Search This Blog

Hoi Nghi Dien Hong

Wednesday 28 May 2014

TIN BIỂN ĐÔNG

   Trung Quốc dời giàn khoan khỏi vị trí cũ 23 hải lý

 Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đang minh họa vị trí dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981
 Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư đang minh họa vị trí dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981
nguồn Dân Trí online


Báo chí trong nước hôm qua loan tin rằng Dàn khoan HD 981 của Trung quốc rời vị trí cũ theo hướng đông bắc để hạ đặt tại 1 vị trí mới cách chổ cũ 23 hải lý.
Vị trí mới này được biết là cách đảo Lý Sơn 150 hải lý.


Ông Lê Hải Bình, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt nam nói rằng vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm trong vùng thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt nam.
Công ty Trung quốc thực hiện việc vận hành giàn khoan cho biết là đã thu được những dữ liệu địa lý quan trọng nhưng không nói rõ chi tiết.
Tại vị trí mới, các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt nam tiếp tục đối đầu với các tàu bảo vệ giàn khoan của phía Trung quốc. Tin từ phía Việt nam cho hay là sáng nay tàu Trung quốc đã sử dụng vòi rồng để tấn công các tàu Việt Nam. Theo báo mạng Vietnamet thì một tàu kiểm ngư Việt nam bị hư
hại nhẹ

Xin nhắc lại liên quan đến căng thẳng biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung quốc, 1 tàu cá Việt nam đã bị đâm chìm vào ngày 26/5, và 1 ngư dân đảo Lý Sơn đã bị thiệt mạng tại khu vực vịnh Bắc bộ trong một vụ đâm tàu khác vào ngày 24/5.
<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/Wp8LrDXzxpA?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
 http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cn-disp-oil-ring-05282014085050.html

 Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

southchinasea-622.jpg
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, đang gây ra nhiều căng thẳng về an ninh trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, nơi bao gồm cả các quyền lợi của Mỹ.
 
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại học viện quân sự West Point  ngày hôm qua, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng của họ.
Ông Obama nói: “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ”.
Tuy nhiên Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh là cần phải cẩn trọng khi sử dụng vũ lực. Ông còn cho rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ luôn mạnh hơn khi nước Mỹ làm gương đi đầu.
Theo Tổng thống Barack Obama thì Hoa Kỳ không thể giải quyết được vấn đề tại Biển Đông khi mà từ chối không phê chuẩn Công ước về luật biển.
Hiện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn công ước này.
Xin nhắc lại rằng khi bắt đầu cuộc khủng hoảng giàn khoan của Trung Quốc trong thềm lục địa Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã gọi hành động của Trung Quốc là khiêu khích.

Nghị quyết về Biển Đông

Cùng với hành pháp Mỹ, các nhà lập pháp tại Thượng viện Hoa Kỳ cũng tỏ ra bất bình trước các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin hiện đang dẫn đầu một phái đoàn các nghị sỹ Mỹ thăm Việt Nam nói rằng hành động đơn phương nguy hiểm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Đây là phát biểu được ông Benjamin Cardin đưa ra trong cuộc họp báo hồi chiều nay tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, liên quan đến việc tàu cá Việt Nam lại vừa bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông.



Video: Tàu Trung Quốc lại đâm chìm tàu cá Việt Nam
Thượng nghĩ sĩ Benjamin Cardin cũng nói rằng ông có theo dõi việc di chuyển dàn khoan của Trung Quốc và vị trí mới của giàn khoan vẫn còn nằm trong thềm lục địa Việt nam.
Ông tiết lộ là Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ mà trong đó ông là Chủ tịch Tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương, đang cân nhắc việc ra một nghị quyết về tình hình hiện nay ở Biển Đông.
Ông nói thêm là sau chuyến làm việc ở Việt Nam, khi sang Singapore tham dự diễn đàn an ninh khu vực mang tên Shangrila, ông sẽ đưa sự việc giàn khoan Trung Quốc ra trước diễn đàn này.
Được biết là trước cuộc họp báo ông Benjamin Cardin có buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và trong buổi gặp này Thủ tướng Viêt Nam có đề nghị phía Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn về hành động bất hợp pháp của Trung Quốc. 
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obama-warns-agression-in-scs-05282014131009.html

 

  Tổng thống Obama: Thế giới dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ

Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
CỠ CHỮ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chủ nghĩa cô lập của Hoa Kỳ không phải là một giải pháp, nhưng không phải vấn đề nào cũng có giải pháp quân sự.

