Mỹ lên án hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông
CỠ CHỮ
07.05.2014
Hoa Kỳ lên tiếng cảnh báo Trung Quốc rằng quyết định di chuyển vị trí
giàn khoan của Trung Quốc tới các vùng biển đang tranh chấp là một hành
động khiêu khích, không có ích lợi gì, và nói rằng Hoa Kỳ đang theo dõi
sát động thái của Trung Quốc.
Theo bài tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, quyết định của Bắc Kinh, dời vị trí giàn khoan tới gần quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Xét những căng thẳng trong thời gian gần đây ở Biển Đông, quyết định của Trung Quốc cho giàn khoan hoạt động trong các vùng lãnh hải đang tranh chấp, là một hành động khiêu khích, không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
Theo bài tường thuật của thông tín viên Victor Beattie của đài VOA, quyết định của Bắc Kinh, dời vị trí giàn khoan tới gần quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, đã bị Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hôm thứ Ba, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói:
“Xét những căng thẳng trong thời gian gần đây ở Biển Đông, quyết định của Trung Quốc cho giàn khoan hoạt động trong các vùng lãnh hải đang tranh chấp, là một hành động khiêu khích, không giúp ích gì cho việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã đáp lại lời chỉ trích của Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ không có liên hệ gì tới hoạt động khoan dầu của Trung Quốc trong Biển Đông, và Washington không có quyền đưa ra những phát biểu 'vô trách nhiệm' về các quyền tự quyết của Trung Quốc.
Hà Nội cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này, cho rằng quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hôm qua, Hà nội tuyên bố Việt Nam không thể chấp nhận, và quyết phản đối hành động của Trung Quốc.
Hà Nội đòi Bắc Kinh phải dời giàn khoan HD 981 và rút tất cả các tàu hộ tống ra khỏi khu vực.
Hôm qua, Trung Quốc cảnh báo Việt Nam chớ quấy nhiễu hoạt động của các công ty Trung Quốc, nói rằng khu vực này thuộc quyền tài phán của nước họ, và Bắc Kinh sẽ không cho phép bất cứ bên nào can thiệp vào các hoạt động tại đây.
Việt Nam và Trung Quốc cũng từng đối đầu trong cuộc tranh giành các hòn đảo này hồi năm 1988. Chuyên gia phân tích an ninh thuộc Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, ông John Blaxland nói rằng loan báo của Trung Quốc về việc đặt giàn khoan gần Hoàng Sa là một phần trong một chiến dịch dài ngày của Trung Quốc, khẳng định các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông. Ông nói:
“Một cách chậm rãi nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lâu dài mà họ đã đề ra từ lâu. Kế hoạch này nhằm mục đích khẳng định các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm Trung Quốc nắm quyền kiểm soát vùng biển này ít nhất là trên thực tế, bất chấp những cố gắng của các nước như Philippines đòi mang vấn đề ra giải quyết trước tòa án trọng tài quốc tế, và bất chấp những lời kêu gọi của Việt Nam yêu cầu sự hậu thuẫn của quốc tế, đặc biệt của ASEAN và các tổ chức khu vực khác. Nói một cách giản dị, Trung Quốc đang chậm rãi nhưng chắc chắn đòi thực hiện ý định của mình cho bằng được.”
Một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hong Kong, Giáo sư Jonathan London nói Hà Nội đang phải đối đầu với một vấn đề nhạy cảm, giữa lúc Hà Nội tìm cách đương đầu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên quan tới cuộc tranh chấp này.
“Hà Nội đã bày tỏ sự bất bình tột độ của họ. Hà Nội đã đưa ra một tuyên
bố khá quyết liệt, rằng họ sẽ kháng cự hành động xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ của Trung Quốc bằng bất cứ phương tiện nào có được, và đây là một
thời điểm rất quan trọng đối với Hà nội. Có lẽ tình huống này đã được
đoán trước từ khá lâu, nhưng giờ đây Việt Nam đang phải đối mặt với một
tình huống, khi mà Hà Nội phải có những bước cụ thể để chống lại hành
động mà họ cho là xâm phạm khu đặc quyền kinh tế của quốc gia, và xâm
phạm chủ quyền của Việt Nam.”
