Những người bị đàn áp khi biểu tình lên tiếng
Vào ngày chủ nhật 18 tháng 5, nhiều người dân bất bình về chuyện
Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam
tiếp tục xuống đường biểu tình. Tuy nhiên họ đã bị một lực lượng đông
đảo công an, an ninh … trấn áp, bắt giữ và ngay cả hành hung để không
thể tiến hành biểu tình.
Một blogger trẻ được nhiều người biết đến trong các hoạt động vì dân
chủ- nhân quyền và chống hành động gây hấn, xâm lược của Trung Quốc là
Blogger Gió Lang Thang, tên thực Trịnh Anh Tuấn, là một trong những
thanh niên bị bắt tại Sài Gòn trong ngày 18 tháng 5 vừa qua.
Sau thời gian bị bắt giữ và trở về anh cho biết lại sự việc như sau:
"Ngày hôm qua khi tôi vừa ra khỏi chỗ gần Nhà Thờ Đức Bà, nhiều người
đang tụ tập đứng đó và chưa có biểu tình gì hết, tôi đã bị phía Công an
mời lên xe và giam tại Công an Quận 1. Họ thẩm vấn hỏi rất nhiều thứ và
giữ đến hơn 30 giờ đồng hồ đến 6 giờ chiều hôm nay họ mới thả tôi ra.
Tôi bị một số vào đánh đập, tát. Tài sản cá nhân của tôi họ xâm phạm. Họ dùng máy móc thiết bị tháo tung máy tính của tôi ra, giờ máy tính của tôi bị hư.
- Blogger Gió Lang Thang
Ước lượng bị bắt vào đồn Công an Quận 1 khoảng 50 người. Một số người
mới đi biểu tình thì họ làm việc chung và đến chiều thả hết, nhưng tôi
và ba người bạn nữa, tổng cọng 4 người bị họ giữ qua đêm đến tận ngày
hôm sau họ mới thả.
Tôi bị một số vào đánh đập, tát. Tài sản cá nhân của tôi họ xâm phạm.
Họ dùng máy móc thiết bị tháo tung máy tính của tôi ra, giờ máy tính
của tôi bị hư. Họ yêu cầu mở password điện thoại và một số đồ dùng cá
nhân khác, nhưng tôi không đồng ý thì họ dùng bạo lực với tôi. Tôi rất
cương quyết phản đối hành động, việc làm của họ vi phạm trắng trợn pháp
luật vì họ là những người thực thi pháp luật mà họ không thi hành đúng
pháp luật, ngược lại hành động và thái độ của họ rất côn đồ và hung hãn.
Tôi nói thẳng với họ rằng những việc làm của họ rất côn đồ."
Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng ở Hà Nội cũng nằm trong số bị bắt trong ngày 18
tháng 5 do xuống đường biểu tình chống Trung Quốc. Ông trình bày lại
việc bị bắt giữ đối với bản thân ông:
"Hôm qua tôi có đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Khi mới đến
Đại sứ quán Trung Quốc đoạn Điện Biên Phủ cắt nhau với Hoàng Diệu, tôi
xuống xe buýt và mới đi được mấy chục mét, xe công an lao tới và mấy
người xuống chặn đường tôi nói ‘mời anh đi với chúng tôi’. Tôi nói ‘sao
lại có chuyện thế này?’. Họ nói mời tôi đi để tránh chuyện bọn xấu lợi
dụng.
Tôi bảo tôi từng tuổi đầu này rồi mà ai lợi dụng được tôi! Các anh ấy
bảo trong tình huống bất ngờ xảy ra thì trở tay không kịp. Thế là mấy
người xốc tôi lên xe. Họ chở đi loanh quanh một số phường xong rồi về
phường Kim Mã. Tôi ở đấy đến khoảng 6,7 giờ tối thì có mấy người đến làm
biên bản. Tôi nói không có biên bản gì cả vì mấy anh mời tôi về đây để
tránh ‘bọn xấu’ lợi dụng, đến khi nào hết bọn xấu lợi dụng thì các anh
trả tự do cho tôi. Còn nếu không trả tự do cho tôi, thì không có bất cứ
biên bản nào cả. Sau đó, các anh xin ý kiến cấp trên và đưa tôi về số 7
Thuyền Quang. Về đó tôi thấy có một số anh em bị bắt giữ ở đó . Có chị
Dương thị Xuân và 5 người trẻ đi biểu tình yêu nước bị đưa về đó.