Nhân bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ hôm nay, ông Obama đã trình bày quan điểm về chính sách đối ngoại trong những năm cuối tại chức của ông.

Ông nói khủng bố vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ, và ông kêu gọi hợp tac với các nước mà các mạng lưới khủng bố tìm cách bắt rễ. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không bao giờ nên xin phép bảo vệ cho nhân dân hay tổ quốc của mình, nhưng khi các vấn đề gây quan tâm toàn cầu gặp nguy cơ mà không đề ra mối đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ, thì “ngưỡng hành động quân sự phải được đặt cao hơn.”

Tổng thống nói: “Trong các tình huống đó, chúng ta không nên làm một mình. Thay vì thế, chúng ta phải huy động các đồng minh và đối tác để có hành động tập thể. Chúng ta phải mở rộng các công cụ của chúng ta để bao gồm ngoại giao và phát triển; chế tài và cô lập; kêu gọi luật pháp quốc tế - và - chỉ nếu cần, và hữu hiệu, hành động quân sự đa phương. Trong các tình huống như thế, chúng ta phải hợp tác với các nước khác bởi vì hành động tập thể trong các tình huống này có phần chắc đạt được hiệu quả hơn.”

Ông Obama đề nghị một ngân khoản 5 tỷ đôla để giúp các nước chống khủng bố và mở rộng việc tài trợ cho tình báo Bộ Quốc phòng, kiểm soát, tình báo, hoạt động đặc biệt và các sinh hoạt khác.

Tổng thống nói Hoa Kỳ hiếm khi mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới. Ông nói công tác của Hoa Kỳ qua các tổ chức quốc tế từ NATO cho đến Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đã chứng tỏ nhiều lần rằng Hoa Kỳ là “quốc gia duy nhất không thể không có được.”

Bài phát biểu được đưa ra vào lúc ông Obama bị chỉ trích từ phía các chuyên gia về chính sách đối ngoại vì những cách đáp ứng của ông đối với những vấn đề từ cuộc nội chiến ở Syria cho đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Tổng thống cam kết tăng cường các nỗ lực hỗ trợ cho các lân quốc của Syria như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, cũng như hợp tác với Quốc hội để tăng cường hỗ trợ cho “những người thuộc phe đối lập ở Syria đem lại sự lựa chọn tốt đẹp nhất thay thế cho các phần tử khủng bố và một nhà độc tài tàn bạo.”

Về vấn đề Ukraine, ông Obama nói khả năng của Hoa Kỳ hình thành công luận quốc tế đã mau chóng góp phần cô lập hóa nước Nga.

Ông giải thích: “Nhờ sự lãnh đạo của Mỹ, thế giới lập tức lên án các hành động của Nga. Châu Âu và khối G-7 đã cùng với chúng ta áp đặt các biện pháp chế tài. NATO củng cố cam kết của chúnt ta với các đồng minh Ðông Âu. Các thanh sát viên OSCE khiến thế giới chú mục vào những nơi bất ổn ở Ukraine, và sự huy động công luận thế giới này và các cơ chế quốc tế có tác dụng như một đối trọng với tuyên truyền của Nga, và quân đội Nga ở biên giới cùng các dân quân vũ trang đeo mặt nạ trượt truyết." 
 TT Obama: Không nên làm ngơ ‘hành động gây hấn’ ở Biển Đông
Tổng thống Obama phát biểu tại trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
Tổng thống Obama phát biểu tại trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
CỠ CHỮ
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư cảnh báo rằng Mỹ sẵn sàng đáp trả "hành động gây hấn" của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên biển, nhưng nói rằng Washington nên làm gương bằng việc phê chuẩn một hiệp ước quan trọng.