Các tàu Việt Nam đang theo sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ hai tuần này, Cục Hải Dương Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu bè không được tới gần giàn khoan, trong vòng một hải lý.
Giàn khoan HD 981 là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – gọi tắt là CNOOC, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Ngoài Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh trong Biển Đông, một khu vực có tính chiến lược, và giàu tài nguyên dầu khí.
Các nước đòi chủ quyền tại đây tố cáo Trung Quốc là ngày càng dùng những chiến thuật hung hăng hơn để tranh giành chủ quyền tại vùng biển này. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực này, dựa trên những bản đồ thời xa xưa.
Trong khi đó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á- Thái bình dương Daniel Russel đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Hà Nội để tham dự cuộc Đối thoại Mỹ-Việt về vùng Á Châu Thái bình dương.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết là trong ngày hôm nay, ông Russel sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam, và gặp các cựu sinh viên tham gia các chương trình trao đổi của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong các cuộc gặp gỡ các quan chức Việt Nam, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Một bài xã luận hôm thứ Ba đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc phải có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
Bài báo nói Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách trung dung với Việt Nam. Nhưng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể nổi giận dễ dàng, nếu các lợi ích của nước này bị xâm phạm, và nếu điều đó xảy ra thì hãy trông đợi hành động trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc.
Các tàu Việt Nam đang theo sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực. Hôm thứ hai tuần này, Cục Hải Dương Trung Quốc yêu cầu tất cả các tàu bè không được tới gần giàn khoan, trong vòng một hải lý.
Giàn khoan HD 981 là tài sản của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc – gọi tắt là CNOOC, công ty dầu khí quốc gia lớn thứ 3 của Trung Quốc.
Ngoài Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh trong Biển Đông, một khu vực có tính chiến lược, và giàu tài nguyên dầu khí.
Các nước đòi chủ quyền tại đây tố cáo Trung Quốc là ngày càng dùng những chiến thuật hung hăng hơn để tranh giành chủ quyền tại vùng biển này. Bắc Kinh đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ khu vực này, dựa trên những bản đồ thời xa xưa.
Trong khi đó Trợ lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Á- Thái bình dương Daniel Russel đang dẫn đầu một phái đoàn Mỹ đi thăm Hà Nội để tham dự cuộc Đối thoại Mỹ-Việt về vùng Á Châu Thái bình dương.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết là trong ngày hôm nay, ông Russel sẽ gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam, và gặp các cựu sinh viên tham gia các chương trình trao đổi của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong các cuộc gặp gỡ các quan chức Việt Nam, vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Một bài xã luận hôm thứ Ba đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc phải có thái độ cứng rắn với Việt Nam.
Bài báo nói Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách trung dung với Việt Nam. Nhưng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể nổi giận dễ dàng, nếu các lợi ích của nước này bị xâm phạm, và nếu điều đó xảy ra thì hãy trông đợi hành động trả đũa mạnh mẽ của Trung Quốc.
Mỹ điều tra việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam
(Dân trí) - Chính phủ Mỹ đang cho gấp rút điều tra động thái lắp
đặt giàn khoan dầu nước sâu HD 981 của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng
thời lên án việc lắp đặt giàn khoan là bước đi khiêu khích cần được theo
dõi sát.
>> Vạch mặt giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.
Phát biểu với báo
giới, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cảnh báo Washington
đang theo dõi sát quyết định kéo giàn khoan nước sâu HD-981 vào Biển
Đông.
“Chúng tôi đang xem
xét thận trọng vấn đề này. Do lịch sử căng thẳng gần đây ở Biển Đông,
quyết định của Trung Quốc vận hành giàn khoan trong vùng biển này là
bước đi mang tính khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hòa
bình cũng như ổn định trong khu vực”, bà Psaki khẳng định.
Theo bà Psaki, sự
tái diễn những căng thẳng ở Biển Đông đã nêu bật thực tế về việc cần làm
rõ những tuyên bố chủ quyền ở khu vực.
“Các bên đòi hỏi
chủ quyền cần làm rõ tuyên bố của họ phù hợp với luật pháp quốc tế và
đạt được thỏa thuận về những cách thức hoạt động được phép tiến hành
trong các khu vực tranh chấp”, phó phát ngôn viên nói thêm.
