Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ những quan điểm cụ thể hơn trong đối sách với Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam sẽ tự vệ nếu bị tấn công quân sự và không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vùng Đông Á diễn ra ở Manila ngày 21-23/5/2014, lần đầu tiên một lãnh đạo Việt Nam xác định sát cánh cùng Philippines trong chiến dịch phản kháng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước ở khu vực Trường Sa.
Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông
Báo chí Việt Nam và quốc tế nhanh chóng đưa tin về những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila Philippines hôm 21/5. Thủ tướng Việt Nam xác định không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó. Được biết, trong tứ trụ lãnh đạo VN, quan điểm của ông Thủ tướng có vẻ mạnh mẽ nhất vì các lãnh đạo khác như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn nói về quan hệ 16 chữ vàng và 4 tốt.Từ Hà Nội, nhà hoạt động xã hội dân sự TS Nguyễn Quang A nhận định:
Tôi thấy đó là một lời tuyên bố khá là rõ ràng của một người đứng đầu chính phủ Việt Nam, đây là một điều rất đáng hoan nghênh.“Tôi thấy đó là một lời tuyên bố khá là rõ ràng của một người đứng đầu chính phủ Việt Nam, đây là một điều rất đáng hoan nghênh. Việc ông Thủ tướng tuyên bố theo tôi là đã có một quyết định tập thể nào đó ở đàng sau, còn chuyện vẫn nói tới 4 tốt 16 chữ vàng thì những người ấy chắc là đã bị ăn vào bùa lú mất rồi.”
-TS Nguyễn Quang A
Về quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ”. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ rằng đấy cũng là một quan điểm nhất quán của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay là Việt Nam không chủ động, không khơi mào cuộc đối đầu vũ trang, nhưng mà trường hợp bị dồn vào đến đường cùng và Việt Nam phải tự vệ. Tức là người khác khơi mào thì quyền tự vệ đó chắc chắn là một quyền hiển nhiên mà Việt Nam phải sử dụng. Tôi tin rằng bất kể người nào khác cũng phải nói như vậy chứ không chỉ một mình ông Thủ tướng.”
Theo VnExpress, Thủ tướng Việt Nam khi trả lời báo chí đã nói: Như tất cả các nước, Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế. Trong khi đó, hãng tin AP của Hoa Kỳ trích các nguồn tin ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội sẽ khởi kiện riêng rẽ hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines.
Trong câu chuyện với chúng tôi TS Nguyễn Quang A bác bỏ những ý kiến cho rằng, một vụ kiện chống Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải dương 981 sẽ mất thời giờ và không có kết quả vì Trung Quốc không tham gia và phán quyết của Tòa Trọng Tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 không có tính cách ràng buộc. TS Nguyễn Quang A cho rằng Việt Nam phải nhanh chóng sử dụng công cụ pháp lý. Một phán quyết của Tòa Trọng tài Tòa án Quốc tế mà bất lợi cho phía Trung Quốc sẽ có ý nghĩa rất lớn bên cạnh việc tranh thủ dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam. TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Ở đây Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia ở Việt Nam hiểu rất rõ ràng, đây không phải là kiện về vấn đề chủ quyền. Bởi vì khi kiện về vấn đề chủ quyền thì hai bên kiện tụng đều phải công nhận quyền phán quyết của tòa án đó. Như thế đơn phương kiện thì không ai người ta giải quyết cả và ở đây không đặt vấn đề kiện về chủ quyền mà kiện cụ thể là Trung Quốc đã đặt đã cắm cái giàn khoan ấy trong vùng của Việt Nam và tòa sẽ không phán vùng ấy thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng chắc chắn tòa sẽ phán nó thuộc vùng tranh chấp mà đã thuộc vùng tranh chấp mà đơn phương như thế là vi phạm rồi và dùng vũ lực nữa thì lại càng vi phạm. Ít ra có hai điểm Trung Quốc vi phạm trắng trợn thì trước mắt là kiện cái đó.”
Quyết tâm chống Trung Quốc?
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi thực hiện ngày 14/5/2014, Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế Đại học Luật TP.HCM, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông nói rằng bản thân cũng ủng hộ vấn đề sử dụng công cụ pháp lý. Tuy nhiên Việt Nam cần xem việc kiện chỉ là một trong các biện pháp đối phó với Trung Quốc. Theo lời ông thời gian Việt Nam chuẩn bị hồ sơ có thể mất 1 năm cộng với thời gian từ 3 đến 4 năm chờ tòa thụ lý vụ kiện và giải quyết. Thạc sĩ Hoàng Việt tiếp lời:Giả dụ Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc, tôi thì cũng ủng hộ vấn đề này, nhưng nếu có kiện thì nó cũng chỉ là một trong những biện pháp.
