Việt Nam sẽ đơn độc nếu bị tấn công?
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu tiếp tục kéo dài thì khả
năng một cuộc chiến ngắn hạn do Trung Quốc phát động có thể diễn ra.
Câu hỏi đặt ra: Trung quốc sẽ sử dụng vũ khí nào và Việt Nam có thể ứng
phó ra sao, trong bao lâu? Mặc Lâm phỏng vấn GS Carl Thayer hiện là cố
vấn cho Học Viện Quốc phòng Úc để biết thêm ý kiến một chuyên gia quân
sự trước những câu hỏi này.
Mặc Lâm: Thưa GS nếu cuộc chiến xảy ra, liệu Trung Quốc sẽ dùng loại vũ khí chiến lược nào để tấn công Việt Nam nhằm chiếm thế thượng phong thưa ông?
GS Carl Thayer: Vũ khí bí mật mà Trung Quốc xem là mạnh nhất có thể nói là hỏa tiển đạn đạo nhưng tôi nghĩ họ sẽ không cần sử dụng tới nó vì nếu chiến tranh có diễn ra sẽ là các cuộc hải chiến trên biển và Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh không quân của họ để tấn công và yểm trợ cho hải quân. Những cứ điểm quan trọng của Việt Nam như Hải Phòng, Nha Trang hay Vịnh Cam Ranh sẽ bị tấn công nhằm không cho các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam xuất kích.
Trung Quốc sẽ tận dụng các loại tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và chiến đấu cơ của họ để áp đảo làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển.
Mặc Lâm: Trong thế mạnh quân sự giữa hai nước rõ ràng Việt Nam không phải là địch thủ của Trung Quốc. Theo ông Việt Nam có thể cầm cự và kéo dài cuộc chiến trong bao lâu?
Mặc Lâm: Lúc gần đây Hoa Kỳ có ngầm gợi ý sẽ mang chiến hạm thuộc Hạm đội 7 vào thăm Việt Nam thường xuyên hơn, theo ông nếu cuộc chiến xảy ra khả năng can thiệp của Hoa Kỳ có cao không?
Trước đề nghị của Hạm Đội Thứ 7 của Hoa Kỳ sẽ cho các chiếm hạm Mỹ vào thăm và giúp đỡ các vấn đề an ninh hàng hải, bảo vệ ngư dân, tìm kiếm cứu hộ cho VN; nay Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VNcs Phạm Minh minh chính thức đề nghị: “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”.
Theo tin Hạnh Dương được biết, Hoa Kỳ hoan nghênh đề nghị của VNcs và tới đây sẽ có các văn kiện về Hiệp Ước hợp tác an ninh và phòng thủ Biển Đông giữa Hoa Kỳ và VN và trong những ngày tới, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ sẽ có rất nhiều tàu chiến, tàu ngầm, máy bay sẽ vào thăm Biển Đông và các cảng của VN mà không liên quan đe dọa đến một nước thứ 3 nào khác.
Xin chúc mừng nhân dân VN có thể thở phào nhẹ nhỏm nếu như được Hoa Kỳ bảo vệ sau khi TQ và Nga ký liên minh quân sự vào ngày hôm qua 20-5-2014 tại Thượng Hải giữa TT Nga Putin và Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình! Sau khi ký với Nga, Tập Cận Bình cảnh báo các nước Á Châu không nên lập Liên Minh quân sự với Mỹ! Nhưng VN sau thời gian theo đuôi đàn anh đồng chí “4 Tốt, 16 Chữ Vàng” TQ, nay đã bị TQ quyết tâm xâm lược nên đành phải xin Mỹ can thiệp và che chở! Muộn còn hơn không!
Nhiều điều bí mật mà ít ai biết về sự thật quanh vụ Dàn Khaon HD-981 của TQ đặt trên Biển Đông của VN. Mời nghe chương trình phát thanh quốc tế “Những Bí Mật Thời Sự” của Hạnh Dương nói chuyện và phân tích lúc 9:00am đến 9:30am PST Giờ California sáng Thứ Tư 21-5-2014, giờ Texas là 11:00am Thứ Tư 14-5-2014 (tương đương Giờ VN là 11:00pm đêm Thứ Tư 21-5-2014).
Xin mời nghe tại Link: www.sdaigondallasradio.com
Tại Hoa
Kỳ và Canada có thể nghe trực tiếp qua Điện Thoại gọi số Miễn Phí: 213-493-0188.
Thủ tướng Việt Nam đã mở các cuộc hội đàm với tổng thống Philippines
hôm nay ở Manila. Hai bên đã thảo luận việc tăng cường quan hệ quốc
phòng và hợp tác hàng hải. Nhưng thủ tướng Việt Nam đã gây chú ý qua các
lời lẽ gay gắt đối với Trung Quốc, và nói rằng cả Manila và Hà Nội đều
kiên quyết chống đối điều ông gọi là những vi phạm lãnh hải của Bắc Kinh
trong vùng Biển Ðông. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ
Manila.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Manila sau khi căng thẳng tăng cao với Bắc Kinh vì vụ một giàn khoan của Trung Quốc được Bắc Kinh đưa tới địa điểm mà Việt Nam nói là thuộc hải phận của mình.
Philippines cũng than phiền về những vụ đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại nhiều hòn đảo đang có tranh chấp. Tháng trước, Philippines đã phản đối điều họ gọi là dự án 'lấp biển lấy đất' tại một ghềnh đá mà họ đòi chủ quyền ở quân đảo Trường Sa.
Phát biểu qua một thông dịch viên tại dinh Tổng thống Philippines, ông Dũng nói Manila và Hà Nội có chung quan điểm về tình hình.
Thủ tướng Việt Nam nói: “Hai bên quyết tâm phản đối những hành động vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi các nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục cực lực lên án Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc tức khắc chấp dứt các hành động vi phạm vừa kể và tôn trọng đầy đủ và nghiêm khắc luật quốc tế.”
Trong các cuộc họp hôm nay, hai nhà lãnh đạo tuyên bố họ muốn thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề quốc phòng và dự tính hội ý với nhau một cách tích cực hơn khi có liên quan đến an ninh khu vực.