Đến nửa đêm họ đưa ra một biên bản Vi phạm Hành chính. Tất cả chúng
tôi đều không ký bởi vì mọi người đều có lý do. Riêng tôi, tôi nói các
anh mời tôi để tránh bọn xấu lợi dụng, về đây các anh lại đưa biên bản
phạt Vi phạm Hành chính. Tôi vi phạm hành chính gì mà các anh phạt tôi;
nên tôi không bao giờ ký vào biên bản đó cả. Hai nữa gọi mấy anh mời tôi
đến đây. Chứ các anh giao cho cơ sở để cơ sở làm chuyện này, tôi rất
bất bình!
Cho đến sáng nay, khoảng 9 giờ, Cơ quan An ninh Điều tra đến làm
việc. Họ đưa camera quay và thẩm vấn tôi, tôi nói thế này: tôi là người
đàng hoàng, tôi cho các anh quay; thế nhưng trước hết việc này tôi cảm
thấy không đúng và gây bức xúc cho tôi. Lý do vì các anh mời tôi đến nhà
và vác camera thẩm vấn tôi. Tất nhiên tôi không sợ, tôi sẵn sàng trả
lời cho các anh quay. Còn về biên bản tôi không ký bất kỳ gì cả. Các anh
cũng cần mở camera ra cho tôi xem tôi nói những gì trong đó, thế thôi!
Hôm qua tôi có đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Khi mới đến Đại sứ quán Trung Quốc thì xe công an lao tới và mấy người xuống chặn đường tôi nói ‘mời anh đi với chúng tôi’.
- Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng
Đến chiều họ muốn chúng tôi về nhưng phải làm biên bản, tức cam kết
không đi biểu tình nữa. Chúng tôi cũng không đồng ý. Họ lại ghi thông
điệp của thủ tướng, và nói chúng tôi thống nhất và ký vào. Tôi nói rằng
‘thông điệp bảo không được biểu tình trái pháp luật’, chứ không cấm biểu
tình. Còn trái pháp luật thế nào thì cho tôi biết cụ thể. Nếu thủ tướng
không muốn cho nhân dân biểu tình thì thủ tướng ra quyết định cấm biểu
tình, tôi sẽ sẵn sàng chấp hành. Tôi nói thực ra luật biểu tình chưa có,
mà trong Hiến pháp có quyền tự do về biểu tình, nhưng luật chưa có nên
tôi không thể ký cam kết của các anh được. Nếu chúng tôi cam kết vào đó,
thì luật ‘mù mờ’ khi chúng tôi ra khỏi nhà có thể bị các anh mời và làm
đối với chúng tôi như những ngày hôm nay. Chúng tôi cương quyết không
ký nên họ phải chịu. Đến lúc khoảng 3 giờ 15 phút, họ trả tự do cho tôi
và chị Dương Thị Xuân. Khoảng một tiếng sau, họ trả tự do cho thêm 3
thanh niên trẻ nữa, đến khoảng 5 giờ họ trả tự do nốt cho một thanh niên
cuối cùng."
Những người như blogger Gió Lang Thang và thầy giáo Vũ Mạnh Hùng lâu
nay sử dụng các mạng xã hội như facebook, blog để bày tỏ chính kiến của
bản thân. Họ lên án tham nhũng, đòi hỏi chính quyền phải cải cách triệt
để nhằm giúp đất nước phát triển, cũng như phải cương quyết chống sự
bành trướng của Trung Quốc.
Dù bị bắt do đi biểu tình nhưng những người như thầy giáo Vũ Mạnh
Hùng cho biết nếu phía Trung Quốc không thay đổi thái độ, rút giàn khoan
ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì họ vẫn tiếp tục
biểu tình và yêu cầu chính quyền Hà Nội đưa vụ việc ra quốc tế.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/detained-anti-cn-protester-gm-05192014120249.html
Dân chủ hóa để bảo vệ và phát triển đất nước
Dân chủ hóa để bảo vệ và phát triển đất nước
Đất nước đang bị phá sản vì đường lối đi từ hết sai lầm này đến sai
lầm khác, và quản lý yếu kém với quốc nạn tham nhũng tràn lan.
Chủ quyền biền đang bị uy hiếp từ vụ việc lắp đặt giàn khoan HD. 981 của Trung Quốc.
Tất cả là do độc tài cộng sản cầm quyền mà ra: hại dân và bán nước.
Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam (BCTĐCSVN) nay đã hoàn toàn lộ rõ chân tướng phản dân, hại nước, hèn với giặc – ác với dân. Thật thế: Một mặt, giấu dân là TT Phạm Văn Đồng đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc ngày 14-9-1958 và thoả thuận ‘ngầm’ ký ngày 7-6 cùng năm dành vùng biển Việt Nam xung quanh Hoàng Sa cho Trung Quốc khai thác dầu để trừ hơn 870 tỉ đô la nợ phí chiến tranh vay của Trung Quốc. Mặt khác, ngày 1-5-2014 lại kêu ầm lên là Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam khi Trung Quốc mang dàn khoan HD. 981 vào quần đảo Hoàng Sa, phía bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở ngang Đà Nẵng.