Trong một bài phát biểu đề cập nhiều vấn đề chính sách đối ngoại tại học viện quân sự West Point, Tổng thống Obama nói rằng Mỹ cần phải dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội Mỹ phải chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng.

"Hành động gây hấn trong khu vực mà không bị kiểm soát - cho dù ở miền nam Ukraine hay biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta, và có thể lôi cuốn quân đội chúng ta can dự," ông Obama nói.

Tuy nhiên, ông Obama nhấn mạnh cảnh báo về bất kỳ quyết định sử dụng vũ lực nào. "Ảnh hưởng của Mỹ luôn mạnh hơn khi chúng ta đi đầu làm gương," ông nói.

"Chúng ta không thể cố gắng giải quyết những vấn đề ở Biển Nam Trung Hoa khi chúng ta không chịu đảm bảo rằng Công ước về Luật Biển được phê chuẩn, dù thực tế là các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của chúng ta nói rằng hiệp ước đó giúp thăng tiến an ninh quốc gia của chúng ta," ông Obama nói, không nêu đích danh Trung Quốc khi ông phát biểu ngoài câu chữ chuẩn bị sẵn trong bài phát biểu.

"Đó không phải là sự lãnh đạo, đó là sự thoái lui. Đó không phải là sức mạnh. Đó là sự yếu kém," ông Obama nói.

Những thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đối thủ đã từ chối phê chuẩn hiệp ước, nói rằng công ước của Liên Hiệp Quốc sẽ làm mất hiệu lực chủ quyền của Mỹ.

Gần đây căng thẳng đã dâng cao giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải. Việt Nam hôm thứ Ba cáo buộc Bắc Kinh đâm chìm một tàu đánh cá của mình ở Biển Đông.
 http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-khong-nen-lam-ngo-hanh-dong-gay-han-o-bien-dong/1924761.html
 Mỹ, Nhật lên tiếng sau vụ đâm tàu
Cập nhật: 06:23 GMT - thứ tư, 28 tháng 5, 2014


Giới quan sát lo ngại những vụ xung đột liên tục sẽ dẫn đến thiệt hại về nhân mạng

Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại sau vụ va chạm gần giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp khiến một tàu cá của Việt Nam bị chìm.
Đài truyền hình Nhật NTDTV dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói: "Chúng tôi thấy việc tàu cá Việt Nam có thể bị nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây và đâm chìm là điều báo động."
"Những việc như thế này xảy ra ngay cả khi tàu hải giám của Trung Quốc đang có mặt trong khu vực không phải là một tín hiệu tốt cho tương lai," ông nói với các phóng viên.
"Có lẽ bạn thực sự phải đặt câu hỏi rằng vì sao một chiếc tàu cá, với nhiệm vụ đơn giản là đánh bắt cá, lại đâm một tàu khác như vậy."
"Thật không thể tin nổi."
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cũng được NTDTV dẫn lời nói:
"Bất chấp việc nhiều nước đã yêu cầu Trung Quốc phải tránh có những hành động đơn phương, nước này vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục hoạt động khoan thăm dò."
"Tôi cho rằng đây là một quyết định rất đáng tiếc."
"Có lẽ bạn thực sự phải đặt câu hỏi rằng vì sao một chiếc tàu cá, với nhiệm vụ đơn giản là đánh bắt cá, lại đâm một tàu khác như vậy."
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera
Còn hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Suga nói rằng việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là 'một hành động vô cùng nguy hiểm'.
"Điều quan trọng lúc này là các bên liên quan phải tránh có các hành động đơn phương và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh, theo đúng luật pháp quốc tế," ông nói thêm.

Hoa Kỳ thận trọng

Phía Hoa Kỳ tỏ ra thận trọng hơn trước sự việc xảy ra hôm 26/5.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki được hãng thông tấn AP dẫn lời trong buổi họp báo thường nhật hôm 27/5 cho biết Hoa Kỳ chưa thể kiểm chứng độc lập về thông tin một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm.