-Thạc sĩ Hoàng Việt
“Nếu trong vòng 3-4 năm như thế mà Việt nam không có một biện pháp
đầu tiên thực tế để giữ được các vùng biển của mình thì khi đưa được
các vụ kiện ra thì có khi Việt Nam không còn biển nữa, thực tế Trung
Quốc đã chiếm rồi thì còn gì mà kiện nữa. Đấy là biện pháp đầu tiên phải
tính, vậy thì kiện nên là một trong nhiều biện pháp để tác động, ở đây
Việt Nam chỉ có thể theo một thủ tục giống như Philippines đã kiện Trung
Quốc đó là đưa ra Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục 7 Công ước Luật
biển năm 1982. Theo đó Công ước Luật biển năm 1982 qui định vấn đề tranh
chấp phải liên quan đến việc dẫn giải hoặc áp dụng bất cứ điều khoản
nào của công ước. Căn cứ Philippines đưa ra dựa theo một loạt điều khoản
khác nhau, trong đó đưa ra đường lưỡi bò trái nguyên tắc, rồi đưa ra
một loạt vấn đề trong đó có 13 luận điểm yêu cầu 6 điểm về cấu trúc địa
lý là có phù hợp hay không phù hợp điều 121 của Công ước Luật biển. Giả
dụ Việt Nam kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài được thành lập theo
phụ lục 7 Công ước Luật biển 1982 thì Việt Nam sẽ phải chọn một căn cứ
khác chứ không phải giống như của Philippines.”
Thạc sĩ Hoàng Việt giải thích tiếp:
“Có thể nói những trường hợp thế này trên thế giới chưa có một
tiền lệ nào cả và vì thế khả năng Tòa xem xét thụ lý và Tòa phán quyết
có thẩm quyền hay không, thì cũng lại chưa biết chắc bởi vì còn nhiều
luồng quan điểm khác nhau trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Giả dụ
Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc, tôi thì cũng ủng hộ vấn đề này, nhưng nếu
có kiện thì nó cũng chỉ là một trong những biện pháp, chứ nếu chỉ chăm
chăm vào vụ kiện thì e rằng nó cũng có nhiều vấn đề sẽ ảnh hưởng đến lợi
ích quốc gia ngay lập tức và còn vụ kiện nó lại đòi hỏi khá nhiều và
cho đến bây giờ vẫn còn nhiều cái chưa đảm bảo chắc chắn từ phía kiện.”
Báo chí Việt Nam đã phổ biến toàn văn phát biểu của Thủ tướng Việt
Nam sau cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino vào chiều 21/5 tại
Manila. Trước đây khi Trung Quốc xâm chiếm vùng bãi Cỏ Mây của
Philippines, Việt Nam và các nước ASEAN chỉ phản ứng chung chung kêu gọi
các bên liên quan kiềm chế. Nhưng lần này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tuyên bố Việt Nam và Philippines quyết tâm chống lại hành động của Trung
Quốc xâm phạm vùng biển của mình và kêu gọi các nước trên thế giới lên
án hành động của Bắc Kinh. Ông nói”
“Về tình hình Biển Đông, tôi và Ngài Tổng thống
cùng chia sẻ quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở
Biển Đông trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật
pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, xâm phạm
nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, nhất là vụ hạ đặt trái
phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ xâm phạm
sâu vào trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe
dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải
tại Biển Đông.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam và
Philippines kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, cộng đồng quốc tế
tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành
động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước
của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các
bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC).”
Phải chăng Việt Nam đã bắt đầu thể hiện một bước lùi
trong quan hệ với Trung Quốc. Tình hình Biển Đông sẽ còn diễn biến phức
tạp khó lường theo Thông điệp của Quốc hội Việt Nam phổ biến ngày 22/5.
Nhưng theo giới quan sát Chính trị, trong vài trò đứng đầu chính phủ ông
Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đã vượt qua nhiều rào cản để thể hiện một thái độ
rõ ràng cụ thể trước quốc tế, đó là không đánh đổi chủ quyền lấy hữu
nghị viển vông và lệ thuộc.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/if-cn-attacks-vn-will-defend-nn-05232014110535.html
Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ?
Trong thời gian gần đây, giữa lúc Bắc Kinh ngày càng lấn áp VN về hầu như mọi mặt, nhất là liên quan vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, thì phản ứng của phía cầm quyền trong nước bị công luận cáo giác là “ hèn với giặc, ác với dân”. Nhưng vấn đề là cư xử yếu hèn với phương Bắc liệu họ có “tha” cho mình không?
Mong chút tình ‘hữu nghị’?
Trong mối quan hệ Việt-Trung lâu nay, diễn biến bất lợi dồn dập về
phía VN có lẽ khiến không ít người liên tưởng tới, cách nay ít lâu, khi
lên tiếng trước cử tọa qua diễn văn đáp từ trong buổi lễ nhận chức GS
Danh dự trường Đại học Y khoa Hà Nội, giáo sư Thạch Nguyễn, chuyên gia
nỗi tiếng về tim mạch của Hoa Kỳ, từng công tác lâu năm tại Á Châu, nhất
là ở TQ, có lưu ý rằng “Không phải cứ qụy lụy, hạ mình luồn cúi thì người Trung Quốc sẽ ban thêm cho chút tình ‘hữu nghị’ và cơ hội ‘hợp tác’ đâu”.
Khi đề cập tới dòng lịch sử hàng ngàn năm của VN từng trải qua cảnh
“TQ luôn muốn biến đất Nam Việt thành một tỉnh của họ nhưng không thành.