Biết được sự thực đáng buồn đó, toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc và hải ngoại đang nhất tề đứng lên đòi PHẢI DÂN CHỦ HOÁ CẤP TỐC ĐẤT NƯỚC để cứu nguy Tổ Quốc và dân tộc. Chì có thể chế Dân Chủ mới giải quyết được những bế tắc về chính trị, kinh tế, giáo dục - văn hoá, xã hội hiện nay của Việt Nam. Và trên trường quốc tế, chính phủ dân chủ do dân bầu ra mới có chính danh - chính nghĩa, mới có căn bản pháp lý, mới được hậu thuẫn của toàn dân để tranh đấu cho quyền lợi và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Sau đó Quốc Hội long trọng tuyên cáo trước quốc dân và quốc tế rắng: Việt Nam theo chế độ tự do – dân chủ.
2. Quốc Hội soạn thảo Luật bầu cử mới đa nguyên, đa đảng.
3. Tổ chức bầu cử tự do, công bằng, minh bạch dưới sự giám sát của quốc tế.
- Luận cứ các bên đưa ra dựa trên lịch sử hiện diện trên trên biển đảo.
- Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Thiện chí đảm bảo quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển trên tinh thần bình đẳng, cộng tác, cùng có lợi cho tất cả các bên tranh chấp, chúng tôi đề xuất:
Một hội nghị gồm các nước tranh chấp, các nước ASEAN và các nước có tầu bè đi ngang qua vùng biển Đông (dưới sự bảo trợ của các cường quốc Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga) cùng soạn thảo một công ước quốc tế đối với các hải đảo còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền để khai thác kinh tế với qui chế hư chủ. Nghĩa là các nước đang tranh chấp là chủ nhưng không được có các hoạt động quân sự nhằm giành độc quyền và không được quyền quốc hữu hóa. Ngược lại, những nước này có quyền tham gia thương thảo trong việc khai thác và được chia lợi nhuận theo thoả thuận giữa các bên./.
Bs Nguyễn Đan Quế
Sài Gòn 18-5-2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyendanque-05172014201748.html
Chủ quyền biền đang bị uy hiếp từ vụ việc lắp đặt giàn khoan HD. 981 của Trung Quốc.
Tất cả là do độc tài cộng sản cầm quyền mà ra: hại dân và bán nước.
Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam (BCTĐCSVN) nay đã hoàn toàn lộ rõ chân tướng phản dân, hại nước, hèn với giặc – ác với dân. Thật thế: Một mặt, giấu dân là TT Phạm Văn Đồng đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc ngày 14-9-1958 và thoả thuận ‘ngầm’ ký ngày 7-6 cùng năm dành vùng biển Việt Nam xung quanh Hoàng Sa cho Trung Quốc khai thác dầu để trừ hơn 870 tỉ đô la nợ phí chiến tranh vay của Trung Quốc. Mặt khác, ngày 1-5-2014 lại kêu ầm lên là Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam khi Trung Quốc mang dàn khoan HD. 981 vào quần đảo Hoàng Sa, phía bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở ngang Đà Nẵng.
Biết được sự thực đáng buồn đó, toàn dân Việt Nam từ Nam chí Bắc và hải ngoại đang nhất tề đứng lên đòi PHẢI DÂN CHỦ HOÁ CẤP TỐC ĐẤT NƯỚC để cứu nguy Tổ Quốc và dân tộc. Chì có thể chế Dân Chủ mới giải quyết được những bế tắc về chính trị, kinh tế, giáo dục - văn hoá, xã hội hiện nay của Việt Nam. Và trên trường quốc tế, chính phủ dân chủ do dân bầu ra mới có chính danh - chính nghĩa, mới có căn bản pháp lý, mới được hậu thuẫn của toàn dân để tranh đấu cho quyền lợi và chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Trước tiên:
Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng cùng BCTĐCSVN phải từ chức ngay để trao quyền điều hành quốc gia cho cơ quan quyền lực tối cao là Quốc Hội. Quốc Hội bầu một chính phủ tạm quyền . Chính phủ tạm quyền này sẽ thay đổi toàn bộ đường lối đối ngoại lấy đạo lý truyền thống dân tộc vì dân vì nước, bảo vệ độc lập chủ quyền làm căn bản; và đồng thời thi hành những bước đi đầu tiên để Dân Chủ Hoá. Đó là: Tôn trọng các quyền tự do thông tin, tự do phát biểu. Tôn trọng tự do tôn giáo. Tôn trọng tự do lập hội, tự do biểu tình… Thả hết mọi tù nhân lương tâm.Bước kế tiếp:
1/ Quốc Hội chính thức huỷ bỏ hiến pháp hiện hành, ra quyết nghị tách đảng cộng sản ra khỏi bộ máy chính quyền ở tất cả các ngành, các cấp; ra khỏi công an và quân đội; cũng như ra khỏi mọi hoạt động của các tôn giào, công đoàn, hội đoàn…Sau đó Quốc Hội long trọng tuyên cáo trước quốc dân và quốc tế rắng: Việt Nam theo chế độ tự do – dân chủ.