Các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã xịt vòi rồng qua lại hồi đầu tháng này sau khi giàn khoan dầu bắt đầu dự án khoan. Sự cố này đã dẫn tới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều công ty Trung Quốc đã bị phá hoại. Các giới chức Việt Nam nói hồi cuối tuần họ sẽ trấn át các cuộc biểu tình.
Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc và Ðài Loan đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển, là một tuyến thông thương được nhiều người sử dụng, có nguồn hải sinh dồi dào và được cho là chứa trữ lượng lớn về dầu khí.
Mặc Lâm: Thưa GS nếu cuộc chiến xảy ra, liệu Trung Quốc sẽ dùng loại vũ khí chiến lược nào để tấn công Việt Nam nhằm chiếm thế thượng phong thưa ông?
GS Carl Thayer: Vũ khí bí mật mà Trung Quốc xem là mạnh nhất có thể nói là hỏa tiển đạn đạo nhưng tôi nghĩ họ sẽ không cần sử dụng tới nó vì nếu chiến tranh có diễn ra sẽ là các cuộc hải chiến trên biển và Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh không quân của họ để tấn công và yểm trợ cho hải quân. Những cứ điểm quan trọng của Việt Nam như Hải Phòng, Nha Trang hay Vịnh Cam Ranh sẽ bị tấn công nhằm không cho các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam xuất kích.
Trung Quốc sẽ tận dụng các loại tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và chiến đấu cơ của họ để áp đảo làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển.
Mặc Lâm: Trong thế mạnh quân sự giữa hai nước rõ ràng Việt Nam không phải là địch thủ của Trung Quốc. Theo ông Việt Nam có thể cầm cự và kéo dài cuộc chiến trong bao lâu?
Chắc chắn tên lửa phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả năng này vì Nga sẽ không thể cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn nữa không có lý do gì khiến Nga phải làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ giữ thái độ trung lập và điều này làm cho Việt Nam thất thếGS Carl Thayer: Việt Nam có thể tập trung nhanh chóng một lực lượng đủ mạnh để chống lại Trung Quốc với 5 triệu người dân dự bị cộng với 400 ngàn binh sĩ trên đất liền. Chiến lược mà Việt Nam dùng là sẽ tập trung vào sức mạnh mà họ kêu gọi từ toàn dân và họ sẽ chống trả từ trên bờ đối với các cuộc tấn công của Trung Quốc.
GS Carl Thayer
Các loại tên lửa sẽ được Việt Nam dùng đến là chủ yếu nhưng vũ khí
phòng vệ này của Việt Nam sẽ nhanh chóng không còn trong kho dự trữ và
câu hỏi đặt ra Việt Nam sẽ tiếp tục có chúng từ nguồn cung cấp nào. Chắc
chắn tên lửa phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả năng này
vì Nga sẽ không thể cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn nữa
không có lý do gì khiến Nga phải làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ
giữ thái độ trung lập và điều này làm cho Việt Nam thất thế.
Việt Nam có tên lửa Bastion rất mạnh và chính xác để tự vệ. Những tên
lửa này có thể tấn công căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam của
Trung Quốc hay thành phố San Sha trên đảo Phú Lâm và các cuộc tấn công
này sẽ làm cho Trung Quốc khó khăn bất ngờ. Bên cạnh đó những chiến đấu
cơ tương đối hiện đại của Việt Nam cũng sẽ gây khó khăn cho tàu chiến
Trung Quốc bằng các loại hỏa tiển tầm xa. Tuy nhiên phải nói là cũng rất
giới hạn về số lượng.
Mặc Lâm: Khi nhắm vào các quân cảng quan trọng của Việt Nam
như Nha Trang hay vịnh Cam Ranh Trung Quốc sẽ có chiến thuật gì để tấn
công trực tiếp vào đây?
GS Carl Thayer: Chiến đấu cơ Trung Quốc phát xuất từ Hải Nam
sẽ được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn
cứ hải quân này của Việt Nam vì khoảng cách cho phép chúng bay vào rồi
quay trở lại nơi xuất phát. Hỏa tiển đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ
được mang ra tấn công vào đất liền của Việt Nam. Tàu ngầm cũng sẽ mang
thủy lôi để phong tỏa các điểm quan trọng này và ngăn không cho tàu ngầm
Việt Nam ra khơi. Thế mạnh của Trung Quốc về vũ khí sẽ làm Việt Nam
không thể chiến đấu từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến và do đó Việt Nam sẽ
không vận dụng được chiến lược phòng thủ.
Mặc Lâm: Lúc gần đây Hoa Kỳ có ngầm gợi ý sẽ mang chiến hạm thuộc Hạm đội 7 vào thăm Việt Nam thường xuyên hơn, theo ông nếu cuộc chiến xảy ra khả năng can thiệp của Hoa Kỳ có cao không?
Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ cộng với cuộc chiến tranh nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép hải quân của họ tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi
GS Carl Thayer
GS Carl Thayer: Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ
cộng với cuộc chiến tranh nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ
không cho phép hải quân của họ tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt
Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi.
Mặc Lâm: Còn Nhật Bản thì sao thưa GS, họ có nắm lấy cơ hội
này tham gia cuộc chiến nhằm tự bảo vệ cho chính họ trước các hành động
gây hấn liên tục của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku hay không?
GS Carl Thayer: Nhật Bản sẽ tập trung cao độ nếu cuộc chiến
xảy ra nhưng họ sẽ không làm gì hơn là chuẩn bị một cuộc tấn công khác
có thể Trung Quốc sẽ nhằm vào họ. Vì vậy tôi nghĩ Nhật Bản sẽ không có
bất cứ hành động nào yểm trợ Việt Nam. Hơn nữa từ vùng biển của Nhật tới
biển Đông là một chặng hành trình rất dài và sẽ rất dễ tổn thương nếu
bị Trung Quốc tấn công.
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông câu cuối cùng, Việt Nam sẽ gặp các hậu quả như thề nào nếu cuộc chiến xảy ra?
GS Carl Thayer: Trước tiên là giá bảo hiểm về hàng hải và hàng
không sẽ tăng rất cao khi chiến tranh xảy ra. Quan hệ kinh tế là điều
tệ hại nhất sẽ xảy ra cho doanh nghiệp cả hai nước, họ sẽ trở thành nạn
nhân đầu tiên. Tử vong sẽ lan tràn khi cuộc chiến nổ ra và Việt Nam có
thể tấn công trả đũa vào các thành phố miền Nam của Trung Quốc gây tác
hại cho kinh tế tại các nhiều khu vực phía Nam sát với biên giới hai
nước.