Công ty dầu khí Trung Quốc hôm 27/5 thông báo đã hoàn thành giai đoạn khoan đầu tiên

Tuy nhiên bà cũng bày tỏ quan ngại trước "những hành động nguy hiểm và sự khiêu khích của các tàu Trung Quốc đang hoạt động trong khu vực tranh chấp."
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và thực hiện các bước nhằm tháo gỡ căng thẳng", bà nói thêm.
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam dẫn lời một thượng nghị sĩ Mỹ nói việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam là hành động “cực kỳ nguy hiểm, đơn phương của Trung Quốc”.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin thuộc Đảng Cộng hòa đang thăm Việt Nam và tổ chức họp báo hôm 28/5.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật lời nói của ông Cardin: “Riêng về việc Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam, đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, đơn phương của Trung Quốc.
Vụ việc này xảy ra cách giàn khoan nhiều dặm. Đó là hành vi nguy hiểm không thể chấp nhận được, gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng. Cần phải làm sao xuống thang tình hình.”
Phát biểu trong chuyến thăm một căn cứ hải quân hôm 27/5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III nói nước của ông đang tiếp tục quan sát diễn biến xung đột hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Chúng tôi đang cố gắng rút ra bài học đúng cho mình."
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
"Chúng tôi đang cố gắng rút ra bài học đúng cho mình," ông được hãng thông tấn AP dẫn lời nói.
"Quân đội, lực lượng tuần duyên và các cơ quan khác của chúng tôi đã xem xét những kịch bản có khả năng để có những phản ứng phù hợp".
Trước đó, hôm 26/5, Việt Nam tố cáo tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Đà Nẵng ở khu vực Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981, cách giàn khoan này 17 hải lý.
Trong khi đó, ngày 27/5, Tân Hoa Xã xác nhận tàu cá Việt Nam bị chìm, nhưng nói vụ việc xảy ra vì tàu Việt Nam "tiến hành quấy nhiễu và đâm va tàu cá của thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam”.
"Các ngư dân trên tàu đã được cứu kịp thời," Tân Hoa Xã nói.
Tân Hoa Xã cáo buộc từ ngày 2/5, Việt Nam "nhiều lần cử các loại tàu tiến hành quấy nhiễu việc tác nghiệp khoan thăm dò” của công ty Trung Quốc.
Hôm 26/5, truyền thông trong nước cũng đưa tin về vụ một tàu cá từ huyện đảo Lý Sơn bị "một tàu lạ" đâm chìm khi đang đánh bắt trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ khiến thuyền trưởng Đặng Văn Giùm tử nạn, một thuyền viên mất tích.
 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng ‘hành động vô nhân đạo’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyện tại một cuộc họp báo về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở biển Đông, 7/5/14
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chuyện tại một cuộc họp báo về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở biển Đông, 7/5/14
CỠ CHỮ
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ‘chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam’ sau vụ một tàu cá Việt bị đắm hôm 26 tháng 5.

Hà Nội nói tàu của ngư dân Đà Nẵng bị đâm chìm trên ngư trường truyền thống, thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương gây tranh cãi của Trung Quốc 17 hải lý.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, ngày 27/5 yêu cầu Trung Quốc ‘tôn trọng luật quốc tế’, ‘xử lý nghiêm những người có liên quan’, tránh tái diễn hành động tương tự, và bồi thường cho ngư dân Việt.

Việt Nam cho biết đã ‘triệu đại diện đại sứ quán Trung Quốc’ để ‘trao công hàm phản đối.’

Trung Quốc quy lỗi Việt Nam gây ra sự cố. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, Tần Cương, nói tàu cá Việt cố tình xâm nhập vào khu vực giàn khoan Hải Dương của Trung Quốc, đâm vào tàu Trung Quốc và bị lật.

Người phát ngôn Lê Hải Bình của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố ‘Việt Nam kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.’

Vẫn theo lời ông Bình, ‘Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.’

Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động, rút giàn khoan và các lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ông Bình nói Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động của Trung Quốc ‘vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.’
Lên tiếng về vụ tàu cá Việt Nam bị đánh chìm, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Jen Psaki ngày 27/5 nói ‘các hành động khiêu khích phần lớn xuất phát từ phía Trung Quốc.’