2. Quốc Hội soạn thảo Luật bầu cử mới đa nguyên, đa đảng.
3. Tổ chức bầu cử tự do, công bằng, minh bạch dưới sự giám sát của quốc tế.
Lập trường của nước Việt Nam mới Tự do – Dân chủ cần theo đuổi để giải quyết mâu thuẫn chủ quyền Biển Đông
Chính yếu dựa trên:- Luận cứ các bên đưa ra dựa trên lịch sử hiện diện trên trên biển đảo.
- Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Thiện chí đảm bảo quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển trên tinh thần bình đẳng, cộng tác, cùng có lợi cho tất cả các bên tranh chấp, chúng tôi đề xuất:
Một hội nghị gồm các nước tranh chấp, các nước ASEAN và các nước có tầu bè đi ngang qua vùng biển Đông (dưới sự bảo trợ của các cường quốc Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga) cùng soạn thảo một công ước quốc tế đối với các hải đảo còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền để khai thác kinh tế với qui chế hư chủ. Nghĩa là các nước đang tranh chấp là chủ nhưng không được có các hoạt động quân sự nhằm giành độc quyền và không được quyền quốc hữu hóa. Ngược lại, những nước này có quyền tham gia thương thảo trong việc khai thác và được chia lợi nhuận theo thoả thuận giữa các bên./.
Bs Nguyễn Đan Quế
Sài Gòn 18-5-2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyendanque-05172014201748.html
Biến động biển Đông: Việt Nam cần đối phó ra sao?
Đầu tháng 5/2014, Trung Cộng chính thức lấn chiếm lãnh hải Việt Nam
bằng vũ lực một cách ngông nghênh, che đậy bằng hình thức đưa giàn
khoan dầu Haiyan-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam,
bất chấp các quy tắc bang giao và công ước quốc tế. Quá trình và thực
tế diễn tiến của sự việc cho thấy đây không phải là một xung đột quyền
lợi bình thường giữa hai quốc gia, và có thể giải quyết một cách hiệu
quả qua các thương thuyết ngoại giao.
Đây là một biến động có toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, với định hướng lâu dài, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình và tương lai chung của cả khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Với nhận thức đó, người Việt trong và ngoài nước đã đồng lòng lên tiếng và thể hiện một thái độ chung: Quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lãnh hải của quốc gia.
Vấn đề trước mắt của toàn thể nhân dân Việt Nam, và những người lãnh đạo đương quyền, là phải có một thái độ thích hợp, cùng một định hướng đối phó hiệu quả ra sao?
Đối với người Việt ngoài chính quyền.
Dù là ở trong hay ngoài nước, trước nỗi lo âu về biến động lãnh hải và chủ quyền quốc gia bị xâm lấn, chúng ta có quyền phẩn uất và biểu hiện một thái độ phù hợp với tâm tư, nguyện vọng. Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, và yêu nước cũng là một quyền cao quý nhất. Biến động biển Đông đã khơi dậy nguồn tình cảm thiêng liêng, cao quý đang ẩn chứa trong lòng người Việt. Hành động ngông nghênh, hung hãn của nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng đã làm bật dậy những làn sóng yêu nước từ các thành phần quần chúng bình dị nhất trong xã hội. Trong tinh thần đó, những ai thật sự âu lo cho vận nước phải mạnh dạn đứng lên vận động, tham gia, yểm trợ các cuộc xuống đường nhằm phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải và tấn công các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Ở trong nước, những cuộc xuống đường cần phải được thực hiện hằng tuần, ở nhiều địa phương hơn, và với nhiều thành phần quần chúng hơn nữa. Những cuộc xuống đường không hẳn chỉ tổ chức tuần hành ở thủ đô hay các thành phố lớn, mà cần phải được thực hiện ở bất cứ nơi nào có điều kiện khả thi, bằng bất cứ quy mô hay hình thức nào có thể thực hiện được. Ở hải ngoại, những cuộc biểu tình trước các Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự của Trung Cộng là một hậu thuẫn cần thiết để tố cáo với thế giới về hành động xâm lấn đang diễn ra ở biển Đông.