Các đoàn quân với binh hùng, tướng mạnh sau những cuộc chinh phục lẫy
lừng ở nhiều nơi khác, lúc đến biên cương Việt Nam đều phải khựng lại vì
sức kháng cự của dân Việt”, nhà báo tự do Bùi Văn Phú cảnh báo rằng
“hiểm họa xâm lăng từ phương bắc thời nào, lúc nào cũng có”. Trận hải
chiến đẫm máu ở Hòang Sa hồi năm 74, chiến tranh biên giới Viêt-Trung
vào năm 1979 khiến 6 vạn chiến sĩ và thường dân Việt hy sinh, biến cố
đẫm máu Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988 là những thí dụ hãy còn nóng bỏng
trong dòng lịch sử cận đại VN.
Đối với TQ, chiến lược lâu dài là họ muốn khuất phục VN, muốn chiếm VN. Còn những chiến thuật trước mắt, từng bước từng bước, là họ làm như là họ giúp đỡ, họ quý VN.
-GS Nguyễn Thế Hùng
Có lẽ bối cảnh như vậy khiến nhà báo Hạ Đình Nguyên không khỏi mạnh
mẽ báo động – nếu không muốn nói là cáo giác – rằng “ 35 năm trước, Đặng
Tiểu Bình đã “dạy Việt Nam một bài học”. Bài học ấy chính là sự ngây
thơ tin vào một thứ ý thức hệ không bình thường, ảo tưởng về một thứ
‘tình cảm anh em’ không đúng chỗ”.
Nhà báo Trần Khải than rằng “ thế mới biết, trước giờ Việt Nam vẫn
tin vào đàn anh Trung Quốc chỉ là nằm mơ, chỉ là mò trăng đáy nước. Chủ
nghĩa xã hội tiêu tùng rồi, chủ nghĩa bành trước Đại Hán vẫn không ngừng
vươn xa...!”.
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng lên tiếng:
“Đối với TQ, chiến lược lâu dài là họ muốn khuất phục VN, muốn
chiếm VN. Còn những chiến thuật trước mắt, từng bước từng bước, là họ
làm như là họ giúp đỡ, họ quý VN. Nhưng thật ra không phải như thế. Và
đối với TQ, họ được đằng chân họ lân đằng đầu. Cho nên giới cầm quyền VN
bây giờ không thể cứ chìu theo ý của họ, nhân nhượng họ là họ tha cho
đâu. Không phải như vậy. Mà đó là những chiến thuật để Bắc Kinh lấy
lòng. Hành động của TQ đối với VN giống như tằm ăn dâu - con tằm ăn lá
dâu mình nhìn không thấy đâu, nhưng nó gặm nhấm một tí một tí.Tức là đối
với TQ, họ lấn VN hết chỗ này đến chỗ khác.”
Lý do dễ hiểu?
Khi nhận định về vấn đề “VN giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia”, TS Nguyễn Hưng Quốc từ Úc thẳng thừng nêu lên câu hỏi rằng tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại cứ khăng khăng bám víu vào cái ý thức hệ cũ kỹ như vậy để nhắm mắt trước nguy cơ lấn chiếm của Trung Quốc và sẵn sàng đạp vào mặt người dân Việt yêu nước? Và GS Nguyễn Hưng Quốc tìm được “lý do tương đối dễ hiểu”, đó là giới cầm quyền VN “sợ Trung Quốc hơn sợ dân” của mình.
Nhắc tới chuyện hành hạ người yêu nước chống phương Bắc xâm lược, có
lẽ nhận xét của GS Tương Lai khi lên tiếng mới đây với Đài ACTD cho thấy
rõ điều này:
“Ở đây, nó nói lên thảm cảnh đất nước hiện nay. Cái thời mà Lê
Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước
các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại,
đấy là vấn đề. Đâu phải chỉ là vấn đề chiến tranh biên giới? Ngay như
hôm qua về cái án phúc thẩm của Luật sư Lê Quốc Quân, thực ra gần như đã
có thỏa thuận và người ta biết rằng Lê Quốc Quân là một trong những
người cùng với vài người khác như Điếu Cày…được hứa hẹn sẽ được thả,
nhưng cuối cùng có cái sức ép nào đấy buộc chưa thể được và vẫn y án.
Đấy là nỗi đau của một đường lối sai lầm và nó khởi sự từ Hội nghị Thành
Đô cho đến bây giờ.”
Cái thời mà Lê Chiêu Thống cầu viện Tôn Sĩ Nghị cũng không nhục nhã như hiện nay. Trước các sức ép, vừa mới thò mồm ra nói được một câu thì sau đó thụt lại, đấy là vấn đề.