Một làn sóng tỵ nạn rất lớn khi người Hoa chạy sang Cambodia sẽ làm cho tình hình càng khó kiểm soát hơn.
Vấn đề chính tệ hại nhất xảy ra cho Việt Nam là thời điểm hiện nay
không phải là thời gian của thập niên 60 khi Mỹ đánh bom xuống miền
Bắc, lúc ấy người dân có thể chiến đấu trong tình trạng rất khó khăn, họ
có thể dùng than để nấu nướng mà không hề gì. Tuy nhiên khi cuộc chiến
xảy ra vào lúc này hàng chục thành phố miền Bắc sẽ mất điện kéo dài vì
Trung Quốc cắt nguồn điện mà họ cung cấp cho Việt Nam, lúc ấy hàng triệu
người dân Việt Nam sẽ trở thành con tin của Trung Quốc và đây là điểm
chính mà Việt Nam sẽ gặp phải khi chiến tranh nổ ra mặc dù ngắn hạn đi
nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/if-wr-com-wht-cn-arm-05212014053522.htmlViệt - Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan
Cập nhật: 11:56 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại
giao Hoa Kỳ John Kerry về căng thẳng với Trung Quốc.
Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam nói cuộc điện đàm diễn ra sáng 21/5.
Việt Nam nói ông Phạm Bình Minh đã
cập nhật cho ông John Kerry về việc Trung Quốc “đơn phương hạ đặt trái
phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam”.
Theo Ngoại trưởng Minh, Trung Quốc “liên tục gia
tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn
công nhanh và tàu đổ bộ lớn”.
Ông Phạm Bình Minh nhắc lại “Việt Nam đã hết sức
kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên
quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu
vực”.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ngoại trưởng
Mỹ trả lời rằng ông “đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam
thể hiện trong việc kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình và đối
thoại, không để căng thẳng leo thang”.
Ông John Kerry xem giàn khoan của Trung Quốc là “hành động khiêu khích, làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định lập trường về
việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông “một cách hòa bình, trên
cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật
biển năm 1982”.
Cũng trong cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Việt Nam
nói Việt Nam “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ
thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan
hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước”.
Việt - Mỹ điện đàm về vụ giàn khoan - BBC Vietnamese - Việt Nam
Ngày
Thứ Tư 21-5-2014, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng của VNcs là Phạm Bình
Minh đã có cuộc điện đàm với Ngoại Trưởng John Kerry của Hoa Kỳ để tố
cáo các hành động xâm lược của Trung Quốc tự ý đặt Dàn Khoan HD-981 trên
Biển Đông trong khu đặc quyền kinh tế của VN. Ông Phạm Bình Minh nói VN
đã kiên trì kiềm chế và đòi hỏi TQ phải rút tức khắc Dàn Khoan HD-981
ra khỏi hải phận VN và tôn trọng luật pháp quốc tế. Ông tố cáo TQ
đưa các tàu chiến hải quân gồm tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiểu tấn công
nhanh và tàu đổ bộ lớn vào Biển Đông.
Trước đề nghị của Hạm Đội Thứ 7 của Hoa Kỳ sẽ cho các chiếm hạm Mỹ vào thăm và giúp đỡ các vấn đề an ninh hàng hải, bảo vệ ngư dân, tìm kiếm cứu hộ cho VN; nay Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng VNcs Phạm Minh minh chính thức đề nghị: “sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”.
Theo tin Hạnh Dương được biết, Hoa Kỳ hoan nghênh đề nghị của VNcs và tới đây sẽ có các văn kiện về Hiệp Ước hợp tác an ninh và phòng thủ Biển Đông giữa Hoa Kỳ và VN và trong những ngày tới, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ sẽ có rất nhiều tàu chiến, tàu ngầm, máy bay sẽ vào thăm Biển Đông và các cảng của VN mà không liên quan đe dọa đến một nước thứ 3 nào khác.
Xin chúc mừng nhân dân VN có thể thở phào nhẹ nhỏm nếu như được Hoa Kỳ bảo vệ sau khi TQ và Nga ký liên minh quân sự vào ngày hôm qua 20-5-2014 tại Thượng Hải giữa TT Nga Putin và Chủ Tịch TQ Tập Cận Bình! Sau khi ký với Nga, Tập Cận Bình cảnh báo các nước Á Châu không nên lập Liên Minh quân sự với Mỹ! Nhưng VN sau thời gian theo đuôi đàn anh đồng chí “4 Tốt, 16 Chữ Vàng” TQ, nay đã bị TQ quyết tâm xâm lược nên đành phải xin Mỹ can thiệp và che chở! Muộn còn hơn không!
Nhiều điều bí mật mà ít ai biết về sự thật quanh vụ Dàn Khaon HD-981 của TQ đặt trên Biển Đông của VN. Mời nghe chương trình phát thanh quốc tế “Những Bí Mật Thời Sự” của Hạnh Dương nói chuyện và phân tích lúc 9:00am đến 9:30am PST Giờ California sáng Thứ Tư 21-5-2014, giờ Texas là 11:00am Thứ Tư 14-5-2014 (tương đương Giờ VN là 11:00pm đêm Thứ Tư 21-5-2014).
Xin mời nghe tại Link: www.sdaigondallasradio.com
Sự đa dạng và đồng thuận trong cuộc biểu tình ngày 11/5
Nghe bài này
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ông Nguyễn Sinh Hùng hôm nay 20/05 cảnh
báo là hòa bình và an ninh quốc gia đang bị đe dọa, tình hình Biển Đông
diễn biến phức tạp. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định như vậy trong
phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội.
Báo chí nhà nước trích lời ông Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, khó lường trước diễn biến trên Biển Đông vì Bắc Kinh đã bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Cần chủ động ứng phó
Ngày Chủ nhật 11/5/2014 là một ngày khác thường trong sinh hoạt chính
trị xã hội Việt nam trong những năm gần đây. Trên các đường phố, và cả ở
miền thôn quê Việt nam xuất hiện những đám đông xuống đường phản đối
Trung quốc xâm lược và yêu cầu cải cách đất nước.