Cùng ngày, phát
biểu với báo giới tại Hồng Kông (Trung Quốc), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ
trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cũng xác nhận Mỹ
đang xem xét kỹ vụ việc.
“Chúng tôi cho rằng
việc mỗi nước có tuyên bố chủ quyền thể hiện sự thận trọng và kiềm chế
là điều hết sức quan trọng”, ông Russel nói.
Theo kế hoạch, ông
Russel sẽ đến Hà Nội trong ngày hôm nay (7/5). Chuyến thăm được thực
hiện trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động lắp đặt giàn
khoan nước sâu HD-981 trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam.
Hành động này của Trung Quốc đã bị Việt Nam lên án mạnh mẽ thông qua nhiều kênh khác nhau.
Trong động thái mới
nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì
về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu
vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5/2014
đến nay.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cũng ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc.
Tập đoàn dầu khí
Việt Nam cũng đã gửi thư cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc Tổng công ty dầu
khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) cực lực phản đối hành động này và kiên
quyết yêu cầu CNOOC ngừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp, rút
giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Vũ Anh
Tổng hợp
Căng thẳng leo thang giữa lúc VN, TQ đối đầu tại Biển Đông
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.
CỠ CHỮ
07.05.2014
Hãng tin Reuters hôm nay trích lời ông Trần Duy Hải, một giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng hôm 4 tháng Năm, các tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Trần Duy Hải, cũng là Phó
Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam, nói các tàu Trung Quốc, với sự yểm
trợ của máy bay, đã sử dụng vòi rồng uy hiếp các tàu Việt Nam.
Ông Hải cho biết Việt Nam đã yêu cầu đưa vụ việc này ra thảo luận với
các cấp lãnh đạo cao cấp nhất ở Bắc Kinh, và đang chờ đáp ứng từ phía
Trung Quốc.
Ông nói một số quốc gia trong khu vực đã bày tỏ sự quan ngại, nhưng ông
nói thêm rằng Việt Nam sẽ làm 'tất cả những gì cần thiết' để giải quyết
cuộc tranh chấp một cách ôn hòa.
Tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, các quan chức Việt Nam đã công bố video quay cảnh cuộc tấn công.
Tin của AP hôm nay tường thuật các tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam đã đâm
vào nhau hôm thứ Tư 7 tháng Năm, giữa lúc Hà Nội tìm cách ngăn cản
không cho Trung Quốc cố định vị trí của giàn khoan trong khu vực cả hai
nước đều tuyên bố chủ quyền.
AP dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư Lệnh Cảnh
sát biển Việt Nam, nói rằng các tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam,
và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, làm nhiều thủy thủ bị thương và
gây thiệt hại cho nhiều tàu Việt Nam.
Đây là vụ đụng độ trên biển nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong vòng
mấy năm qua, và nếu không bên nào nhượng bộ e rằng sẽ còn xảy ra nhiều
vụ đung độ nghiêm trọng hơn nữa giữa lực lượng hải quân hai nước tại
Biển Đông, nơi được coi là có thể trở thành điểm nóng trên thế giới.
Báo chí Việt Nam dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu nói rằng Trung Quốc đã điều 80
tàu với sự yểm trợ của máy bay, đâm rách tàu Việt Nam tại vùng đặt giàn
khoan HD 981.
Hôm nay, VnExpress tường thuật vụ đụng độ xảy ra vào lúc 8 giờ 10 sáng
ngày 3 tháng Năm tại vị trí cách giàn khoan Trung Quốc 10 hải lý.
Theo tin này, tàu Hải Cảnh 044 của Trung Quốc đã húc mạnh vào mạn phải
tàu cảnh sát biển 4033 của Việt Nam với tốc độ rất cao, làm vỡ toàn bộ
cửa kính của chiếc tàu Việt Nam.
Báo chí Việt Nam cho hay, tổng cộng có 8 tàu kiểm ngư Việt Nam đã bị đâm, húc, đẩy hoặc phun ròi rồng trong mấy ngày qua, và có lúc có tới 5 tàu Trung Quốc vây quanh 1 tàu Việt Nam.