-GS Tương Lai
Đặc biệt là kể từ khi Hà Nội bị “sụp bẫy Thành Đô” hồi năm 1991 đến
nay, chuyện Trung Nam Hải khống chế xứ đàn em phương Nam xem chừng như
ngày càng sâu đậm, khiến GS Nguyễn Thế Hùng không khỏi báo động rằng
hiện giờ, một trong những vấn đề quan trọng nhất là Bắc Kinh can thiệp
vào nhân sự cấp cao của VN – rất nguy hiểm. Theo GS Nguyễn Thế Hùng, một
dân tộc mà bị ngọai bang can thiệp vào nhân sự cấp cao như thế thì cực
kỳ nguy hiểm, cộng thêm một trong những nỗi bất hạnh nhất của VN là nằm ở
cạnh người đàn anh khổng lồ “4 tốt và 16 chữ vàng” - mà lại nằm ngay
trên con đường mà GS Nguyễn Thế Hùng mô tả là Hoa Lục âm mưu “mở mang bờ
cõi phải đi ngang qua VN”. GS Nguyễn Thế Hùng nhận thấy:
“Sự bất hạnh đó, ông cha chúng ta từ hàng ngàn năm nay rồi đã biết
rằng sống cạnh bên TQ thì một trong những yếu tố thiết yếu là phải đại
đòan kết dân tộc. Ví dụ như nhà Trần ba lần đại thắng quân Nguyên Mông
thì cũng nhờ đại đòan kết dân tộc. Do đó, bất cứ chế độ nào mà muốn tồn
tại lâu dài thì, trước hết, là trong ấm thì ngòai mới êm được. Trong ấm
tức là phải đại đòan kết dân tộc. Cho nên cái thời Lê Chiêu Thống người
ta không ủng hộ. Lê Chiêu thống thần phục, luồn cúi, cầu cứu Tàu. Những
hành động đó, hàng ngàn năm, để lại tiếng xấu muôn đời. Do vậy, tôi nghĩ
là giới lãnh đạo VN ngày nay, nếu quả thực nhìn xa trông rộng, thì họ
phải nghĩ hàng ngàn năm sau đối với dân tộc này: Dân tộc sẽ vinh danh họ
hay nguyền rủa họ đời đời như trường hợp Lê Chiêu Thống, Trần Ích
Tắc…Như thế thì không phải giới cầm quyền VN hiện nay chìu TQ, tỏ ra sợ
sệt, làm theo ý họ thì họ tha đâu. Không phải vậy đâu. Cái chiến thuật
của Hoa Lục là lần lần túm cổ để rồi nắm yết hầu VN, để sau cùng, VN
chết đến nơi!”
Cũng theo dòng lịch sử VN, GS Trần Khuê từ Saigòn nhận thấy giữa VN
với TQ xưa nay bao giờ cũng có mâu thuẫn, nhưng các vị vua chúa VN ngày
xưa vẫn có chính sách là bên ngoài thì làm mặt hòa hoãn còn trong vẫn
kiên quyết giữ vững chủ quyền. GS Trần Khuê nhấn mạnh rằng hòa hoãn chứ
“không thể nhu nhược được”, ông nói thêm:
“Tại hội nghị Biển Đông vừa rồi, tôi vẫn nói là VN mềm dẻo chứ
không thể mềm nhũn để rồi Bắc Kinh muốn làm gì thì làm. Không thể có cái
thái độ nhu nhược, hèn yếu như vậy được. Cho nên, ông đại diện của Đại
sứ quán Mỹ hồi ấy hỏi tôi rằng “Thầy nói là đi với Tàu thì mất nước còn
đi với Mỹ thì mất đảng. Theo ý thầy thì thế nào?”. Tôi đáp, “Chỉ có đi
với nhân dân là không mất cái gì cả. Mà còn được tất cả”. Do đó, tốt hơn
hết là giới cầm quyền đi với nhân dân. Đối với TQ, bề ngoài thì mình
giữ hòa hiếu thế thôi chứ bên trong thì VN phải luôn luôn cảnh giác, chứ
không thể nào hèn yếu với họ được.”
Nếu hèn yếu, thì, như GS Nhật Noboyoshi thường nhắc nhở học giả, viên
chức xứ Phù Tang đến hội họp hay công tác ở Bắc Kinh về một ngạn ngữ
thông dụng tại chính Hoa Lục, rằng “Nếu bạn xử sự như một con lừa thì
đừng ngạc nhiên là hôm nào đó, có người cưỡi trên lưng trên cổ bạn”.
Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?
Quyết sách: hoà bình- hữu nghị
Hội nghị trung ương 9 bế mạc thứ tư tuần trước. Các cuộc biểu tình tố
cáo Trung Quốc vào cuối tuần hôm 18 tháng 5 đã bị giải hóa từ giai đoạn
chuẩn bị và dập tắt ngay từ lúc sơ khởi. Hoạt động của lực lượng cảnh
sát biển và kiểm ngư Việt Nam trước đây là tin hàng đầu trên khắp các
báo, thì đã dịu xuống nhiều. Hôm nay chỉ còn dăm giòng tin về hoạt động
thường lệ của các tàu chấp pháp Việt Nam và máy bay cùng tàu Trung Quốc
đe dọa, ngăn cản. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố hòa bình
và an ninh quốc gia đang bị đe dọa, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ
chủ quyền quốc gia, nhưng đồng thời kiên trì giữ vững quan hệ hữu nghị
truyền thống Việt Nam-Trung Quốc. Ý nghĩa của những diễn tiến đó là gì?
