinh tế, quốc phòng, giáo dục. Tôi hay đi biểu tình vì tôi muốn thức tỉnh cái đảng của tôi, nhưng tới mức tôi chán quá, tôi buông hết. Tôi tin trước sau gì Trung Quốc sẽ gây chiến. Lúc đấy, nó cũng giống như Nga, bất chấp luật pháp quốc tế. Thân phận dân tộc-đất nước Việt Nam nó khổ như thế.

Trà Mi: Trước tình hình hiện nay, phương cách nào cho vấn đề chủ quyền Việt Nam và người trẻ Việt có thể góp phần thế nào?

Trung Nghĩa:Vấn đề ở chỗ họ đối xử với người dân không hợp lý, cho nên dân cũng không đồng lòng. Em là một công dân của Việt Nam, em sẵn sàng cầm súng ra chiến trận, nhưng nếu ra chiến đấu để sau này cho đảng cộng sản tiếp tục cầm quyền thì chắc chắn là không bao giờ em làm. Một giọt máu em cũng không nhỏ cho đảng cộng sản. Quốc tế nhìn vào người ta phải thấy anh đối xử với con dân anh thế nào thì họ mới đồng ý kết hợp với anh hay không. Mỹ nói bao giờ Việt Nam thả tù nhân chính trị thì mới bắt tay với Việt Nam. Trong việc này, giữa đối nội và đối ngoại có sự xen kẽ cài răng lược với nhau và có một mối liên kết nhất định. Nếu trong nhà anh là người cha không tốt thì không một người hàng xóm nào chơi với anh cả.

Trà Mi: Trách nhiệm người công dân trong vấn đề này ra sao?

Anh Chí: Trước khi nhà nước nói tới trách nhiệm của công dân, họ phải có trách nhiệm của nhà nước trước. Đơn giản như quyền lên tiếng của người dân, quyền bày tỏ, nhân quyền họ cũng đàn áp, bóp cổ bóp miệng chúng tôi bấy lâu nay. Họ bắt bỏ tù những người như Điếu Cày, Bùi Thị Minh Hằng và nhiều người khác nữa. Hiện giờ họ vẫn cầm tù một cách vô căn cứ. Họ thích dùng quyền lực đày đọa chúng tôi vào con đường tù tội thì làm sao đòi hỏi trách nhiệm công dân? Bây giờ chúng tôi đặt ngược lại, chúng tôi đòi hỏi họ phải thả tất cả tù nhân lương tâm ra thì mới thuyết phục được lòng dân. Mồm họ đòi chúng tôi ủng hộ mà tay họ vẫn cứ bóp cổ dân, tống tù đày đọa bao nhiêu người yêu nước thì làm sao mà chúng tôi chấp nhận được. Thứ hai, họ cứ ca tụng ‘4 tốt’, ‘16 vàng’ thì làm sao các nước xung quanh như Philippines hay Nhật liên minh với Việt Nam, một nước cứ ca tụng kẻ thù đánh mình thì họ liên minh làm gì? Mỗi công dân khẳng định cho mình trách nhiệm với Tổ quốc, với đất nước,-dân tộc, chứ không phải với đảng cộng sản cầm quyền. Câu trả lời dứt khoát của chúng tôi là như thế.
Khi giàn khoan ấy đã lộ ra rồi mới lên tiếng phản ứng, chắc chắn phải có bí ẩn trong vụ giàn khoan này

Nguyễn Chí Đức: Họ phải an dân. Niềm tin vào đảng cộng sản đã bị xói mòn từ rất lâu rồi.

Trà Mi: Nếu sắp tới Trung Quốc có những hành động lấn lướt hơn nữa, táo bạo hơn nữa, công dân của Việt Nam sẽ làm gì?

Nguyễn Chí Đức: Nếu chiến tranh, không riêng gì tôi mà nhiều thanh niên Việt Nam sẽ lên đường. Lên đường xong về bảo đảm kiểu gì chúng tôi cũng phải thay đổi chế độ này, không còn độc tài cộng sản nữa mà phải là dân chủ.

Trung Nghĩa: Tôi sẽ không cầm súng ra chiến trường cho đến khi nào mà đảng cộng sản chưa nới tay với nhân dân, chưa thả tù nhân lương tâm, chưa làm theo nguyện vọng nhân dân kêu gọi. Không bao giờ tôi cầm súng cho đảng cộng sản để bảo vệ một chế độ như thế cả. Mình muốn phải có sự thay đổi từ chính quyền. Trung Quốc lấn lướt được Việt Nam cũng bởi vì chính quyền mình quá nhu nhược.

Trà Mi: Các bạn dự đoán mọi chuyện sẽ thế nào nếu Việt Nam ‘nhường bước’ hoặc ‘không nhường bước’?

Trung Nghĩa: Một thằng ăn cướp vào nhà cướp bóc của mình, không thể nào mình cứ lùi mãi. Lùi mãi thì lùi tới bao giờ? Nó dồn mình tới chân tường thì mình phải chống lại bằng cách này hay cách khác, kể cả chấp nhận thương vong.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình này.

 
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-lam-tang-phan-no-cua-dan-viet-voi-nha-cam-quyen-ha-noi/1917297.html


Việt - Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan

Cập nhật: 11:56 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014

Bộ trưởng Phạm Bình Minh từng gặp Bộ trưởng John Kerry ở hội nghị Asean tháng Bảy 2013
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói cuộc điện đàm diễn ra sáng 21/5.
Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”.
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982”.
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.

Căng thẳng


Đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải đã công kích Việt Nam

Cuộc điện đàm được Việt Nam công bố dường như cho thấy cố gắng xích lại gần với Washington của Hà Nội trong bối cảnh Bắc Kinh không nhượng bộ về vụ giàn khoan.
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam.
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động “tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_pham_binh_minh_john_kerry.shtml


No comments:

Post a Comment