Cập nhật: 06:21 GMT - thứ năm, 22 tháng 5, 2014
Việt Nam 'đang xem xét' hành động pháp lý với Trung Quốc, các hãng tin Reuters và AP đưa tin.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng viết trong
email trả lời câu hỏi của hãng Anh Reuters hôm thứ Tư ngày 21/5
khi ông đang ở thăm Manila rằng chính phủ của ông đang xem xét "các
phương án tự vệ khác nhau, trong đó bao gồm các hành động pháp lý phù
hợp với luật pháp quốc tế."‘Không dùng quân sự’
"Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Việt
Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bởi
vì chủ quyền lãnh thổ, trong đó có chủ quyền biển đảo, là thiêng liêng,"
ông nói.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Dũng đánh tiếng
cho biết phía Việt Nam sẽ có hành động pháp lý với Trung Quốc, động thái
có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, Reuters nhận định.
Hãng tin Mỹ AP cũng nhận được câu trả lời
của ông Dũng. Theo tường thuật của hãng tin này thì ông Dũng
nói ‘Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền nhưng sẽ không bao
giờ dùng đến hành động quân sự trừ khi chúng ta buộc phải có
hành động tự vệ’.
Tuy nhiên ông Dũng không nói rõ Việt Nam sẽ có hành động pháp lý gì.
Khi được hỏi liệu Việt Nam có mạo hiểm
chiến tranh với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp hay không,
ông Dũng viết trong email gửi AP: “Giải pháp quân sự? Câu trả
lời là Không.”
"Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ."
Email của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi AP
“Việt Nam đã chịu rất nhiều đau thương mất
mát trong những cuộc chiến tranh xâm lược trong quá khứ. Chúng
tôi sẽ không bao giờ dùng biện pháp quân sự trước tiên và sẽ
không bao giờ đơn phương khởi đầu một cuộc xung động quân sự trừ
phi chúng tôi bị buộc phải tự vệ,” email viết.
Cũng theo AP thì ít nhất hai nhà ngoại
giao của Việt Nam đã nói với họ rằng Việt Nam sẽ đệ đơn kiện
riêng rẽ hoặc tham gia vào vụ kiện của Philippines.
Một quan chức cấp cao trong Chính phủ
Philippines nói với AP rằng ông Dũng và các quan chức Việt Nam
khác đã nêu vấn đề này với người đồng cấp Philippines của họ
trong các cuộc họp kín hôm 21/5.
Vụ kiện của Manila
Trước đó, Philippines cũng trình lên tòa
án trọng tài ở The Hague yêu cầu xem xét đòi hỏi chủ quyền
của Philippines ở Biển Đông cũng như xác nhận quyền của họ
được quyền khai thác vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế
theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (Unlos).
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào vụ kiện
và cảnh báo Philippines rằng việc này sẽ ‘làm tổn thương nghiêm
trọng’ quan hệ giữa hai nước.
Nếu tòa ra phán quyết bất lợi cho Bắc
Kinh thì điều này có thể thúc đẩy các quốc gia có tranh chấp
khác trên Biển Đông kiện Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên bất kỳ phán quyết nào cũng khó
mà thực thi trên thực tế bởi vì không có cơ quan nào trong khuôn
khổ Unclos giám sát các phán quyết này, theo các chuyên gia
pháp lý.
Hôm 21/5, trong một động thái thể hiện
tình đoàn kết trước Bắc Kinh, Thủ tướng Dũng nói Việt Nam và
Philippines quyết tâm chống lại việc Bắc Kinh ‘xâm phạm vùng
biển’ của họ và kêu gọi thế giới lên án hành động của Bắc
Kinh.
'Cổ vũ quan trọng'
Trao đổi với BBC về hành động pháp lý có
thể có của Việt Nam đối với Trung Quốc về tranh chấp trên
Biển Đông, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người nghiên cứu về luật
quốc tế, nói với BBC rằng quan điể̀m của ông là 'chỉ đưa ra
tòa vụ giàn khoan thôi'.