Việt Nam tỏ ra đã quyết định hướng đi để đối phó với Trung Quốc, đó
là đấu tranh hoà bình, tránh nguy cơ chiến tranh. Các giới chức hành
pháp và lập pháp của Việt Nam cũng nói rõ chủ trương đó là chủ trương mà
đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam kiên quyết thực hiện, và chỉ đạo cho
toàn đảng toàn dân đừng lệch hướng.
Từ Tổng Bí Thư đến chủ tịch quốc hội và Thủ tướng và bộ trưởng ngoại
giao Việt Nam đều nói cùng một luận điểm, là đấu tranh hoà bình, tránh
chiến tranh. Riêng ông Nguyễn Sinh Hùng có gợi thêm 16 chữ vàng, và Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng thì vẫn thường tố giác và chỉ trích Trung Quốc
mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế, như qua thượng đỉnh ASEAN, hay ngay
trong chuyến công du Philippines dài ngày đang diễn ra. Ngoại trưởng
Phạm Bình Minh cũng có những tuyên bố tương tự như ông Dũng.
Qua ngày thứ năm 22 tháng 5,giữa lúc Thủ tướng Dũng còn ở Manila,
Thông tấn xã Việt Nam đăng bài phỏng vấn của Reuters và AP, trong đó ông
Dũng tuyên bố ‘Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải
trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhất định
không đánh đổi điều thiêng liêng này để lấy một thứ hòa bình viễn vông,
lệ thuộc nào. Như các nước khác, Việt Nam đang cân nhắc nhiều phương án
tự vệ, kể cả phương án đấu tranh pháp lý dựa theo luật pháp quốc tế’.
Ngoại trưởng Việt Nam thường liên lạc với phía Trung Quốc cũng như
với Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Dường như qua ông Phạm Bình Minh giới lãnh đạo
Việt Nam muốn thuong lượng với Trung Quốc và thăm dò ý kiến của người Mỹ
trong vấn đề này.
Đến nay có thể nói sẽ không nổ ra chiến tranh từ biển Đông. Lý do chỉ đơn giản là cả hai bên đều không muốn chiến tranh.
Tương quan lực lượng
Trung Quốc biết chắc rằng họ không cần đến biện pháp quân sự mới thực
hiện được kế hoạch tằm ăn dâu để lấn chiếm dần dần đến 80% diện tích
biển Đông theo đường lưỡi bò, bao gồm toàn bộ hải phận quanh quần đảo
Trường Sa.
Phía Việt Nam cũng hết sức tránh chiến tranh và hoàn toàn không muốn
xảy ra đụng độ quân sự vì đang yếu thế và sẽ còn tiếp tục yếu kém hẳn so
với Trung Quốc về mặt quân sự trong một tương lai rất lâu dài. Một trận
chiến trên không và trên biển xảy ra sẽ đem lại tổn thất vô cùng to lớn
cho các cơ sở sản xuất, căn cứ quân sự, cùng với vô số quân dụng, vũ
khí của Việt Nam cũng như của Trung Quốc; tuy nhiên Việt Nam là phía sẽ
bị cạn vốn trong canh bài ấy, trong khi những tổn thất tương đương về
phía Trung Quốc không làm suy giảm đến 10% sức mạnh quân sự của họ. Và
kết quả của cuộc chiến, nếu chằng may xảy ra với 1% xác suất, là giàn
khoan HD-981 vẫn trơ trơ bên trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, hoặc được thay bằng một hay nhiều giàn khoan khác tương đương nếu
có bị không quân hải quân Việt Nam đánh sập.
Thực ra Việt Nam đã nói đến chính sách hoà bình ngay từ đầu, cùng lúc
với những lời tố cáo mạnh mẽ sự xâm lấn của Trung Quốc, đồng thời cho
phép biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và cho báo chí tung ra những
quan điểm tố cáo Trung Quốc quyết liệt, cổ võ lòng yêu nước mà đã được
toàn dân thể hiện mạnh mẽ khắp nơi. Vì thế lúc đó người ta chưa rõ chính
sách của Việt Nam thực sự ngả theo hòa hay chiến, hay Việt Nam đang cố
đứng thẳng lên để chống Trung Quốc trong khi nghe ngóng sự trợ giúp quốc
tế...
Từ thờ ơ đến hời hợt
Nhưng nay đã rõ là cả thế giới không một ai tỏ ý sẵn lòng dang tay
giúp Việt Nam chống Trung Quốc. Cựu đồng minh truyền thống Liên Bang Nga
vừa ký hiệp ước năng lượng lịch sử với Bắc Kinh trong khi đang dồn hết
nỗ lực chính trị và quân sự vào Ukraine. Lời chỉ trích mạnh nhất đến từ
Hoa Kỳ chỉ là "hành động của Trung Quốc mang tính cách khiêu khích, gây
hại cho hoà bình ổn định của khu vực, khiến Hoa Kỳ quan ngại cho vấn đề
tự do thông thương", cùng lúc khuyến khích các bên giải quyết vấn đề
trong hoà bình. Soái hạm USS Blue Ridge của hạm đội 7 và một tàu hộ tống
đang có mặt ở biển Đông, hôm 19 tháng 5 tiếp đón các cấp chỉ huy của
hải quân Malaysia để trao đổi các đề tài kỹ thuật và chiến thuật. Hạm
đội 7 ngỏ ý muốn gia tăng những cuộc thăm viếng các hải cảng Việt Nam,
tăng cường trợ giúp huấn luyện theo chương trình hằng năm. Việt Nam
tuyên bố mong muốn tăng cường hợp tác nhưng nay còn quá sớm để nói đến
sự thay đổi đường lối tiếp cận của Việt Nam.