Nếu cả nước đều đứng lên chống Bắc Kinh bằng cách đồng loạt xuống đường biểu tình hàng tuần, đặc biệt là ở trước khuôn viên các công trình, hãng xưởng, công ty của Trung Quốc, và đồng lòng ngưng ngay việc tiêu thụ các hàng hóa của họ, thì chắc chắn nhà cầm quyền Bắc Kinh phải cân nhắc lại vấn đề xâm lấn lãnh hải Việt Nam.
Biểu dương ý chí chống xâm lăng là điều thật cần thiết song vẫn chưa đủ. Sức mạnh quần chúng cần phải được vận dụng như là một vũ khí để áp lực Trung Quốc phải có sự nhượng bộ tương xứng, và buộc những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam phải có một thái độ, hành động đối phó với biến động này một cách thích đáng, hiệu quả.
Đối với nhà nước đương quyền.
Biến động biển Đông là một thử thách to lớn, đặt nhà nước Việt Nam (NNVN) vào một vị trí phải chọn lựa dứt khoát: Quyền lợi của Tổ quốc, hay của đảng Cộng sản cầm quyền?
Tất nhiên, ai cũng hiểu là chúng ta không thể ngu xuẩn để gây chiến tranh trước với Trung Cộng, nhưng không có nghĩa vì vậy mà Việt Nam phải giữ một thái độ thụ động, nhu nhược. Việt Nam có quyền phản ứng và tự vệ một cách tương xứng.
Với cương vị chính phủ, những người cầm quyền lãnh đạo phải thay đổi ngay chiến lược chống Trung Quốc xâm lấn, từ 'ôn hòa bị động' thành 'quyết tâm chủ động'; và cần phải thực hiện nhanh chóng 4 việc khẩn thiết sau:
· Thứ nhất, chính thức cởi trói báo chí, truyền thông để các cơ quan này có điều kiện thực thi chức năng vận động, điều hướng quần chúng cùng đứng lên phản đối quyết liệt nhà cầm quyền Bắc Kinh để tạo áp lực cụ thể;
· Thứ hai, trả tự do ngay cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm phi lý vì các nỗ lực lên tiếng chống ngoại xâm, để khẳng định một thái độ đấu tranh chung giữa phía cầm quyền và những người yêu nước;
· Thứ ba, phối trí lực lượng Hải quân đều khắp trên toàn lãnh hải Việt Nam để chứng tỏ chủ quyền đất nước, cùng lúc bao vây vùng biển có giàn khoan Haiyan-981, biến thế Thủ thành thế Công;
· Thứ tư, nếu Trung Cộng không nhượng bộ mà còn tiếp tục hung hăng thì NNVN phải có các biện pháp tạo áp lực thật mạnh là: 1. buộc tất cả Hoa kiều đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam phải về nước ngay; 2. ngưng ngay hoạt động tất cả công trình xây dựng và hoạt động kinh tế của các công ty gốc Trung Quốc; 3. trục xuất ngay các nhân viên ngoại giao cao cấp của Trung Quốc.
Tất nhiên thực hiện những việc này có thể gây khó khăn ngoại giao và kinh tế tạm thời cho nước ta song đó là những biện pháp trả đũa mang tính chủ động và nằm trong thẩm quyền của NNVN. Những biện pháp này cần duy trì tạm thời cho đến khi nhà cầm quyền Bắc Kinh nhượng bộ thực sự. Thế giới vẫn dùng biện pháp này để gây áp lực cho nước nào đó có vấn đề với nước họ, vì nó vừa ôn hòa vừa có ảnh hưởng trực tiếp ngay.
Chiến tranh bom đạn thì không nên song gây áp lực qua biện pháp tạm ngưng hoạt động du lịch, kinh tế, ngoại giao là điều cần thiết và khả thi. Cần khẳng định ngay: Mọi hành động ngược đãi, bạo động gây thương vong nhân mạng hay gây tổn thất vật chất dù lớn hay nhỏ cho công dân Trung Quốc đang ở VN là điều phải tuyệt đối tránh để không gây ra diễn biến phức tạp, bất lợi sau đó. Vì tham vọng bá quyền và cũng vì thể diện, Trung Cộng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc hay nhượng bộ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu như họ gặp những phản kháng mạnh mẽ có ảnh hưởng bất lợi to lớn thì họ có thể sẽ thay đổi chính sách.
Mặt khác, chúng ta chống lại chính sách bành trướng của nhà cầm quyền CS ở Trung Hoa chứ không nên xem tất cả người Hoa là kẻ thù.