Nguồn: Vietnam MOFA website

Nhật Bản can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép
CỠ CHỮ
Trung Quốc mới đây lại lên tiếng cảnh báo Nhật Bản đừng can dự vào vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh với Việt Nam ở Biển Đông và tố cáo Tokyo có âm mưu khuấy động căng thẳng ở khu vực này để đạt mục tiêu “đục nước béo cò.” Các nhà quan sát cho rằng sự can dự tích cực hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát sinh từ mối lo ngại của chính phủ ở Tokyo  về an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho sự sống còn của nền kinh tế lớn hàng thứ 3 thế giới.

Hôm thứ ba (27-5-2014), không lâu sau khi có tin tàu đánh cá Việt Nam bị tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm gần giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, hai giới chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích điều mà họ gọi là “hành động cực kỳ nguy hiểm” của Trung Quốc.

Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng “Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tới sinh mạng con người.” Ông nói thêm rằng các nước liên hệ cần phải tránh thực hiện những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng, phải tuân thủ luật pháp quốc tế, và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng cho báo chí biết rằng “vụ việc nghiêm trọng” này làm cho mọi người cảm thấy bất an. Ông cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế làm rõ những sự việc liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Phát biểu vừa kể của các giới chức ở Tokyo đã nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích của phía Trung Quốc, là nước cũng đang có vụ đối đầu gay gắt với Nhật Bản về vấn đề chủ quyền của một nhóm đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hối thúc “Nhật Bản tôn trọng sự thật và ngưng đưa ra những phát biểu vô trách nhiệm.” Ông Tần cũng lập lại tố cáo là Nhật Bản đang tìm cách khuấy động tình hình Biển Đông để đạt mục tiêu mà ông gọi là “đục nước béo cò.”

Cuộc khẩu chiến hôm thứ ba giữa Tokyo và Bắc Kinh diễn ra trong lúc Nhật Bản ra sức tăng cường các mối quan hệ với những nước vùng Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ 6, (23 tháng 5, 2014) dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển có tranh chấp với Việt Nam. Ông nói rằng “những hoạt động khoan dầu đơn phương”của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang và Nhật Bản “sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.”

Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã tặng 10 chiếc tàu tuần duyên cho Philippines và cho biết một cuộc điều đình đang được tiến hành để cung cấp một sự trợ giúp tương tự cho Việt Nam.

Ông Abe nói với tờ Wall Street Journal ông đã gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam một ngày trước đó và được thông báo là Việt Nam “muốn được cung cấp các tàu tuần duyên đó càng sớm càng tốt”. Nhà lãnh đạo Nhật cho biết ông cũng muốn gia tốc tiến trình này.

Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại đối với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, giữa lúc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự và thực hiện những hành động ngày càng hung hãn trong những vụ tranh chấp chủ quyền với các lân bang ở Á châu.

Các nhà quan sát nói rằng Nhật Bản phải dựa vào nhập khẩu để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập khẩu là được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Nhật cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Âu châu, Đông Nam Á và Úc châu được vận chuyển qua Biển Đông. Theo ước tính của các chuyên gia, trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là “tuyến đường huyết mạch” của mình và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.

Theo tường thuật của báo chí Nhật Bản và Trung Quốc, tại một cuộc hội thảo ở Tokyo hôm 22 tháng 5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản có thể xảy ra chiến tranh trong vòng 20 năm tới đây. Nhà lãnh đạo Singapore cho rằng Á châu có thể có một tương lai tốt đẹp nếu cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều muốn làm việc chung với Hoa Kỳ để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của khu vực. Ông Lý Hiển Long nói thêm rằng trong trường hợp giới lãnh đạo ở Bắc Kinh không chịu hợp tác với Nhật Bản và các nước khác trong vùng, Trung Quốc có thể xảy ra chiến tranh với Nhật Bản vì vụ tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư hay với các nước Á châu khác vì vụ tranh chấp Biển Đông dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ông Lý Hiển Long cho rằng chính vì lý do đó mà Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì sự hiện diện trong khu vực, và ông tin rằng với sự trợ giúp của Washington, Á châu có thể né tránh được nhiều phần của tương lai u ám đó.

Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản lên án vụ đâm chìm tàu Việt Nam


Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga : Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông là "một hành động cực kỳ nguy hiểm" - REUTERS /Itsuo Inouye

Thanh Phương
 
Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga : Vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông là "một hành động cực kỳ nguy hiểm" - REUTERS /Itsuo InouyeHôm qua, 27/05/2014, Bắc Kinh đã phản ứng mạnh mẽ về tuyên bố của phía Nhật Bản lên án vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông. Hôm qua, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga đã tuyên bố rằng nếu thông tin về vụ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ngày 26/05 là đúng sự thật, thì đây quả là « một hành động cực kỳ nguy hiểm ».

Ông Yoshihide Suga kêu gọi các nước có liên quan « không nên có những hành động đơn phương làm tăng thêm căng thẳng, và phải tuân thủ luật pháp quốc tế ».
Phản ứng về tuyên bố nói trên của phát ngôn viên chính phủ Nhật, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương hôm qua cho đây là những phát biểu « bất chấp sự thật, hòng đục nước béo cò, có dụng ý xấu. ». Ông yêu cầu Tokyo tôn trọng « sự thật lịch sử » về chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và chấm dứt những lời nói « vô trách nhiệm ».
Quan hệ Nhật – Trung hiện đang căng thẳng trở lại sau vụ phi cơ của hai nước suýt đụng nhau ngày 25/05 vừa qua trên không phận vùng biển Hoa Đông, nơi mà hai nước đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hai bên đã đổ lỗi cho nhau.
Trong khi đó, tờ báo Yomiuri của Nhật số ra ngày hôm nay, trích dẫn nguồn tin từ bộ Quốc phòng Nhật Bản, cho biết là nước này sẽ điều một tàu vận tải thuộc Lực lượng Phòng vệ vùng biển đến Biển Đông chở theo 140 binh lính Mỹ và Úc tham gia diễn tập cứu hộ vào tháng 6 tới với Việt Nam, Cam Bốt và Philippines.
Chiếc tàu Kunisaki sẽ đến Việt Nam ngày 06/06. Đây là lần đầu tiên tàu của Lực lượng phòng vệ vùng biển Nhật Bản tham gia vào một hoạt động như vậy.
Theo tờ Yomiuri, cuộc diễn tập cứu hộ này cũng là nhằm thể hiện tình đoàn kết của Nhật, Hoa Kỳ và Úc đối với các nước Đông Nam Á trước Trung Quốc.

Mỹ vẫn đóng vai trò « cảnh sát của thế giới » để bảo đảm hòa bình

Tổng thống Barack Obama phát biểu về chính sách đối ngoại tại West Point, trường đào tạo lục quân nổi tiếng,  tiểu bang New York, 28/05/2014.
Tổng thống Barack Obama phát biểu về chính sách đối ngoại tại West Point, trường đào tạo lục quân nổi tiếng, tiểu bang New York, 28/05/2014.
REUTERS/Kevin Lamarque

Thanh Hà
Phát biểu nhân lễ mãn khóa của trường đại học quân sự West Point của Hoa Kỳ ngày 28/05/2014, tổng thống Barack Obama trình bày về chính sách ngoại giao và quốc phòng của Mỹ. Washington lo ngại về tình hình bất ổn ở châu Âu trước những ý đồ của Nga qua khủng hoảng Ukraina. Sự hoành hành của các tổ chức khủng bố ở Trung Đông và châu Phi đòi hỏi sự cảnh giác cao của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama không đề cập đến chính sách xoay trục sang châu Á, nhưng chủ nhân Nhà Trắng cam kết bảo vệ các đồng minh mỗi khi cần thiết.

RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Trần từ Washington :


1 comment:

  1. Thông tin bạn chia sẻ thật hữu ích. cảm ơn bạn nhiều.
    Để cập nhật tin thế giới mới nhất về tình hình tranh chấp biển đông, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, chính trị thế giới, an ninh quân sự, thể thao... mời bạn ghé thăm website của mình nhé.

    keyword: tin the gioi, tin thế giớitinthegioi

    ReplyDelete