Chỉ hời hợt có thế, giữa lúc Việt Nam như đang ngồi trên lửa. Khỏi
cần nói đến cái khối ASEAN hữu danh vô thực; nói ra chỉ thêm đau lòng.
Cho nên sau những cuộc tiếp xúc trực tiếp với Trung Quốc, Việt Nam đã
khẳng định chính sách đấu tranh hoà bình, duy trì tình hữu nghị truyền
thống cho trọn vẹn 16 chữ vàng.
Có thể từ lâu Việt Nam đã biết rõ sẽ rơi vào tình thế mà trong đó Hoa
Kỳ và quốc tế chỉ lên tiếng khuyên nhủ giữ hoà bình rồi khoanh tay đứng
nhìn, không động đến móng tay dù có xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam
với Trung Quốc. Ai cũng hiểu người Mỹ chắc chắn sẽ hành xử như vậy khi
nào Việt Nam còn giữ chặt chế độ cai trị như hiện nay. Người Mỹ không
bao giờ tiếp sức cho một chính quyền để giữ vững quốc gia ấy dưới một
chế độ Cộng Sản.
Chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam thì đã rõ mười mươi, là không
thể mất đi quyền cai trị của Đảng. Muốn mất đi quyên cai trị đó thì Hà
Nội hãy chống lại Bắc Kinh, một chế độ Cộng Sản chí thân sát cạnh đang
cùng Việt Nam cố duy trì cái vỏ bọc Cộng Sản.
Hiển nhiên Trung Quốc biết chắc điều đó, nếu không phải là đã khẳng
định điều đó với Việt Nam từ lâu qua những hội nghị, những cuộc viếng
thăm, tiếp xúc với giới lãnh đạo cao nhất của Việt Nam. Người Việt Nam
chưa quên những đại hội đảng mà Ủy viên chính trị bộ của Bắc Kinh đến
tận phòng họp để gây áp lực...
Tương lai đã rõ
Mưu đồ Trung Quốc chiếm hữu biển Đông không còn là một mối nghi ngờ,
và chính Bắc Kinh đã nhiều lần xác nhận. Phản ứng của Việt Nam với chính
sách xâm lấn của kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc thì ta từng thấy qua
những cuộc chiến từ 1979 đến 1986 ở biên giới phía Bắc. Việt Nam cũng đã
quyết chiến để giành lại dãy cao điểm chiến lược ở Hà Giang bị Trung
Quốc chiếm mất từ cuộc chiến 1979, quan trọng nhất là cao điểm 1509,
Trung Quốc gọi là Lão sơn. Nhưng sự hy sinh anh dũng của quân nhân, bộ
đội Việt Nam chỉ để gánh chịu những tổn thất nặng nề trước hỏa lực quá
mạnh và quân số đông đảo vô tận của quân Trung Quốc.
Ngày nay dù muốn dù không Việt Nam cũng không thể nổ phát súng đầu
tiên ở lô 143 nơi có giàn khoan của Trung Quốc. Giữa những lời rao giảng
hoà bình hữu nghị ngọt ngào của các nhà lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch
Nước Trương Tấn Sang đã nói rõ với cử tri Sài Gòn là đừng sập bẫy. Việt
Nam chỉ còn cách tiến hành thương lượng với Trung Quốc, và sau đó khởi
kiện Trung Quốc ở các tòa quốc tế. Chính sách này sẽ đem lại được gì?
Thương lượng với Trung Quốc thì không khác nào nói chuyện với tảng
đá. Khởi kiện chỉ cùng lắm là đem được chính nghĩa về cho mình, vì Trung
Quốc chẳng bao giờ chấp nhận một phán quyết nào bất lợi. Trong tình thế
như vậy Trung Quốc sẽ thản nhiên lắp đặt thêm nhiều giàn khoan nước
sâu, lấn dần vào phía duyên hải Việt Nam, kéo dài xuống phía nam cho đến
khi chiếm hết lãnh hải Trường Sa là kết thúc tiến trình hoàn tất đường
lưỡi bò.
Sắp tới, song song với chiến dịch hạ đặt giàn khoan Trung Quốc còn
thiết lập vùng nhận dạng phòng không, và việc này sẽ được tiến hành vào
lúc lực lượng không quân Trung Quốc đủ lớn mạnh để hoàn toàn khống chế
bầu trời biển Đông đến tận Trường Sa. Tương lai biển Đông là như thế.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/choosing-peace--how-to-take-back-occupied--territories-05222014122059.html
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Cập nhật: 14:29 GMT - thứ năm, 22 tháng 5, 2014
Nghe nhiều người cho
rằng buông Trung Quốc thì xí nghiệp vốn đầu tư FDI của họ sẽ rút ra, hậu
quả là kinh tế Việt Nam mình sẽ có thể phá sản.