Đối với phía quốc tế, nhà nước Việt Nam phải thực sự liên kết với các nước đồng cảnh ngộ, xây dựng một chiến lược chung bảo vệ lãnh hải mỗi nước, và chia sẻ trách nhiệm đối phó với các hành động xâm lấn. Cùng lúc, NNVN phải bằng mọi cách thương lượng và vận động cho bằng được sự đồng thuận ủng hộ của thế giới. Việt Nam ta không cần dựa hẳn về một siêu cường nào để đối phó với một siêu cường khác, song có thể vận dụng nhu cầu chiến lược và quyền lợi lâu dài của họ với nước ta để tạo áp lực và các ràng buộc trách nhiệm cần có. Nhật bản và Phi Luật Tân đã khéo léo và thành công trong việc 'mượn sức người bảo vệ ta', Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quý báu này.
Hoa Kỳ không bao giờ muốn Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng, và ngược lại, Trung Cộng cũng không muốn Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Mâu thuẫn quyền lợi của hai siêu cường hàng đầu là một lợi thế chiến lược của Việt Nam. Chúng ta có thể vận dụng nhu cầu chiến lược của hai siêu cường này để tạo dựng một vị thế thuận lợi cho đất nước, cụ thể nhất là tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề biến động biển Đông mà cả hai nước lớn này đều nhận thấy có được quyền lợi cao nhất.
Vận động thiết lập tương quan quyền lợi đa phương là con đường thích hợp và khả thi cho nước ta trong vấn đề Biển Đông.
Thái độ chung cần có
Có thể nói, nguy cơ mất nước đang là một cơ hội để hòa đồng và đoàn kết dân tộc để tạo dựng một sức mạnh cần có cho công cuộc đấu tranh bảo toàn lãnh hải và chủ quyền đất nước.
Có phải chăng đã đến lúc để quyền lợi của Tổ quốc trở thành mẫu số chung để người Việt ở trong và ngoài nước có thể đồng thuận sát cánh với nhau trong một trận tuyến chung vì chủ quyền đất nước, và vì tương lai của dân tộc. Vì vận mệnh của đất nước, sự khác biệt về chính kiến có thể được tạm thời gác lại để tạo điều kiện xây dựng nhanh chóng một tiếng nói chung, một sức mạnh chung để bảo toàn lãnh hải quốc gia. Tuy nhiên, vì tương lai của dân tộc, nhu cầu chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công vẫn tiếp tục tồn tại cho đến khi nước ta thực sự có độc lập, hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ.
Đã đến lúc để đảng CSVN gác lại các toan tính duy trì quyền lực và ưu tiên cho nỗ lực đoàn kết dân tộc để cùng nhau hợp sức chống xâm lăng. Đứng về phía dân tộc thì đảng CSVN phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát. Ngược lại, nếu tiếp tục lừng khừng, yếu hèn trước quân xâm lược thì đảng CSVN đã tự chọn vị trí là những kẻ nội thù. Thái độ dứt khoát cho vấn đề biến động biển Đông là một sự chọn lựa lịch sử song sự lựa chọn khẩn thiết nhất là lập tức trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân.
Chúng ta chân thành cảm ơn những người yêu nước đã anh dũng dấn thân xây dựng phong trào đấu tranh vì chủ quyền đất nước, và những chiến sĩ đang hằng ngày giờ đối đầu với hiểm nguy để ngăn chận làn sóng xâm lăng của Bắc phương trên lãnh hải nước nhà.
Nguyễn Công Bằng, Việt Nam 14/05/2014
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/how-vn-to-respond-05152014140155.htmlĐây là một biến động có toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, với định hướng lâu dài, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình và tương lai chung của cả khu vực, đặc biệt là Việt Nam. Với nhận thức đó, người Việt trong và ngoài nước đã đồng lòng lên tiếng và thể hiện một thái độ chung: Quyết tâm đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lãnh hải của quốc gia.
Vấn đề trước mắt của toàn thể nhân dân Việt Nam, và những người lãnh đạo đương quyền, là phải có một thái độ thích hợp, cùng một định hướng đối phó hiệu quả ra sao?
Đối với người Việt ngoài chính quyền.
Dù là ở trong hay ngoài nước, trước nỗi lo âu về biến động lãnh hải và chủ quyền quốc gia bị xâm lấn, chúng ta có quyền phẩn uất và biểu hiện một thái độ phù hợp với tâm tư, nguyện vọng. Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, và yêu nước cũng là một quyền cao quý nhất. Biến động biển Đông đã khơi dậy nguồn tình cảm thiêng liêng, cao quý đang ẩn chứa trong lòng người Việt. Hành động ngông nghênh, hung hãn của nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng đã làm bật dậy những làn sóng yêu nước từ các thành phần quần chúng bình dị nhất trong xã hội. Trong tinh thần đó, những ai thật sự âu lo cho vận nước phải mạnh dạn đứng lên vận động, tham gia, yểm trợ các cuộc xuống đường nhằm phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải và tấn công các tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của Việt Nam.