Không như những chủ nhật biểu tình chống Trung quốc trước đó thường
xuyên bị nhà cầm quyền nhanh chóng giải tán, ngày 11/5 được những người
biểu tình coi là thành công. Từ sự so sánh đó những người quan sát cho
rằng đã có một sự nới lõng của nhà cầm quyền để cuộc biểu tình được diễn
ra trọn vẹn.
Có phải là xã hội có sự chia rẽ?
Một sự khác biệt nữa là lần biểu tình này có đến hai nhóm khác nhau.
Một nhóm được tổ chức bởi nhà nước với những lực lượng đoàn thanh niên
của họ, nhóm kia được kêu gọi bởi 20 tổ chức dân sự, dưới con mắt của
nhà cầm quyền Việt nam có thể gọi là tự phát. Trước ngày 11/5 đã có tin
đồn loan ra khắp nơi rằng nhà nước kêu gọi đi biểu tình, và có rất nhiều
người nghi ngại về lời kêu gọi đó.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, một trong những người tổ chức nhóm biểu tình ở Đà Nẵng vào ngày 11/5 nói với chúng tôi vào ngày 8/5.
“Tôi nghĩ là động cơ để người ta lên tiếng là đa dạng, có những
người lên tiếng vì sự an nguy của đất nước, những người khác lại lồng
vào đó động cơ chính trị. Có thể là bên cầm quyền người ta cần hình ảnh
biểu tình để cho thấy là họ được dân ủng hộ. Nhưng người biểu tình thì
người ta cảm thấy chán ghét chế độ này, chán ghét đảng cộng sản, chán
ghét những người cầm quyền, Việt nam mình bây giờ ở vào tình trạng chia
rẽ trầm trọng.”
Tôi nghĩ là động cơ để người ta lên tiếng là đa dạng, có những người lên tiếng vì sự an nguy của đất nước, những người khác lại lồng vào đó động cơ chính trị. Có thể là bên cầm quyền người ta cần hình ảnh biểu tình để cho thấy là họ được dân ủng hộ.
Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
Hình ảnh lớn nhất còn đọng lại của ngày 11/5 là tình cảm chống xâm
lược của hàng ngàn người từ Bắc chí Nam. Song người có quan tâm tới thời
cuộc Việt nam lại thấy rõ điều chia rẽ mà kỹ sư Thạnh vừa nhắc tới. Tại
Sài Gòn, nhóm đoàn viên thanh niên chiếm diễn đàn của nhóm 54 nhân sĩ
trí thức tại nhà hát lớn thành phố. Các biểu ngữ của nhóm đoàn viên này
rất tinh tươm và nhấn mạnh việc ủng hộ đảng cộng sản Việt nam. Trong khi
đó nhóm biểu tình tự phát trương lên một cách bất ngờ yêu cầu phải cải
cách chính trị và xã hội để Việt nam được cường thịnh. Giải thích về các
biểu ngữ yêu cầu cải cách này, chị Như Quỳnh, một blogger tham gia vào
việc biểu tình tự phát nói với chúng tôi sau cuộc biểu tình.
“Cá nhân tôi cho rằng đây là lúc nhà nước Việt nam phải lựa chọn
sự thay đổi về đường lối đối nội lẫn đối ngoại. Đối nội là thay đổi
đường lối với chính sách với những tiếng nói phản biện trong nước. Đối
ngoại là thay đổi sự quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Cái câu vì một quốc
gia cường thịnh thì tôi nghĩ là thông điệp ngắn mà ôn hòa.”
Sự ôn hòa trong cuộc biểu tình ngày 11/5 đôi khi bị lấn lướt bởi
những va chạm của hai nhóm biểu tình. Căng thẳng nhất là hình ảnh một
bạn trẻ tại Hà nội, mang cờ búa liềm, lá cờ này là biểu tượng của cả hai
đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam. Va chạm giữa bạn trẻ này và những
người thuộc nhóm tự phát cuối cùng đã không xảy ra, nhưng nó cho thấy
sự đồng thuận vốn được truyền thông nhà nước thường xuyên nêu cao là
không hẳn đúng trong xã hội Việt nam hiện nay.
Em nghĩ rằng bây giờ xã hội đã mở rộng nhiều rồi. Nhiều bloggers, nhiều nhóm xã hội khác nhau, mỗi người có một quan điểm, mỗi người đưa ra lời kêu gọi khác nhau. Có sự chia rẽ, nhưng ở đây là sự chia rẽ về quan điểm, về cách thức chứ còn về việc chống Trung quốc thì không
Anh Tuấn
Một xã hội đa dạng
Một thanh niên tham gia cuộc biểu tình thuộc nhóm tự phát tại Hà nội
là Tuấn cho rằng những va chạm ấy là không quan trọng, mặc dù nhiều biểu
ngữ đã bị xé vì hai nhóm biểu tình không đồng quan điểm với nhau.
“ Em nghĩ rằng bây giờ xã hội đã mở rộng nhiều rồi. Nhiều
bloggers, nhiều nhóm xã hội khác nhau, mỗi người có một quan điểm, mỗi
người đưa ra lời kêu gọi khác nhau. Có sự chia rẽ, nhưng ở đây là sự
chia rẽ về quan điểm, về cách thức chứ còn về việc chống Trung quốc thì
không.”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, thành viên của tổ chức dân sự Voice, một trong
20 nhóm dân sự đưa ra lời kêu gọi biểu tình ngày 11/5 đưa ra lời nhận
xét về bộ mặt của xã hội Việt nam hiện tại xuất hiện trong cuộc biểu
tình.
“ Về chuyện cuộc biểu tình có sư phân hóa, tạm gọi là của phe dân
và phe đảng, mọi người chắc là nhận ra sự phân biệt đó, cả về khẩu hiệu,
về thái độ, về cách thức tổ chức. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì tôi cho
rằng một cuộc biểu tình mà trưng ra được một khuôn mặt đa nguyên, có
nhiều quan điểm, chiều hướng, thì nó không phải là điều tệ hại, nếu
không muốn nói là tốt để tập dần những luật chơi dân chủ, luật chơi đa
nguyên của một xã hội văn minh. Tôi thấy những biểu ngữ đòi trả tự do
cho người yêu nước đứng bên cạnh những biểu ngữ ủng hộ chính phủ, đồng
lòng với chính phủ để giải quyết vấn đề biển Đông, nó tạo ra một sự đa
dạng trong không khí chính trị Việt nam hiện nay.”