Tôi khẳng định: chuyện này là không thể có được, tuy Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn ngắn hạn.Với đối tác Trung Quốc, Việt Nam xuất khẩu khoảng 13 tỉ, nhập khẩu 37 tỉ, chủ yếu nhập nguyên vật liệu và hàng phụ trợ - phụ tùng công nghiệp, tiền tuồn sang Trung Quốc như vậy là xấp xỉ 24 tỉ USD.
Khoảng 18% lưu lượng thương mại (volume of trade) Việt Nam là giao thương với Trung Quốc. Về đầu tư vốn nước ngoài (FDI), hàng đầu là Nhật với 4.8 tỉ, sau là Singapore, Hàn Quốc, và thứ mới tới Trung Quốc (đâu chỉ 1-2% trên tổng số), tổng cộng được 24.5% tổng đầu tư cả nước.
Năm 2011, vốn giải ngân FDI là 11 tỉ USD nhưng sản lượng chiếm khoảng khoảng 46% của số tổng sản phẩm (total output).
Giả sử Trung Quốc có rút hết đầu tư về, đình trệ hoặc ngưng sản xuất, giảm xuất khẩu nguyên vật liệu... thì tác động gây suy giảm tổng sản phẩm của Việt Nam được bao nhiêu?
"Nhưng 'vắng mợ thì chợ vẫn đông'’, không Trung Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ."
Nhà văn Nam Dao
Nói quá thì 15-20 tỉ USD là tối đa. Hãy nhìn con
số lỗ của Tập Đoàn Vinalines tổng cộng tính đến năm 2013 là 13.7 tỉ đô.
Nếu tính thêm cả lỗ do Vinashin gây ra thì tác động tiêu cực cho nền
kinh tế Việt Nam còn lớn hơn con số 20 tỉ giả định nói trên nhiều.
Dĩ nhiên, đây là ở ngắn hạn, và tác động của
việc Trung Quốc rút đầu tư nhằm đình trệ tình trạng sản xuất ở Việt Nam
có thể kéo dài một thời gian 2, 3 năm.
Nhưng "vắng mợ thì chợ vẫn đông", không Trung
Quốc thì còn những đối tác khác, và nếu kinh doanh sản xuất ở Việt Nam
có lợi thì họ sẽ vào trám chỗ.
Và nói theo tích 'Tái ông mất ngựa', biết đâu đây lại chẳng là một dịp may cho nền kinh tế Việt Nam.
Một vận may
Tại sao lại một dịp may? Mới nghe thì như nghịch lý, nhưng không phải vậy nếu ta quay sang vấn đề định tính.
Ở đây, nhắc là tuy đầu tư FDI ít nhưng những năm
sau này Trung Quốc trúng thầu đến 90%, và chỉ nghe họ đấu thầu thì phần
lớn những công ty thuộc những quốc gia khác te tua "chạy".
Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá rẻ, sẳn sàng tìm
nguồn vay vốn ở Trung Quốc cho Việt Nam, và hẳn là trong cơ chế TW cho
phép các tỉnh và thành phố trực tiếp quản lý kinh tế ‘’đối ngoại’’,
chuyện lì xì ‘’ nỉ hảo’’ không cần nói ai cũng hiểu ngay.
Chính thế mà sau khi trúng thầu, tiến độ thi
công chậm, thiết bị thường cũ kỹ kạc hậu, đến những công đoạn cần kỹ
thuật cao thì họ bỏ vấy, tìm cách đội vốn.
Việt Nam nợ cứ phải trả nhưng về trách nhiệm thì
chủ thầu đổ tội cho ban Giám đốc thi công, đám này thì đổ tội cho hành
chính địa phương, và một trăm thứ lý do lắt léo khác.
"Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp chậm trễ, đội vốn và gây rất nhiều tranh cãi."
"Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15
công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không
nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong
tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là không có gì
hết, tức 0%."
"Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc
hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các
dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận
hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá
trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ
yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia
biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều
dự án “tỷ đô” của ngành điện’’.
"...Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ."
Nhà văn Nam Dao
Mặc dầu nắm những khâu sản xuất cơ bản, nhà thầu
Trung Quốc không đáp ứng được trình độ kỹ thuật hiện đại, biến XN Việt
Nam thành nơi nhập nguyên vật liệu sản xuất. Mặt khác, theo những thông
tin đáng tin cậy, FDI Trung Quốc không đóng góp xây dựng công nghệ phụ
trợ khiến Việt Nam lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc.
Ngoài ra, ta cũng ghi nhận sự kiện những Chủ
thầu thu nhận ào ạt người Trung Quốc không có phép nhập cảnh và lao động
ở Việt Nam. Hội Liên Hiệp Lao Động Việt Nam báo rằng họ phần lớn là lao
động không chuyên môn, chiếm mất công việc lẽ ra phải giành cho công
nhân Việt Nam.