Nguồn: Reuters, AP, Bloomberg, New York Times, Xinhua
<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/VGv04vlp2qo?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
http://www.voatiengviet.com/content/tau-trung-quoc-dam-tau-vietnam-o-bien-dong/1909456.html
Biển Đông: Hà Nội họp báo quốc tế tố cáo Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam
Tàu Trung Quốc (T) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông
(DR)
Việt Nam vừa tố cáo tàu của Trung Quốc đã đâm rách tàu của
cảnh sát biển Việt Nam và dùng vòi rồng phun vào tàu kiểm ngư của Việt
Nam, khi các tàu này đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn
khoan tại vị trí thuộc lãnh hải Việt Nam trên Biển Đông.
Theo tin báo chí trong nước, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư
lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngọ Ngọc Thu đã tố cáo như trên trong cuộc
họp báo quốc tế tại Hà Nội hôm nay, 07/05/2014. Các quan chức Việt Nam
đã công bố một đoạn video cho thấy các tàu của Trung Quốc, với sự yểm
trợ của máy bay, tấn công tàu Việt Nam đang ngăn chận Trung Quốc đặt cố
định giàn khoan tại một vị trí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa Việt Nam. Các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã đâm vào tàu cảnh
sát biển Việt Nam trong hai ngày 03 và 04/05, cũng như dùng vòi rồng
phun vào các tàu kiểm ngư của Việt ở khu vực chung quanh giàn khoan.
Đại diện cảnh sát biển Việt Nam cho biết là chưa có người nào thiệt
mạng trong các vụ tấn công nói trên. Chỉ có 6 kiểm ngư viên của Việt Nam
bị thương khi tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu của họ.
Ngày 03/05 vừa qua, Cục Hải sự Trung Quốc đã ra thông báo cho biết
giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) sẽ hoạt động từ ngày 04/05 đến ngày
15/08 tại vị trí có tọa độ nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa của Việt Nam. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải
Bình ngày 04/05 đã tuyên bố hành động của phía Trung Quốc là « bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối
». Nhưng phía Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Hà Nội, khẳng định là
giàn khoan nói trên hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc.
Phía Bắc Kinh còn thông báo là không một tàu ngoại quốc nào được đi vào
khu vực 3 hải lý chung quanh giàn khoan HD-981.
Theo báo chí trong nước, hôm qua, trong cuộc điện đàm với Ủy viên
Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh
đã một lần nữa phản đối việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung
Quốc hoạt động trong khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam. Ông Phạm Bình
Minh tuyên bố là Việt Nam « sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình ».
Còn theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc điện đàm nói trên, Uỷ
viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với ông Phạm Bình Minh
rằng các công ty Trung Quốc đang hoạt động trong vùng thuộc chủ quyền
Trung Quốc và theo ông Dương Khiết Trì việc các tàu Việt Nam « sách
nhiễu » hoạt động « bình thường » của các doanh nghiệp Trung Quốc là vi
phạm chủ quyền của Trung Quốc. Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc,
trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ để phản đối việc
Việt Nam « sách nhiễu » doanh nghiệp Trung Quốc trên vùng biển quần
đảo Hoàng Sa, mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa.
Về phần Hoa Kỳ hôm qua đã chỉ trích hành động của Trung Quốc đưa giàn
khoan vào khu vực thuộc lãnh hải Việt Nam. Tuyên bố với các phóng viên
tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói quyết định
nói trên của Bắc Kinh là "mang tính gây hấn và không giúp cho việc duy
trì hòa bình và ổn định trong khu vực ».
Phát biểu với hãng tin tại Hồng Kông trước khi đến Hà Nội hôm nay,
trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel
cho biết là Hoa Kỳ theo dõi sát vụ này, nhưng kêu gọi các bên nên có
thái độ kềm chế.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã bác bỏ những lời
chỉ trích của Washington, tuyên bố rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan
đến Biển Đông không có dính dáng gì đến Mỹ và Hoa Kỳ không có quyền đưa
ra những bình luận « vô trách nhiệm » về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
cong-tau-viet-nam
'Việt Nam không còn lùi được nữa'
Cập nhật: 08:44 GMT - thứ tư, 7 tháng 5, 2014
Media Player
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho
rằng Việt Nam phải sẵn sàng va chạm để bảo vệ chủ quyền, sau khi Trung
Quốc đưa giàn khoan xuống gần đảo Tri Tôn, Quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 7/5, ông
Dy cho rằng đây là "một bước leo thang mới đặc biệt nghiêm trọng, bộc lộ
rõ dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc".
"Đây là lần đầu tiên họ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam để khai thác dầu lửa," ông nói.
"Trung Quốc sau bao nhiêu năm phát triển như vũ
bão đã từ một nước xuất khẩu dầu lửa thành một nước nhập khẩu một năm
200 triệu tấn dầu lửa. Biển Đông lại là biển sạch, khiến việc khai thác
đỡ tốn kém hơn."
"Thứ hai là sau chuyến công du sang châu Á, Tổng
thống Hoa Kỳ Obama đã tuyên bố sẽ bảo vệ quần đảo Senkaku mà Nhật đang
kiểm soát vào phạm vi bảo vệ của Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường hợp tác
quân sự với Philippines."
"Trước tình hình như vậy, Trung Quốc chỉ còn
cách chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, vào Biển Đông để vừa đáp ứng lại nhu
cầu trong nước, vừa phù hợp với bối cảnh quốc tế. Việt Nam không phải
đồng minh của Hoa Kỳ, nên tất nhiên là bị bắt nạt."
Trả lời câu hỏi của BBC về những biện pháp mà
phía Việt Nam có thể đưa ra để đối phó với tình hình hiện nay, ông Dy
dẫn lại câu nói của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình
Minh hôm 6/5, trong đó tuyên bố rằng "Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp phù
hợp và cần thiết để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của mình".
"Đó là một câu nói rất chung nhưng cũng rất cụ thể," ông Dy nhận định.
"Theo tôi thì đến nước này, Việt Nam không thể lùi được nữa, chỉ có chuyện Trung Quốc rút giàn khoan ra mà thôi."
"Nếu để Trung Quốc khoan được một mũi ở đây, họ sẽ khoan được những mũi khác ở những vùng biển khác của Việt Nam".
Dự đoán về những diễn biến trong thời gian tới,
ông Dy cho rằng Việt Nam và phía Trung Quốc có thể sẽ "làm căng với nhau
một thời gian, rồi sau đó sẽ nhân nhượng, đi đến những thỏa hiệp với
nhau."
"Trong trường hợp Trung Quốc cương quyết muốn lấn chiếm, dứt khoát sẽ có những va chạm."
"Nếu như bởi vì những chuyện này mà phải va chạm
với Trung Quốc, thì cũng phải sẵn sàng. Việt Nam không thể lùi được nữa
rồi," ông nói.Tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam
Tàu Việt Nam và Trung Quốc đã đụng nhau ở biển Đông vào ngày hôm
nay. Phó tư lệnh tham mưu trưởng bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam Ngô
Ngọc Thu cho biết như vậy ngày hôm nay.
Theo ông Ngô Ngọc Thu, các tàu của Trung Quốc đã húc vào tàu của Việt
Nam và phun vòi rồng sang phía các tàu Việt Nam khiến nhiều thủy thủ bị
thương, nhiều tàu bị hư hại.
Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói các tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào 2 tàu của Việt Nam.
Sự việc diễn ra sau khi phía Trung Quốc di chuyển một giàn khoan dầu
lớn về gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước hồi cuối tuần
qua. Trung quốc nói sẽ không cho phép một tàu nước ngoài nào lại gần
giàn khoan này trong bán kính 4,8 km. Phía Việt Nam ngay lập tức đã gọi
việc triển khai giàn khoan này là không hợp pháp và yêu cầu Trung Quốc
phải di chuyển giàn khoan ra ngoài vùng biển cách bờ biển Việt Nam
khoảng 220 km.
Hãng tin AP trích nguồn tin của hai nhà ngoại giao giấu tên cho biết
phía Việt Nam đã gửi 29 tàu có trang bị vũ khí của cảnh sát biển đến gần
giàn khoan. Một nhà ngoại giao Trung Quốc nói hành động này của Việt
Nam là để cho thấy sức mạnh buộc Trung Quốc phải chuyển giàn khoan ra
khỏi khu vực tranh chấp.
Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày hôm nay, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói giàn khoan dầu của Trung Quốc
nằm trong vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc và vì vậy việc khoan dầu
là bình thường và hợp pháp.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng nói những hành động ngăn cản của Việt Nam là vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba cũng đã gọi hành động
mới của Trung Quốc là khiêu khích và không giúp duy trì ổn định, và hòa
bình trong khu vực.
Phản ứng lại nhận xét của phía Mỹ, bà Hoa Xuân Oánh khẳng định Hoa Kỳ
không có bất cứ quyền nào để đưa ra những nhận xét mà bà gọi là thiếu
trách nhiệm về quyền chủ quyền của Trung Quốc.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-try-to-stop-ch-oi-r-dp-05072014090747.html
Biển Đông : Trung Quốc leo thang vì biết Mỹ sẽ không can thiệp ?
Tổng thống B.Obama phát biểu trước quân đội Mỹ và Philippines tại Manila, ngày 29/04/2014.
Reuters
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên đưa các tàu tuần tra
đến Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa một cơ cấu lớn như
vậy, bởi vì giàn khoan HD-981 có kích thước gần như là một hàng không
mẫu hạm.
Theo chuyên gia về Đông Nam Á Ian Storey ở Singapore, hành động mới này của Trung Quốc là một « kịch bản tiềm tàng rất nguy hiểm » và nó đặt Việt Nam vào tình thế rất khó khăn.
Cũng như các nước Châu Á khác có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc,
các phương án của Việt Nam đối phó với cường quốc hàng đầu Châu Á này
rất giới hạn, mặc dù gần đây Hà Nội đã tăng cường khả năng phòng thủ
trên biển và đã củng cố quan hệ với Nga.
Để ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn khoan trên Biển Đông, Việt
Nam đã huy động nhiều tàu của Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư, và đã không
ngại đụng độ với tàu của Trung Quốc. Một chuyên gia Việt Nam về Biển
Đông được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay lưu ý đây là hành động mạnh
mẽ nhất của Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay. Vào năm đó, Hà Nội đã điều
nhiều tàu chiến đến khu vực mà Trung Quốc vừa ký hợp đồng với một công
ty Mỹ để khai thác dầu khí nằm trong lãnh hải của Việt Nam.
Khác với những lần trước, lần này Việt Nam buộc phải hành động để bảo
vệ lãnh hải, bởi vì nếu để yên cho Trung Quốc đặt cố định giàn khoan
thì chẳng khác gì công nhận khu vực này là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Nhưng với tương quan lực lượng bất lợi như vậy, liệu Việt Nam có thể
ngăn chận được hành vi xâm lược này của Trung Quốc hay không, khi mà
chúng ta không có một cường quốc nào sau lưng để yểm trợ ?
Ngay cả Philippines cũng khó mà trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ. Vào
tháng trước, Manila có tuyên bố rằng, chiếu theo hiệp ước an ninh song
phương, Hoa Kỳ có nghĩa vụ trợ giúp Philippines trong trường hợp lãnh
thổ hoặc lực lượng vũ trang của nước này trên Biển Đông bị tấn công. Thế
nhưng, cho tới nay, chưa bao giờ Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố
dứt khoát là Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông để trợ giúp Philippines.
Theo hãng tin Reuters, Washington hiện nay không còn ủng hộ quan điểm
của Manila cho rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ can thiệp nếu xảy ra xung đột
trên Biển Đông. Còn Trung Quốc thì có lẽ sẽ cố giữ cho các tranh chấp
trên Biển Đông ở một tầm mức vừa đủ để Washington thấy rằng không đáng
để can thiệp quân sự.
Tình hình Biển Đông như vậy là khác với biển Hoa Đông, nơi mà Trung
Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư. Chính quyền Obama đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku là nằm trong
khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, tức là nếu quần đảo này bị Trung
Quốc tấn công, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ.
Có lẽ vì thấy là không thể làm được gì hơn ở vùng biển Hoa Đông, nay
Trung Quốc tập trung lấn chiếm Biển Đông, vì nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ rất
ngại ra tay hỗ trợ các nước Đông Nam Á.
No comments:
Post a Comment