Nhưng dù gì đi chăng nữa thì tôi cho rằng một cuộc biểu tình mà trưng ra được một khuôn mặt đa nguyên, có nhiều quan điểm, chiều hướng, thì nó không phải là điều tệ hại, nếu không muốn nói là tốt để tập dần những luật chơi dân chủ, luật chơi đa nguyên của một xã hội văn minh
Anh Nguyễn Anh Tuấn
Dù có sự đa dạng như anh Nguyễn Anh Tuấn đề cập, cuộc biểu tình lớn
ngày 11/5 kết thúc trọn vẹn. Sau đó vài ngày, cuộc biểu tình của hàng
ngàn công nhân tại khu công nghiệp Bình Dương với duy nhất cờ đỏ sao vàng
đã nhanh chóng dẫn tới sự bạo loạn. Sự bạo loạn này còn trầm trọng hơn
khi sự can thiệp của cơ quan chức năng bị cho là rất chậm trễ, không
nhanh chóng như những vụ trấn dẹp những cuộc biểu tình không do nhà nước
tổ chức trong những năm gần đây.
Cách nay hơn 10 năm, chính phủ Việt nam đã huy động được hàng ngàn
người, theo lời báo chí chính thống, biểu tình chống sự xâm lược của lực
lượng Mỹ vào Iraq. Một cuộc huy động toàn bộ hệ thống chính trị như
đảng cộng sản hay đề cập để quan tâm đến một việc xa nước Việt nam hàng
ngàn dặm.
Ngày hôm nay nhìn vào cuộc biểu tình ngày 11/5 thì thấy rằng xã hội
Việt nam đã thay đổi với sự hình thành những hội nhóm, quan điểm khác
nhau. Và xã hội đó có những tự phát của nó để chống lại những điều đe
dọa đến an nguy cận kề của quốc gia.
Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao những người cầm quyền tại Việt nam vẫn còn e ngại sự đa nguyên?
Biển Đông diễn biến phức tạp: Hòa bình, an ninh quốc gia bị đe dọa
Báo chí nhà nước trích lời ông Nguyễn Sinh Hùng nói rằng, khó lường trước diễn biến trên Biển Đông vì Bắc Kinh đã bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Khó lường trước diễn biến trên Biển Đông vì Bắc Kinh đã bất chấp những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng
Sẽ không có chiến tranh?
Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong
vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong
đó có cả tàu chiến máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm
trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
biển 1982, tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông.
Khi kêu gọi các đại biểu Quốc hội góp ý với Chính phủ về tình hình
Biển Đông, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cho thấy sẽ không có khả năng xảy
ra chiến tranh.
Vì theo lời ông, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc
gia, nhưng lại bảo đảm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước, cũng như kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị
truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Cần chủ động ứng phó
Cũng tại buổi khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 13 sáng nay tại Hà
Nội, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nói là
Việt Nam cần chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực đến kinh tế,
trước tình hình phức tạp do việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981
tại vùng đặc quyền kinh tế ở vùng biển Việt Nam, đến nay đã kéo dài 3
tuần lễ.
Ông Nguyễn Văn Giàu đã nhận định như vậy một ngày sau khi Trung Quốc
đưa ba tàu thủy đến cảng Vũng Áng và đã sơ tán 3.000 công nhân Trung
Quốc về nước.
Khoảng hơn 1.000 người Trung Quốc khác đã rời Việt Nam bằng đường bộ qua Campuchia hoặc bằng đường hàng không.
Được biết các vụ biểu tình phản kháng Trung Quốc dẫn tới bạo động ở
Vũng Áng Hà Tĩnh làm 2 người Trung Quốc thiệt mạng, hơn trăm người bị
thương theo công bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong khi đó hãng tin
Reuters cho biết có 21 người chết gồm 15 Trung Quốc và 6 Việt Nam.
Trước đó vào ngày 12/5 khoảng hơn 500 doanh nghiệp phần lớn là của
Đài Loan ở Bình Dương và Đồng Nai đã bị đốt phá với nhiều mức độ thiệt
hại từ nhẹ tới nặng.
Lãnh đạo Việt Nam, Philippines gặp nhau, phản đối Trung Quốc
Tổng
thống Philippines Benigno Aquino III chào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng tại Dinh Malacanang ở Manila, ngày 21/5/2014.
CỠ CHỮ
21.05.2014
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Manila sau khi căng thẳng tăng cao với Bắc Kinh vì vụ một giàn khoan của Trung Quốc được Bắc Kinh đưa tới địa điểm mà Việt Nam nói là thuộc hải phận của mình.
Philippines cũng than phiền về những vụ đụng độ với các tàu hải giám của Trung Quốc tại nhiều hòn đảo đang có tranh chấp. Tháng trước, Philippines đã phản đối điều họ gọi là dự án 'lấp biển lấy đất' tại một ghềnh đá mà họ đòi chủ quyền ở quân đảo Trường Sa.
Phát biểu qua một thông dịch viên tại dinh Tổng thống Philippines, ông Dũng nói Manila và Hà Nội có chung quan điểm về tình hình.
Thủ tướng Việt Nam nói: “Hai bên quyết tâm phản đối những hành động vi phạm của Trung Quốc và kêu gọi các nước cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục cực lực lên án Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc tức khắc chấp dứt các hành động vi phạm vừa kể và tôn trọng đầy đủ và nghiêm khắc luật quốc tế.”
Trong các cuộc họp hôm nay, hai nhà lãnh đạo tuyên bố họ muốn thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề quốc phòng và dự tính hội ý với nhau một cách tích cực hơn khi có liên quan đến an ninh khu vực.
Các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã xịt vòi rồng qua lại hồi đầu tháng này sau khi giàn khoan dầu bắt đầu dự án khoan. Sự cố này đã dẫn tới những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam và nhiều công ty Trung Quốc đã bị phá hoại. Các giới chức Việt Nam nói hồi cuối tuần họ sẽ trấn át các cuộc biểu tình.
Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều nhận chủ quyền trong vùng Biển Ðông. Trung Quốc và Ðài Loan đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển, là một tuyến thông thương được nhiều người sử dụng, có nguồn hải sinh dồi dào và được cho là chứa trữ lượng lớn về dầu khí.
Hồi tháng 3, Philippines đã đệ trình khoảng 4.000 trang tài liệu hỗ trợ
cho vụ đòi quốc tế tài phán về cái mà họ gọi là những “khẳng định chủ
quyền quá đáng” của Trung Quốc trong vùng biển này. Trung Quốc bác bỏ vụ
kiện và chưa đáp lại.
Trong số các nước đòi chủ quyền, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng nhiều nhất chống lại việc Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong vùng biển.
Tổng thống Aquino nói hai nước đang cứu xét các điều kiện “tiên quyết” hướng tới việc thành lập một đối tác sách lược.
Ông Aquino nói: “Tôi tin rằng hợp tác liên tục với Việt Nam cũng như các thành viên khác của ASEAN về phòng thủ và an ninh sẽ chỉ góp phần thăng tiến ổn định khu vực. Ðây không phải là một lời tuyên bố quá đáng khi tôi nói rằng tôi trông đợi gia tăng hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng của hai bên.”
Thủ tướng Dũng dự trù sẽ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Ðông Á do Philippines chủ trì trong 2 ngày sắp tới. Trung Quốc đã không gửi phái đoàn đến dự diễn đàn này.
Trong số các nước đòi chủ quyền, Philippines và Việt Nam đã lên tiếng nhiều nhất chống lại việc Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền trong vùng biển.
Tổng thống Aquino nói hai nước đang cứu xét các điều kiện “tiên quyết” hướng tới việc thành lập một đối tác sách lược.
Ông Aquino nói: “Tôi tin rằng hợp tác liên tục với Việt Nam cũng như các thành viên khác của ASEAN về phòng thủ và an ninh sẽ chỉ góp phần thăng tiến ổn định khu vực. Ðây không phải là một lời tuyên bố quá đáng khi tôi nói rằng tôi trông đợi gia tăng hợp tác giữa các cơ quan quốc phòng của hai bên.”
Thủ tướng Dũng dự trù sẽ phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Ðông Á do Philippines chủ trì trong 2 ngày sắp tới. Trung Quốc đã không gửi phái đoàn đến dự diễn đàn này.
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung Quốc?
Nhiều người dân Philippines đã xuống đường phản đối Trung Quốc và bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam.
Cập nhật: 21.05.2014 12:16
Chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trong
bối cảnh căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đã khiến
nhiều nhà quan sát nêu giả thuyết rằng Việt Nam đang chủ động xích lại
gần hơn nữa với Philippines để tạo lập liên minh nhằm đương đầu với
Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Các tuyên bố của giới chức Việt Nam tại Philippines, nước cũng có tranh
chấp lãnh hải quyết liệt với Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh Hà
Nội và Bắc Kinh vẫn chưa thoái lui trong vụ đối đầu xung quanh giàn
khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với
nhau để cùng đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai
nước có quyền lợi tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự
thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền
chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất
cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu. Cái đó không
giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện chiến
thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói
chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, từ Đại học
George Mason (Mỹ) nói Việt Nam và Philippines đang mưu tìm ‘tiếng nói
chung’.
Ông Hùng nói: “Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu. Cái đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện chiến thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên”.
Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu vào vùng mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình không chỉ dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động gây chết người khắp Việt Nam mà nó còn buộc các giới chức nước này phải thẳng thắn nêu rõ quan điểm của phía Hà Nội cũng như tăng cường vận động sự ủng hộ từ bên ngoài.
Trong bài phát biểu ở Manila, ông Dũng cũng kêu gọi ‘các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, tuân thủ luật pháp quốc tế’.
Liên quan tới chiến dịch ngoại giao của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam ‘đã tranh đấu hữu hiệu hơn và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới’.
Ông nói: “Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng)".
Ông Hùng nói: “Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu. Cái đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện chiến thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên”.
Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu vào vùng mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình không chỉ dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động gây chết người khắp Việt Nam mà nó còn buộc các giới chức nước này phải thẳng thắn nêu rõ quan điểm của phía Hà Nội cũng như tăng cường vận động sự ủng hộ từ bên ngoài.
Trong bài phát biểu ở Manila, ông Dũng cũng kêu gọi ‘các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, tuân thủ luật pháp quốc tế’.
Liên quan tới chiến dịch ngoại giao của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam ‘đã tranh đấu hữu hiệu hơn và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới’.
Ông nói: “Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng)".
Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu
thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc.
Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị
mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ
hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên
bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như
‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng).
Ông Hùng nhận định thêm: "Tất cả các lời nói đã gia tăng cường độ. Dĩ
nhiên chưa bằng hành động nhưng lời nói thì đã có cái đó. Lập trường của
Mỹ vẫn rõ rệt là họ trung lập về phương diện chủ quyền, họ không bênh
vực chủ quyền của nước nào cả nhưng mà họ nói là thứ nhất, họ muốn các
bên dàn xếp không bằng vũ lực, không bằng hành động đơn phương thay đổi
nguyên trạng và không bằng sự đe dọa, thì điều đó có nghĩa là về phương
diện tranh chấp chủ quyền thì họ đứng trung lập nhưng họ lại chống đối
các biện pháp sử dụng vũ lực hay đe dọa. Điều đó có nghĩa là họ gián
tiếp chỉ trích hành động của Trung Quốc hiện nay”.
Về việc Hà Nội cùng với một đồng minh của Mỹ trực tiếp kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chuyên gia về tình hình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer nói với hãng tin Reuters rằng đó là điều ‘chưa có tiền lệ’. Nhà nghiên cứu này cũng nói rằng Việt Nam buộc phải ‘sử dụng các lá bài còn lại’.
Trong khi đó, hôm 21/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nước châu Á chớ xây dựng điều mà ông cho là 'liên minh quân sự không có ích'.
Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử. Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’. Ông Paul Reichler đó là một ‘giải pháp mà Việt Nam có thể cân nhắc’.