Theo bộ Lao Động-Thương binh- Xã hội, số lao
động bất hợp pháp này lên đến 80 ngàn người, chốt ở những vùng đất chiến
lược trên phương diện quân sự, như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Tây
Nguyên... và nắm khả năng cắt Việt Nam thành ba mảnh khó liên hợp tác
chiến. Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã từng băn khoăn về vấn đề chiến lược
này khi ông khuyến cáo nhà nước Việt Nam phải thận trọng trong dự án
khai thác bôxít ở Tây Nguyên.
Những vấn đề vừa đưa ra để cùng suy nghĩ ở trên
cho phép chúng ta chẳng có gì phải lo ngại nếu Trung Quốc dùng sức ép
kinh tế bằng cách rút những xí nghiệp họ hiện có ở Việt Nam. Tác động
có, nhưng nhỏ thôi, và chỉ ở ngắn hạn.
Cứ để họ 'phá hợp đồng'’, và ta nhân lấy đó làm
thời cơ để thay đổi một nền công - thương nghiệp ngày càng nhiều bất
cập. Và họ làm tới để 'dạy Việt Nam (thêm) một bài học' thì biết đâu họ
đang tạo thời cơ cho ta vuột khỏi vòng kìm kẹp của họ.
"Thoát Trung" là tất yếu
Trung Quốc tăng áp lực quân sự trên biển và trên bộ, tạo áp lực kinh tế bằng cách đóng cửa cơ xuởng xí nghiệp, di tản công nhân viên, và cuối cùng lệnh cho đám sai nha đàn áp người Việt Nam định biểu tình ôn hòa nói lên ước vọng toàn vẹn lãnh thổ nước mình.
Cán cân lực lượng có vẻ nghiêng hẳn về phía phe nhóm theo Trung Quốc để giữ Đảng nhưng lại mất nước theo cách nói nay khá phổ biến!
Cán cân nếu thật nghiêng thỉ chỉ chốc lát, vì cán cân bên kia là hàng triệu người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều người chống Tàu. Những người này biết muốn toàn vẹn lãnh thổ và dứt khoát tiến hành những cải tổ nhằm hiện đại hóa xã hội Việt Nam thì phải đi ra khỏi quĩ đạo Trung Quốc, nghĩa là phải Thoát Trung, như một tất yếu.
Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang 'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam."
Nhà văn Nam Dao
- Chính thức đưa ngay sự vụ xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua cài đặt giàn khoan HD 981 ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
- Đâm đơn kiện Trung Quốc vi phạm Luật Biển 1982 ( UNCLOS)
- Thúc đẩy tiến trình liên minh với Nhật Bản và Phi Luật Tân trong vấn đề biển đảo liên quan đến mọi bên.
- Tăng cường quan hệ với Mỹ trên mọi mặt hầu có được sự hỗ trợ cần thiết
- Lập một diển đàn quốc tế về vấn đề biển đảo để thông tin trung thực đến mọi quốc gia trong cộng đồng thế giới.
Vụ việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam với giàn
khoan Hải Dương 981 tạo thời cơ cho sách lược Thoát Trung. Về lâu dài,
đó là phương cách duy nhất cho phép Việt Nam tồn tại trong cái thế địa
chính trị của mình, chẳng mới đây mà cả ngàn năm trước đã núi liền núi
sông liền sông.
Láng giềng gần là răng, ta là môi, thì răng cắn
môi là chuyện tất nhiên trong cái mộng bành trướng từ xưa đang hóa tinh
thành giấc mơ bá chủ ngày nay. Quyền lực mềm của Đặng Tiểu Bình đang
'cứng dần' trong tay Tập Cận Bình nên nếu ta không phản ứng dứt khoát
thì cái bàn tay Phương Bắc chẳng còn nể nang tình nghĩa gì mà không vặn
cho gãy cổ kẻ còn yếu đuối ở phương Nam.
Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh lên:
hãy nhớ họ đã phản bội khi thúc đẩy chia cắt đất nước ta với Hiệp Định
Genève năm 1954.
Đừng quên họ đã 'đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối
cùng' nhưng thò ra bắt tay Nixon- Kissinger, và ngay sau Hiệp Định
Paris năm 1973 họ chụp thời cơ Việt Nam rối rắm mang hải quân tiến chiếm
Hoàng Sa năm 1974.
Thoát Trung là một tất yếu. Không nắm lấy vận
hội này, Việt Nam sẽ tiếp tục chông chênh trên quĩ đạo Trung Quốc, và
rơi rụng như một vì sao tàn.
Nắm lấy, tức ta đoạt thời cơ đẩy đất nước vào
vòng xoay của những quốc gia hiện đại, tôn trọng những giá trị toàn cầu
và thể chế chính trị dân chủ pháp trị.
Hiện nay, đã xuất hiện những chính khách trẻ, có
đào tạo, có bản lĩnh, nắm những chức vụ tầm cỡ trong chính quyền và
trong doanh-thương nghiệp.
Nếu họ thành một khối đoàn kết với tầm nhìn tiến
bộ thì là đại hồng phúc cho dân tộc. Và chắc chắn họ sẽ được triệu
triệu đồng bào đồng tâm đồng lòng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của
nhà văn Nam Dao tức giáo sư kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng, từng làm
việc ở Đại học Laval, Quebec, Canada.
No comments:
Post a Comment