"Nếu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền thì
nó là vấn đề lớn và vướng ở chỗ là buộc phải có sự đồng
thuận của các bên tham gia," ông nói và cho biết Trung Quốc không
bao giờ đồng ý đưa tranh chấp ra bên thứ ba, trong đó có tòa
án, để giải quyết.
Về trọng tài giải quyết tranh chấp, ông
Việt nói Việt Nam nên làm theo Philippines ra 'đưa ra thủ tục
trọng tài theo Điều 7 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển'.
"Dù Trung Quốc có từ chối đi chăng nữa
thì Tòa vẫn có thể phân xử được mà không cần sự đồng thuận
của Trung Quốc," ông giải thích.
Tuy nhiên, phán quyết của Tòa thì 'không
có cơ quan thi hành' do đó ông Việt thì phán quyết của Tòa nếu
có lợi cho Việt Nam thì sẽ có ý nghĩa 'là sự cổ vũ quan
trọng của cộng đồng quốc tế'.
Ông Việt cũng cho rằng nếu Việt Nam đưa ra
tòa vấn đề giàn khoan thì có khả năng Trung Quốc 'sẽ lái vấn
đề sang tranh chấp chủ quyền'.
Vụ giàn khoan: Mỹ ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới -
Đông Á, ở Manila, Philippines. Ảnh chụp ngày 22/05/2014.
Reuters
Sau vụ Bắc Kinh cắm giàn khoan dầu trong vùng biển Việt Nam,
trong một bài phỏng vấn dành cho hãng tin Anh Reuters hôm 21/05/2014,
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không loại trừ khả năng kiện Trung
Quốc ra trước quốc tế. Phủ Tổng thống Mỹ vào hôm qua, 22/05/2014, đã
lên tiếng hậu thuẫn cho mọi giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp,
kể cả việc dùng đến các thủ tục pháp lý quốc tế.
Theo hãng tin Anh Reuters, trả lời câu hỏi của báo chí về các
tuyên bố mới nhất của Thủ tướng Việt Nam, ông Patrick Ventrell, một phát
ngôn viên của Nhà Trắng, cho biết là Washington sẽ ủng hộ việc Việt Nam
kiện Trung Quốc ra trước các định chế quốc tế để giải quyết vụ Trung
Quốc triển khai giàn khoan tại vùng Biển Đông mà họ đang tranh chấp với
Việt Nam.
Đối với ông Ventrell : « Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy
trì hòa bình và ổn định ; tôn trọng luật pháp quốc tế ; thương mại hợp
pháp không bị cản trở ; và tự do hàng hải và hàng không trong khu vực
Biển Đông ».
Trên cơ sở đó, phát ngôn viên Nhà Trắng xác nhận : « Hoa Kỳ ủng hộ
việc sử dụng các biện pháp hòa bình và ngoại giao khác nhau để quản lý
và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài hoặc các
cơ chế pháp lý quốc tế khác. »
Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin Anh bằng văn bản, khả năng Việt
Nam kiện Trung Quốc ra trước quốc tế đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
gợi lên khi ông xác định rằng : « Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp
phòng vệ khác nhau, bao gồm cả các hành động pháp lý, phù hợp với luật
pháp quốc tế ».
Lời dọa kiện trên đây của Việt Nam, kèm theo tuyên bố ủng hộ của Mỹ
sẽ làm Trung Quốc tức giận thêm. Ngay từ hôm qua, sau tuyên bố của Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trung Quốc đã tỏ thái độ phẫn nộ và tiếp tục cho
rằng giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Trong thời gian qua, bất chấp các sức ép của Trung Quốc, Philippines
vẫn tiếp tục xúc tiến vụ kiện Bắc Kinh ra tòa án trọng tài Liên Hiệp
Quốc về những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Vụ kiện này
của Manila cũng đã được Washington ủng hộ.
VN cứu xét 'giải pháp quốc phòng' vụ TQ đặt giàn khoan vi phạm vùng biển VN
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi
ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các
vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng
CỠ CHỮ
23.05.2014
Báo Financial Times dẫn lời ông Ernie Bowers, một chuyên gia về các vấn đề Á Châu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), đánh giá khả năng Hà nội sẽ theo chân Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Quốc tế tại La Haye, là có xác suất 75% sẽ xảy ra.