Ở trong nước, những cuộc xuống đường cần phải được thực hiện hằng tuần, ở nhiều địa phương hơn, và với nhiều thành phần quần chúng hơn nữa. Những cuộc xuống đường không hẳn chỉ tổ chức tuần hành ở thủ đô hay các thành phố lớn, mà cần phải được thực hiện ở bất cứ nơi nào có điều kiện khả thi, bằng bất cứ quy mô hay hình thức nào có thể thực hiện được. Ở hải ngoại, những cuộc biểu tình trước các Tòa Đại sứ và Tổng Lãnh sự của Trung Cộng là một hậu thuẫn cần thiết để tố cáo với thế giới về hành động xâm lấn đang diễn ra ở biển Đông.
Nếu cả nước đều đứng lên chống Bắc Kinh bằng cách đồng loạt xuống đường biểu tình hàng tuần, đặc biệt là ở trước khuôn viên các công trình, hãng xưởng, công ty của Trung Quốc, và đồng lòng ngưng ngay việc tiêu thụ các hàng hóa của họ, thì chắc chắn nhà cầm quyền Bắc Kinh phải cân nhắc lại vấn đề xâm lấn lãnh hải Việt Nam.
Biểu dương ý chí chống xâm lăng là điều thật cần thiết song vẫn chưa đủ. Sức mạnh quần chúng cần phải được vận dụng như là một vũ khí để áp lực Trung Quốc phải có sự nhượng bộ tương xứng, và buộc những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam phải có một thái độ, hành động đối phó với biến động này một cách thích đáng, hiệu quả.
Đối với nhà nước đương quyền.
Biến động biển Đông là một thử thách to lớn, đặt nhà nước Việt Nam (NNVN) vào một vị trí phải chọn lựa dứt khoát: Quyền lợi của Tổ quốc, hay của đảng Cộng sản cầm quyền?
Tất nhiên, ai cũng hiểu là chúng ta không thể ngu xuẩn để gây chiến tranh trước với Trung Cộng, nhưng không có nghĩa vì vậy mà Việt Nam phải giữ một thái độ thụ động, nhu nhược. Việt Nam có quyền phản ứng và tự vệ một cách tương xứng.
Với cương vị chính phủ, những người cầm quyền lãnh đạo phải thay đổi ngay chiến lược chống Trung Quốc xâm lấn, từ 'ôn hòa bị động' thành 'quyết tâm chủ động'; và cần phải thực hiện nhanh chóng 4 việc khẩn thiết sau:
· Thứ nhất, chính thức cởi trói báo chí, truyền thông để các cơ quan này có điều kiện thực thi chức năng vận động, điều hướng quần chúng cùng đứng lên phản đối quyết liệt nhà cầm quyền Bắc Kinh để tạo áp lực cụ thể;
· Thứ hai, trả tự do ngay cho những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm phi lý vì các nỗ lực lên tiếng chống ngoại xâm, để khẳng định một thái độ đấu tranh chung giữa phía cầm quyền và những người yêu nước;
· Thứ ba, phối trí lực lượng Hải quân đều khắp trên toàn lãnh hải Việt Nam để chứng tỏ chủ quyền đất nước, cùng lúc bao vây vùng biển có giàn khoan Haiyan-981, biến thế Thủ thành thế Công;
· Thứ tư, nếu Trung Cộng không nhượng bộ mà còn tiếp tục hung hăng thì NNVN phải có các biện pháp tạo áp lực thật mạnh là: 1. buộc tất cả Hoa kiều đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam phải về nước ngay; 2. ngưng ngay hoạt động tất cả công trình xây dựng và hoạt động kinh tế của các công ty gốc Trung Quốc; 3. trục xuất ngay các nhân viên ngoại giao cao cấp của Trung Quốc.
Tất nhiên thực hiện những việc này có thể gây khó khăn ngoại giao và kinh tế tạm thời cho nước ta song đó là những biện pháp trả đũa mang tính chủ động và nằm trong thẩm quyền của NNVN. Những biện pháp này cần duy trì tạm thời cho đến khi nhà cầm quyền Bắc Kinh nhượng bộ thực sự. Thế giới vẫn dùng biện pháp này để gây áp lực cho nước nào đó có vấn đề với nước họ, vì nó vừa ôn hòa vừa có ảnh hưởng trực tiếp ngay.