Giáo sư Hùng nói ông cũng cho rằng Việt Nam nên đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Ông nói: “Rất nhiều người ở trong và ngoài nước đều nghĩ rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc hay đưa Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài quốc tế để giải thích rõ rệt cái nội hàm của đường lưỡi bò là gì. Điều này là điều mà mọi người đều khuyên. Vấn đề là nhà nước, chính phủ Việt Nam có đồng ý với nhau để đưa vấn đề ra không thì lại là một chuyện khác”.
Việt Nam chưa chính thức xác nhận là có theo chân Philippines hay không, nhưng mới đây, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý’ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
TQ cảnh báo các nước Châu Á chớ thành lập liên minh quân sự
Ông Tập Cận Bình nói việc tăng cường liên minh quân sự với một phe thứ ba là bất lợi cho an ninh chung của khu vực.
CỠ CHỮ
21.05.2014
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nước Á Châu chớ xây dựng điều mà ông cho là 'liên minh quân sự không có ích'.
Cảnh báo này được nhiều người xem là nhắm tới các nước hồi gần đây đã phát triển những mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Phát biểu ở Thượng Hải ngày hôm nay tại Hội nghị Tương tác và Xây dựng Niềm tin, gọi tắt là CICA, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng việc tăng cường liên minh quân sự với một phe thứ ba là bất lợi cho an ninh chung của khu vực.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ để đáp lại điều mà họ cho là Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều hơn tới sức mạnh và sự hăm dọa trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.
Những vụ đối đầu trên biển giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đã trở nên tệ hại hơn trong vài tháng qua.
Nhóm CICA bao gồm Việt Nam, nhưng Philippines và Nhật Bản không thuộc nhóm này. Hội nghị này cũng loại trừ Hoa Kỳ nhưng bao gồm những nước như Iran và Nga.
Nhóm CICA tương đối ít được biết tới so với các tổ chức khu vực khác ở Á Châu, như APEC hay ASEAN.
Tuy nhiên, Trung Quốc, là nước vừa tiếp nhận chức Chủ tịch CICA từ tay Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tuần nay, hy vọng có thể dùng nhóm này và những nhóm tương tự để nới rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Cảnh báo này được nhiều người xem là nhắm tới các nước hồi gần đây đã phát triển những mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.
Phát biểu ở Thượng Hải ngày hôm nay tại Hội nghị Tương tác và Xây dựng Niềm tin, gọi tắt là CICA, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng việc tăng cường liên minh quân sự với một phe thứ ba là bất lợi cho an ninh chung của khu vực.
Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ để đáp lại điều mà họ cho là Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều hơn tới sức mạnh và sự hăm dọa trong các vụ tranh chấp lãnh thổ.
Những vụ đối đầu trên biển giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản đã trở nên tệ hại hơn trong vài tháng qua.
Nhóm CICA bao gồm Việt Nam, nhưng Philippines và Nhật Bản không thuộc nhóm này. Hội nghị này cũng loại trừ Hoa Kỳ nhưng bao gồm những nước như Iran và Nga.
Nhóm CICA tương đối ít được biết tới so với các tổ chức khu vực khác ở Á Châu, như APEC hay ASEAN.
Tuy nhiên, Trung Quốc, là nước vừa tiếp nhận chức Chủ tịch CICA từ tay Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tuần nay, hy vọng có thể dùng nhóm này và những nhóm tương tự để nới rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Đại sứ TQ ở Mỹ công kích Việt Nam
Cập nhật: 09:52 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ công kích Việt Nam trong vụ giàn khoan trên Biển Đông trong dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh không nhượng bộ.
Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng vì vụ giàn khoan HD-981 mà Trung Quốc hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa.
Trả lời đài Mỹ CNN hôm 20/5, Đại sứ
Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải nói công ty Trung Quốc hoạt động
“tại vùng biển cách đảo Trung Quốc 17 hải lý, trong khi vùng biển
này cách bờ biển Việt Nam 150 hải lý”.
“Thứ hai, đây là giàn khoan duy nhất của
chúng tôi tại khu vực này. Nhưng Việt Nam đang có hơn 30 giàn
khoan, đều nằm trong khu vực tranh chấp. Giàn khoan duy nhất của
chúng tôi nằm ở vùng biển không hề có tranh chấp.”
Đại sứ Thôi nói tiếp: “Thứ ba, chúng tôi chỉ
có tàu chính phủ và dân sự tại đó, nhưng Việt Nam có tàu quân
sự, tàu vũ trang, đây là sự thật.”
Ông Thôi Thiên Khải cũng nhắc về các vụ bạo động ở Việt Nam.
“Họ tấn công các công ty nước ngoài, đốt nhà
máy, giết người vô tội. Những gì đang xảy ra ở Việt Nam cũng cùng bản
chất như những gì đang xảy ra trên biển,” Đại sứ Trung Quốc lớn tiếng.
Trong cuộc phỏng vấn dài trên CNN, ông Thôi
Thiên Khải cũng nhắc lại các hòn đảo trên biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh
gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, là “lãnh thổ vốn có
của Trung Quốc”.
Đại sứ Trung Quốc cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama xem lại chiến lược lược tái cân bằng ở châu Á -Thái Bình Dương.
“Mấu chốt của chiến lược tái cân bằng là
duy trì quan hệ tốt đẹp với mỗi quốc gia trong khu vực châu
Á-Thái Bình Dương, nhất là với Trung Quốc.”
Chính phủ Việt Nam cho biết đã 20 lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan.
Tuy vậy đến nay không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc nhượng bộ.
Truyền thông, ngoại giao
Gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh ở Miến Điện hôm 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc phê phán Việt Nam.
Ông Thường Vạn Toàn nói Việt Nam “không nên đã sai lại càng sai, trở thành sai lầm lớn”.
Trên mặt truyền thông, đại biện lâm thời Sứ quán
Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để
biện hộ cho Trung Quốc.
Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.
“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.
“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính
phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa
nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt
Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật
vô cùng gây sốc”.
Đánh giá vận động ngoại giao – truyền thông của
Trung Quốc, một nhà báo Việt Nam lo ngại “các đại diện Việt Nam ở nước
ngoài cho đến nay không thấy động tĩnh gì”.
Ông Nguyễn Vạn Phú, Tổng thư ký tòa soạn Thời
báo Kinh tế Sài Gòn, viết trên Facebook rằng “hệ thống truyền thông của
chúng ta lại loay hoay với những màn rất xưa cũ”.
“Cửa sổ thông tin thường hé ra rồi khép lại rất nhanh. Nếu không tận dụng thì cơ hội khó quay trở lại,” ông Phú lo ngại.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: TQ ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình
Cập nhật: 21.05.2014 12:02
Thủ tướng Việt Nam tố cáo Trung Quốc ‘đe dọa nghiêm trọng’ hòa bình và
ổn định khi đưa giàn khoan quốc doanh vào hoạt động tại khu vực có
tranh chấp ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay được đưa ra giữa lúc tàu của Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối đầu căng thẳng gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông.
Tàu của đôi bên đã va đụng vào nhau và phun vòi rồng qua lại, làm tăng khả năng dẫn tới một cuộc đụng độ lớn hơn giữa hai chính phủ cộng sản.
Tháng rồi, Bắc Kinh đưa giàn khoan vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông mà Việt Nam nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tranh cãi đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Đây là bước tiến mới nhất của Bắc Kinh nhằm quyết liệt khẳng định chủ quyền đối với các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm nay được đưa ra giữa lúc tàu của Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối đầu căng thẳng gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông.
Tàu của đôi bên đã va đụng vào nhau và phun vòi rồng qua lại, làm tăng khả năng dẫn tới một cuộc đụng độ lớn hơn giữa hai chính phủ cộng sản.
Tháng rồi, Bắc Kinh đưa giàn khoan vào khu vực gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông mà Việt Nam nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Tranh cãi đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Đây là bước tiến mới nhất của Bắc Kinh nhằm quyết liệt khẳng định chủ quyền đối với các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-vietnam-to-cao-trung-quoc-de-doa-nghiem-trong-hoa-binh/1919279.html
Trong một phát biểu vào hôm nay, 21/05/2014, tại Manila, Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã xác định công khai rằng Trung Quốc «
đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình ». Phát biểu này được Thủ tướng Việt Nam
đưa ra sau một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Benigno
Aquino trong khuôn khổ một chuyến công du ba ngày khởi sự vào hôm nay.
Thủ tướng Việt Nam tuyên bố công khai : Trung Quốc đe dọa hòa bình
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng - RFI
Theo hãng tin Pháp AFP, Thủ tướng Việt Nam còn cho biết là hai
nước còn nhất trí đánh giá là việc Trung Quốc cho triển khai giàn khoan
HD-981 tại vùng biển mà họ tranh chấp với Việt Nam là một hành vi phi
pháp, nằm trong một loạt các hành vi khác do Trung Quốc tiến hành tại
vùng Biển Đông.
Đứng cạnh Tổng thống Philippines, Thủ tướng Việt Nam cho biết là Tổng thống Aquino và ông cùng chia sẻ những mối quan tâm sâu sắc về những tình huống cực kỳ nguy hiểm do nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc… Đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, vị trí bất hợp pháp của giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 và việc triển khai các tàu hộ tống đi theo để bảo vệ. đã « đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông ».
Theo báo chí Philippines theo dõi cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Dũng và Tổng thống Aquino, thì hai bên còn đồng ý phản đối các vụ bị cho là « vi phạm » của Trung Quốc tại vùng biển mà Bắc Kinh tranh chấp với các nước trong khu vực, mà đầu tiên hết là Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo chung công bố sau cuộc họp thượng đỉnh Việt Nam - Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi các nước trong cộng đồng quốc tế « tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế ... ».
Trước đó, Thủ tướng Việt Nam đã tố cáo vụ Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ trong một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tổng thống Aquino cũng lên án Bắc Kinh coi thường bản Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) khi có những hành động quy mô nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại bãi Johnson Reef hoặc Mabini Reef.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến Philippines trong một chuyến công du ba ngày để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới – Khu vực Đông Á (WEF-EA), lần này do Philippines đăng cai tổ chức.
Ngoài các chủ đề kinh tế, Diễn đàn lần này tại Philippines có một phiên họp vào hôm thứ Sáu 23/05 về chủ đề an ninh khu vực. Một trong những diễn giả đáng chú ý tại tiểu ban này là Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140521-thu-tuong-viet-nam-tuyen-bo-cong-khai-trung-quoc-de-doa-hoa-binh
Đứng cạnh Tổng thống Philippines, Thủ tướng Việt Nam cho biết là Tổng thống Aquino và ông cùng chia sẻ những mối quan tâm sâu sắc về những tình huống cực kỳ nguy hiểm do nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc… Đối với ông Nguyễn Tấn Dũng, vị trí bất hợp pháp của giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981 và việc triển khai các tàu hộ tống đi theo để bảo vệ. đã « đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông ».
Theo báo chí Philippines theo dõi cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Dũng và Tổng thống Aquino, thì hai bên còn đồng ý phản đối các vụ bị cho là « vi phạm » của Trung Quốc tại vùng biển mà Bắc Kinh tranh chấp với các nước trong khu vực, mà đầu tiên hết là Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo chung công bố sau cuộc họp thượng đỉnh Việt Nam - Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi các nước trong cộng đồng quốc tế « tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế ... ».
Trước đó, Thủ tướng Việt Nam đã tố cáo vụ Trung Quốc triển khai một giàn khoan dầu khổng lồ trong một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tổng thống Aquino cũng lên án Bắc Kinh coi thường bản Tuyên bố ASEAN – Trung Quốc về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) khi có những hành động quy mô nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc tại bãi Johnson Reef hoặc Mabini Reef.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến Philippines trong một chuyến công du ba ngày để tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới – Khu vực Đông Á (WEF-EA), lần này do Philippines đăng cai tổ chức.
Ngoài các chủ đề kinh tế, Diễn đàn lần này tại Philippines có một phiên họp vào hôm thứ Sáu 23/05 về chủ đề an ninh khu vực. Một trong những diễn giả đáng chú ý tại tiểu ban này là Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140521-thu-tuong-viet-nam-tuyen-bo-cong-khai-trung-quoc-de-doa-hoa-binh
No comments:
Post a Comment