Ông Bowers là người quen thuộc với cuộc tranh luận ở Việt Nam về liệu có nên tiến hành giải pháp pháp lý chống Trung Quốc hay không.
Cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã âm ỉ từ nhiều năm qua, nhưng căng thẳng tăng cao đáng kể trong 3 tuần qua, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan nước sâu khổng lồ vào Biển Đông, và lần đầu tiên khởi sự khoan dầu trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vì chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý.
Hôm nay truyền thông báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, dường như muốn đẩy mạnh phương án này. Trang bienphong.com đăng bài viết với hàng tít “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc.” Trang mạng này dẫn lời Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định như vừa kể.
Ông Trục nói rằng nếu Hà nội không cương quyết ngăn cản bước leo thang của Trung Quốc lần này, thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ để Trung Quốc sau này tiến sát vào bờ biển Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng để khai thác dầu khí. Ông Trần Công Trục cho rằng vụ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một cuộc “xâm lược mềm”, rất nguy hiểm và rất khó đối phó.
Hơn 100 tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc đang trong tình trạng đối đầu căng thẳng gần giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong vùng lãnh hải Việt Nam.
Hãng tin Reuters tường thuật, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói chính phủ của ông đang cứu xét một loạt “giải pháp quốc phòng” khác nhau chống Trung Quốc, kể cả giải pháp pháp ly, sau khi Bắc Kinh di chuyển giàn khoan dầu vào các vùng biển đang trong vòng tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông.
Quyết định của Việt Nam theo chân Philippines đưa cuộc tranh chấp ra trước Tòa Án Trọng Tài quốc tế sẽ làm Bắc Kinh giận dữ. Trung Quốc vẫn muốn giải quyết tranh chấp qua các cuộc thương thuyết song phương, nhưng một số nước ASEAN, nhất là Philippines, tin rằng quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc là giải pháp duy nhất đối với các nước nhỏ trong cuộc đối đầu ở Biển Đông.
Trả lời một cuộc phỏng vấn do Reuters thực hiện qua email hôm thứ Năm, ông Nguyễn Tấn Dũng gạt giải pháp quân sự sang một bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Reuters, rằng liệu Việt Nam có nghĩ tới việc giải quyết những căng thẳng bằng các phương tiện quân sự. Ông Nguyễn Tấn Dũng viết:
“Quý vị hỏi về các biện pháp quân sự à. Không, Việt Nam đã chịu đựng quá nhiều gian khổ và mất mát do các cuộc chiến xâm lược gây ra trong quá khứ rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn có hòa bình và hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước.”
Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam sẽ không bao giờ là nước khởi sự một cuộc đối đầu quân sự, trừ phi bị buộc vào thế phải tự vệ.
Tuy nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại quyết tâm sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mình, bởi vì chủ quyền lãnh thổ, kể cả chủ quyền các vùng lãnh hải và biển đảo, là quyền thiêng liêng.
Nhưng mặt khác, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào chống một nước khác.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã dùng những từ ngữ cứng rắn và quyết liệt hơn khi nói đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Ông Kurt Campbell, từng là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách vùng Đông Á, nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định đi theo một hướng tiếp cận mạnh mẽ hơn về cái gọi là đường 9 đoạn tại Biển Đông, vạch ra vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông, bởi vì ASEAN ngày càng bực dọc hơn về tình trạng thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh.
Tuần trước, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN, kêu gọi Trung Quốc hãy rời các vùng biển của Việt Nam để xoa dịu cuộc khủng hoảng ở quần đảo Hoàng Sa. Lời phát biểu của Tổng thư ký ASEAN đã khơi lên một phản ứng mạnh từ Bắc Kinh, nói rằng ông Lê Lương Minh đã “làm ngơ sự thật, vi phạm lập trường trung dung của ASEAN, và đơn phương đánh đi những tín hiệu sai lạc.”
Nguồn: Reuters, Financial Times, Thanhnien, Tuoi Trẻ http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-cuu-xet-giai-phap-quoc-phong-vu-tq-dat-gian-khoan-vi-pham-vung-bien-vn/1921146.html
No comments:
Post a Comment