Chiến tranh bom đạn thì không nên song gây áp lực qua biện pháp tạm ngưng hoạt động du lịch, kinh tế, ngoại giao là điều cần thiết và khả thi. Cần khẳng định ngay: Mọi hành động ngược đãi, bạo động gây thương vong nhân mạng hay gây tổn thất vật chất dù lớn hay nhỏ cho công dân Trung Quốc đang ở VN là điều phải tuyệt đối tránh để không gây ra diễn biến phức tạp, bất lợi sau đó. Vì tham vọng bá quyền và cũng vì thể diện, Trung Cộng sẽ không dễ dàng bỏ cuộc hay nhượng bộ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu như họ gặp những phản kháng mạnh mẽ có ảnh hưởng bất lợi to lớn thì họ có thể sẽ thay đổi chính sách.
Mặt khác, chúng ta chống lại chính sách bành trướng của nhà cầm quyền CS ở Trung Hoa chứ không nên xem tất cả người Hoa là kẻ thù.
Đối với phía quốc tế, nhà nước Việt Nam phải thực sự liên kết với các nước đồng cảnh ngộ, xây dựng một chiến lược chung bảo vệ lãnh hải mỗi nước, và chia sẻ trách nhiệm đối phó với các hành động xâm lấn. Cùng lúc, NNVN phải bằng mọi cách thương lượng và vận động cho bằng được sự đồng thuận ủng hộ của thế giới. Việt Nam ta không cần dựa hẳn về một siêu cường nào để đối phó với một siêu cường khác, song có thể vận dụng nhu cầu chiến lược và quyền lợi lâu dài của họ với nước ta để tạo áp lực và các ràng buộc trách nhiệm cần có. Nhật bản và Phi Luật Tân đã khéo léo và thành công trong việc 'mượn sức người bảo vệ ta', Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quý báu này.
Hoa Kỳ không bao giờ muốn Việt Nam lệ thuộc Trung Cộng, và ngược lại, Trung Cộng cũng không muốn Việt Nam hoàn toàn nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Mâu thuẫn quyền lợi của hai siêu cường hàng đầu là một lợi thế chiến lược của Việt Nam. Chúng ta có thể vận dụng nhu cầu chiến lược của hai siêu cường này để tạo dựng một vị thế thuận lợi cho đất nước, cụ thể nhất là tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề biến động biển Đông mà cả hai nước lớn này đều nhận thấy có được quyền lợi cao nhất.
Vận động thiết lập tương quan quyền lợi đa phương là con đường thích hợp và khả thi cho nước ta trong vấn đề Biển Đông.
Thái độ chung cần có
Có thể nói, nguy cơ mất nước đang là một cơ hội để hòa đồng và đoàn kết dân tộc để tạo dựng một sức mạnh cần có cho công cuộc đấu tranh bảo toàn lãnh hải và chủ quyền đất nước.
Có phải chăng đã đến lúc để quyền lợi của Tổ quốc trở thành mẫu số chung để người Việt ở trong và ngoài nước có thể đồng thuận sát cánh với nhau trong một trận tuyến chung vì chủ quyền đất nước, và vì tương lai của dân tộc. Vì vận mệnh của đất nước, sự khác biệt về chính kiến có thể được tạm thời gác lại để tạo điều kiện xây dựng nhanh chóng một tiếng nói chung, một sức mạnh chung để bảo toàn lãnh hải quốc gia. Tuy nhiên, vì tương lai của dân tộc, nhu cầu chấm dứt nạn độc tài, tham ô và bất công vẫn tiếp tục tồn tại cho đến khi nước ta thực sự có độc lập, hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ.
Đã đến lúc để đảng CSVN gác lại các toan tính duy trì quyền lực và ưu tiên cho nỗ lực đoàn kết dân tộc để cùng nhau hợp sức chống xâm lăng. Đứng về phía dân tộc thì đảng CSVN phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát. Ngược lại, nếu tiếp tục lừng khừng, yếu hèn trước quân xâm lược thì đảng CSVN đã tự chọn vị trí là những kẻ nội thù. Thái độ dứt khoát cho vấn đề biến động biển Đông là một sự chọn lựa lịch sử song sự lựa chọn khẩn thiết nhất là lập tức trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân.
Chúng ta chân thành cảm ơn những người yêu nước đã anh dũng dấn thân xây dựng phong trào đấu tranh vì chủ quyền đất nước, và những chiến sĩ đang hằng ngày giờ đối đầu với hiểm nguy để ngăn chận làn sóng xâm lăng của Bắc phương trên lãnh hải nước nhà.
Nguyễn Công Bằng, Việt Nam 14/05/2014
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment